TRONG cuộc tiến hóa gần đây của xã-hội Việt. Nam nhằm giai đoạn tiếp xúc với văn minh Tây phương theo ý tôi có hai khoảng thời gian có thể ghi làm mốc chuyển hướng : Đó là những năm 1930 và 1940.
Từ năm 1930, chúng ta đang ở giai đoạn giao thời cũ chuyển sang mới. Tất cả những tập quán cổ kính, một hệ thống suy nghĩ ngàn xưa cần qua một cuộc thử thách ghê gớm, trước nền văn minh khoa học Tây phương đang làm bá chủ hoàn cầu. Đề rồi tới năm 1940, bắt đầu cuộc đại chiến thế giới thứ hai, xã hội ta bị xáo trộn đến cội rễ. Trong thôn xóm đồng quê, không còn cảnh thơ mộng của những ngày đình đám mở hội từng bừng giữa một trời xuân trong sáng.
Người cầm bút không khỏi sao xuyến trước những cảnh biến đổi của sự vật thân yêu. Trong cuốn sách KỶ. VÃNG đây bạn Toan-Ánh đã trở lại vấn đề lịch sử giao thời khoảng năm 1930 mà chúng ta đã từng thắc mắc suy nghĩ vì rất có thể đã là nạn nhân.
Về vấn đề này, cho tới nay đã rất có nhiều nhà vặn viết nên truyện ngắn dài. Có bạn bảo nên nhất loạt tồn cổ, có bạn cho rằng phải hoàn toàn theo mới. Bạn Toan-Anh thị theo đạo trung dung chủ trương theo mới cái gì đáng theo và giữ cô cái gì đáng ghi là dân tộc tính. Đó thực ra cũng phù hợp với ý nghĩ của hai chữ tiến bộ, bước đi lên. Chúng ta chận trước tiến một bước thì đồng thời nhất định phải đặt cả trọng lượng của thân ta vào chân sau. Chân trước là hình ảnh của văn minh, chân sau là hình ảnh của tập quán. Có ai lại có thể đi bằng một chân bao giờ.
Có điều là như trên tôi đã nói, giao thời vốn là giai đoạn chuyển hướng quyết liệt thì trong họn chúng ta tất cũng đã như máy vai chính trong KÝ.VÃNG từng là nạn nhân. Nạn nhân do bỗn phận thiêng liêng. Đề rồi anh rứt áo ra đi theo tiếng gọi của tô quốc và chị chịu phận cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Cả hai người đều đau khổ để quên mối tinh riêng và hy sinh hạnh phúc của đôi lứa.
Câu truyện như vậy đã đượm mầu đạo lý cổ kính. Đông-Phương, đáng để mọi người đọc ; nhất là sách lại được trình bày bằng một lối hành văn giản dị, đễ hiểu, không cầu kỳ, rất đại chúng. Và kết thúc bằng những vần thơ đẹp :
Yêu nhau chi cho lỏng thêm bận
Gieo cho nhau mối hận không cùng ?
Biết nhau là chuốc não nùng
Yêu nhau là đề cho lỏng đắng cay.
Xưa nay mọi công cuộc muốn đạt phải gồm những thuận tiện của cả ba yếu tố cổ điền : thiên-thời, địa lợi và nhân hòa. KÝ VÃNG của Toan-Anh về thiên thời, đã được hoàn thành giữa lúc thiên hạ đang mắc bệnh cúm. về địa lợi thì lại xuất bản tại một giải đất sau cuộc lịch sử phân chia. Còn về nhân hòa thi đề rao bán bạn đã phải quảng cáo như mọi hàng hóa trên những báo hàng ngày.
Vậy thì KÝ VÃNG giờ đây tung ra như những tiếng gọi cấp bách của đạo lý chẳng phải là điều chúng ta mong mỏi và là sự kiện chúng ta cầu cho đắc thắng ru!
Sài gòn ngày 8 tháng 7 năm 1957