Frank Kafka (3/7/1883 – 3/6/1924, sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu ở Prague, Bohemia (nay thuộc cộng hòa Czech, viết bằng tiếng Đức. Tác phẩm của ông, nhiều tác phẩm chưa hoàn thành và phần lớn xuất bản sau khi ông mất – đã trở thành những thành tựu lớn, có tầm ảnh hưởng bậc nhất của văn học phương Tây. Các tác phẩm chính: tiểu thuyết Vụ án (1925, Lâu đài (1926, Nước Mỹ (1927và nhiều truyện ngắn. *** Tiểu thuyết kể về một người làm đạc điền đến lâu đài của bá tước West West để tìm việc là K., anh được thông báo là chuẩn bị nhận việc, và chức sắc trong vùng là Klamm còn viết thư động viên K. làm việc. Tuy có quen một số người như Barnabás, Olga, Frida, nhưng K. cũng không sao gặp được nhà chức trách để xem kết quả tuyển dụng. * K. đành phải chờ và sống mòn mỏi, kiệt sức trong cảnh lo âu chờ đợi. K. sống trong một thế giới có thực mà cứ như là ảo, anh nhìn thấy Lâu đài, nhưng không sao trực tiếp gặp được Klamm cũng như chức sắc cao nhất trong vùng. Tiểu thuyết “Lâu đài” là hình ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực quan liêu với những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con người. Thế giới của Lâu đài là thế giới của mê cung, mang sức mạnh siêu nhiên. Con đường dẫn K vào Lâu đài là một tiểu mê cung. Ngay từ đầu, K đã muốn đi vào nhưng con đường rất dài và nó không dẫn chàng đến Lâu đài. Khi đến gần, dường như cố ý, nó lại vòng sang lối khác. Nhìn từ xa, K có thể thấy Lâu đài, song chàng không thể và vĩnh viễn không bao giờ đến được Cùng với con đường, hình ảnh Lâu đài thấp thoáng hiện lên trái với logic thông thường. Lâu đài không có vẻ cổ kính, tráng lệ mà chỉ là những quần thể nhà hợp thành, không ai biết đó là Lâu đài. Có một tháp chuông nhưng không thể nhận ra đó là tháp chuông ở nhà thờ hay của nhà ở. Con quạ xuất hiện báo hiệu sự chết chóc. Đó là quan sát từ xa. Còn nhìn gần, “Lâu đài này trong thực tế chỉ là một thị trấn thảm hại”. Tiếng chuông nghe ma quái “Đổ từng hồi trầm ấm vang lên một cách vui vẻ, tiếng chuông như đe dọa vì nó cũng vang lên đau đớn”. Sau đó là những tiếng chuông yếu ớt vang lên “lay lắt”. Bộ máy hành chính của Lâu đài cũng là một thứ mê cung. Lâu đài thông qua những mắt xích vô tận các viên chức, thư ký, liên lạc đều nhằm đích là chống lại K. Ngẫu nhiên, Lâu đài viết thư nhận K làm đạc điền, rồi có thư khen thưởng K về công việc tuy thật ra K chưa hề biết công việc đạc điền. Qua những cuộc tiếp xúc của K với nhân viên Lâu đài, ta thấy K bị lừa. Viên trưởng thôn đã nói trắng ra: “Những cuộc tiếp xúc ấy chỉ là giả tạo, nhưng vì thiếu hiểu biết ông lại tưởng thật”. K chỉ còn biết tìm đến chánh thanh tra Klamm để tìm hiểu thực hư. Song, Klamm là một chánh thanh tra quan liêu, không thèm nói chuyện với bất cứ ai trong làng, chưa một ai thật sự biết mặt y, bởi Klamm luôn thay đổi hình dạng, bí hiểm. Vì vậy, K cố biết sự thật về Lâu đài, nhưng càng theo đuổi mục đích này, anh lại càng xa nó hơn. Lâu đài là một mê cung của thế giới hành chính quyền lực vô hình. Nó cũng giống như mê cung luật pháp trong Vụ án: không thể tiếp cận, không thể tìm gặp, nó tồn tại trong cụ thể; khắp mọi nơi đều có nó mà vẫn như không có nó.*** Khi K. đến nơi thì đêm đã khuya. Ngôi làng yên nghỉ dưới lớp tuyết dày. Sương mù và bóng tối bao phủ, không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành lũy và tòa Lâu đài lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất. K. đứng hồi lâu trên chiếc cầu gỗ dẫn từ đường quốc lộ vào làng và nhìn vào khoảng không. Sau đó chàng đi tìm nơi nghỉ. Trong quán trọ người ta vẫn còn thức. Không có phòng cho thuê, nhưng ông khách đến muộn này đã làm cho người chủ quán bị bất ngờ và bối rối, anh ta đề nghị K. ngủ trên đệm rơm trong quầy uống. K. đã đồng ý. Một vài người nông dân vẫn còn ngồi lom khom bên cốc bia, nhưng chàng không muốn bắt chuyện với ai cả. Chàng mang đệm rơm xuống nằm cạnh lò sưởi. Quán trọ ấm áp, những người nông dân ngồi im lặng. K. quan sát họ một lúc bằng đôi mắt mệt mỏi rồi chàng ngủ thiếp đi. Nhưng chẳng mấy chốc người ta đã đánh thức chàng dậy. Một gã trẻ tuổi mặc quần áo như người thành phố, có khuôn mặt nghệ sĩ, – mắt ti hí, lông mày rậm, – đang đứng bên chàng cùng với chủ quán. Những người nông dân vẫn chưa về, một số quay ghế lại để nhìn và nghe cho rõ hơn. Gã trẻ tuổi xin lỗi K. một cách lịch sự vì đã đánh thức chàng dậy rồi tự giới thiệu mình là con trai quan phòng thành. Gã nói: – Cái làng này là của Lâu đài, ai sống hoặc nghỉ đêm ở đây cũng đều như là sông hoặc nghỉ đêm trong Lâu đài. phải được phép của bá tước. Ngài không có giấy tờ gì, chí ít thì ngài đã không cho chúng tôi xem. K. chống hai tay ngồi dậy, vuốt lại tóc, nhìn mọi người, hỏi: – Tôi lạc vào làng nào thế này? Chẳng lẽ ở đây có Lâu đài à? – Có chớ! – gã trẻ tuổi kiên nhẫn trả lời, và K. thấy một vài người lắc đầu. – Lâu đài của bá tước West West. – Phải có giấy phép thì mới được nghỉ đêm tại đây à? – K. hỏi như thể muốn tin chắc điều mình vừa nghe là không phải ở trong mơ. – Phải có giấy phép. – có tiếng đáp, và như để cợt nhạo K., gã trẻ tuổi dang cánh tay về phía chủ quán và những người khách: – Hay là không cần giấy phép nhỉ? – Vậy thì tôi đi xin phép. – K. vừa ngáp vừa nói, rồi hất chiếc chăn khỏi người như thể chàng muốn ngồi dậy.