Gốm sứ là sản phẩm của công nghệ gốm sứ, một công nghệ xưa nhất của con người. Cho tới ngày nay, bên cạnh công nghệ gốm hiện đại, vẫn tồn tại quá trình sản xuất gốm sứ thủ công. Bên cạnh một ngành khoa học luôn tạo nên những vật liệu hiện đại, vẫn tồn tại quan điểm xem gốm sứ chỉ như là quá trình sản xuất các sản phẩm đất nung, gốm thô, gốm mỹ nghệ… Gốm sứ là ngành công nghệ, mà quá trình công nghệ hiện đại nhất vẫn song hành cùng những quá trình sản xuất cổ xưa nhất.
Kiến thức về khoa học công nghệ, khoa học vật liệu ngày càng sâu sắc, làm tăng tốc quá trình phát triển công nghệ gốm, tạo nên những sản phẩm hoàn toàn mới.
Khoa học về vật liệu gốm sứ trước hết nhằm nghiên cứu xác định thành phần pha của vật liệu, giải thích và làm sáng tỏ những quá trình biến đối của chúng, từ đó xác định điều kiện công nghệ thích hợp, tạo nên những vật liệu mới có hình dạng xác định, thành phần pha và những tinh chất được dự báo trước. Nghiên cứu cấu trúc vi mô của vật liệu đang là xu hướng của quá trình tạo nên những vật liệu mới. Những biến đổi về công nghệ cũng dựa trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về cấu trúc vi mô của vật liệu và ngược lại, ch những công nghệ phù hợp mới tạo nên những sản phẩm có cấu trúc và tính năng cần thiết. Công nghệ vật liệu mới sẽ dẫn tới việc sử dụng nguyên liệu tổng hợp, những thiết bị điều khiển nghiên ngặt các thông số công nghệ.
KỸ THUẬT SẢN XUẤT VẬT LIỆU GỐM SỨ được biên soạn theo chương trình đào tạo sinh viên chính quy ngành Silicat, Khoa Công nghệ Vật liệu.
Để hiểu rõ nội dung trình bày trong tài liệu, sinh viên cần nắm tững các môn học trước gồm: “Hóa lý Silicat; Quá trình và thiết b công nghệ Silicat và Hóa học chất rắn”.
Nội dung cuốn sách gồm phần mở đầu và ba phần chính: Thần mở đầu trình bày khái niệm về vật liệu gốm sứ và những cơ sở khoa học của nhóm vật liệu này.
Phần 1: Nguyên liệu cho vật liệu gốm sứ (chương 1)
Phần 2: Kỹ thuật cơ sở (chương 2 và 3)
Phần 3: Các sản phẩm gốm sứ (chương 4 đến 8).
Qua quá trình giảng dạy, tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp trao đổi của các đồng nghiệp cũng như của sinh viên về nội dung cuốn sách. Sau mỗi lần tái bản, cuốn sách đã được sửa chữa và bổ sung nhiều kiến thức mới. Mặc dù vậy, những thiếu sót là không thể tránh khỏi, rất mong sự đóng góp tiếp tục của người đọc. Người biên soạn xin trân trọng cảm ơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: PGS.TS Đỗ Quang Minh, Bộ môn Silicat, Khoa Công nghệ Vật liệu, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10.
Điện thoại: 083 8.650.271
Tác gi PGS.TS Đỗ Quang Minh
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com