Cuốn sách là dự báo có một không hai của Alan Greenspan về bản chất của thế giới mới (thế giới sau sự kiện 11/9/2001), được chắt lọc từ những trải nghiệm của chính tác giả khi làm việc trên cương vị chỉ huy nền kinh tế toàn cầu, trong thời gian dài và với ảnh hưởng lớn hơn bất cứ nhân vật còn sống nào.
Mở đầu bằng câu chuyện của buổi sáng 11/9/2001, sau đó là những dòng hồi tưởng lại thời thơ ấu, nối tiếp là hành trình cuộc đời đầy dấu ấn của ông trong suốt 18 năm là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (1987-2006), một giai đoạn diễn ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt mà các bạn sẽ được biết đến trong cuốn sách này.
Ngay sau sự kiện 11/9/2001, trong năm thứ 14 trên cương vị Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang, Alan Greenspan đã tham gia vào một nỗ lực tập thể rất thầm lặng nhằm bảo đảm cho nước Mỹ không rơi vào sự sụp đổ kinh tế, kéo theo sự khủng hoảng của cả thế giới. Chúng ta có lý do để lo sợ về kịch bản tồi tệ nhất: sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào tháng 10/1987, cuộc khủng hoảng thực sự đầu tiên trong thời gian ông giữ cương vị Chủ tịch Fed, diễn ra chỉ vài tuần sau khi ông nhậm chức, đã đẩy nước Mỹ tới gần sử đóng băng hệ thống tài chính và gây ra hoảng loạn thực sự về tài chính. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất đối với nền kinh tế sau sự kiện 11/9 là… đã không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra. Nguy cơ gây ra một cú sốc lớn đối với hệ thống tài chính đã bị hấp thụ nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Ông nghĩ đúng là chúng ta đang sống trong một thế giới mới, không phải vừa mới xảy ra nhưng cũng chưa kết thúc.
Cuốn sách Kỷ nguyên hỗn loạn là dự báo có một không hai của Alan Greespan về bản chất của thế giới mới này, được chắt lọc từ những trải nghiệm của chính ông khi làm việc trên cương vị chỉ huy nền kinh tế toàn cầu, trong thời gian dài, và với ảnh hưởng lớn hơn bất cứ nhân vật còn sống nào. Ông bắt đầu câu chuyện từ buổi sáng 11/9/2001, sau đó hồi tưởng lại thời thơ ấu và đưa người đọc theo hành trình cuộc đời đầy dấu ấn của ông trong hơn 18 năm là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (1987 – 2006) một giai đoạn diễn ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt.
Alan Greenspan kể lại câu chuyện cuộc đời ông với ý nghĩ ban đầu là phải trung hực với một giai đoạn lịch sử đáng nhớ mà ông đã trải nghiệm và đóng một vai trò quan trọng. Nhưng một mục tiêu nữa của ông là dẫn dắt người đọc đi theo con đường học hỏi mà ông đã trải qua, qua đó làm cho người đọc nắm bắt được những đánh giá của ông về động lực chủ yếu chi phối các sự kiện thế giới. Trong phần thứ hai của cuốn sách, sau khi đưa chúng ta trở về thế giới thực tại và trang bị cho chúng ta các khái niệm để tiếp tục đi theo phân tích của ông, Tiến sỹ Greenspan bắt đầu một chuyến hành trình tới tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Ông đưa ra những nguyên tắc chung của tăng trưởng kinh tế, đào sâu các sự kiện cụ thể về nền tảng của các nước và khu vực chủ chốt của thế giới, đồng thời giải thích xu thế của toàn cầu hoá trong thời gian tới. Được chắt lọc từ kiến thức và trí tuệ tích luỹ cả đời người để đưa ra đánh giá xuất sắc với một thế giới quan mạch lạc, Kỹ nguyên hỗn loạn sẽ trở thành di sản trui thức cá nhân của Alan Greenspan.
Nguồn: https://nhasachmienphi.com