Thay vì nói đây là cuốn sách viết về sự tự giác thì thực tế nó lại là một câu chuyện kể về phương pháp hướng dẫn một người bình thường đổi mới cuộc sống của mình bằng tinh thần tự giác thông qua 5 chương sách – tương ứng 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức: Chương 1: Hệ thống động cơ – đổi mới tư duy Chương 2: Hệ thống hành động – hành động để tạo nên bước ngoặt Chương 3: Hệ thống thành tựu – lấy kết quả đập tan bế tắc Chương 4: Hệ thống cân bằng – cân bằng động Chương 5: Hệ thống phát triển – không ngừng phát triển Lời kết: Lời khuyên cuối cùng: hãy quên chuyện “tự giác” Những điều đặc biệt ẩn chứa trong cuốn sách Kỷ luật tự thân – 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức, làm chủ cuộc sống Có một câu nói: “Tự giác, là thói quen của người ưu tú.” Nhưng những người ưu tú không phải bẩm sinh họ đã tự giác sẵn, bản thân họ cũng phải trải qua quá trình chủ động rèn luyện tinh thần tự giác thì mới có thể từng bước hình thành nên những thói quen trong tư duy và hành vi của họ, và chính những thói quen ấy đã tạo nên sự ưu tú của họ ở hiện tại. Ở cuốn sách Kỷ luật tự thân: 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức, làm chủ cuộc sống tác giả đã sử dụng biểu đồ “Kim tự tháp Tự giác” – hay còn được gọi chung là “Năm hệ thống tự giác” để làm sườn cho toàn bộ nội dung, đồng thời kết hợp với các trường hợp “áp lực hành động” mà độc giả thường gặp nhất, nhằm đưa ra phương án giải quyết tương ứng dựa vào tinh thần tự giác. Từng hệ thống sẽ tương ứng với từng giai đoạn tự giác khác nhau, đồng thời cả hai phía sẽ thúc đẩy lẫn nhau và đưa chúng ta vào vòng tuần hoàn theo hướng tích cực của tính tự giác. Kỷ luật tự thân – cuốn sách bất kỳ ai cũng nên đọc ít nhất một lần Trong cuốn sách không chỉ có những lý luận và phương pháp uyên thâm, sâu xa, mà còn đan xen những câu chuyện có thật, những loại công cụ tự giác và mọi kiểu yêu cầu liên quan đến sự tự giác, ý nghĩa đích thực từ những công cụ ấy để dẫn dắt bạn chạy về phía mục tiêu sống của mình một cách dứt khoát hơn, vững vàng hơn và bền bỉ hơn. Tất cả các lý luận, công cụ và thành quả thực tiễn trong sách chung quy lại cũng chỉ là các “phần mềm giúp đẩy nhanh tốc độ”, “trạm tiếp tế” hay “vũ khí hành tẩu giang hồ” và mục đích chính là để giúp bạn dựa vào sứ mệnh sống để suy nghĩ sâu hơn về mục tiêu sống của mình. Chúng ta hãy cùng nhau làm phong phú cuộc sống bằng tinh thần tự giác! Rất nhiều người đều không xác định rõ động cơ cho sự tự giác của mình rốt cuộc là gì, thành ra lại sa vào cái bẫy mang tên “sự tự giác mang tính bắt ép”. Cho nên, nếu có thể thì nhất định phải dành ra một khoảng thời gian riêng tư và tìm một không gian yên tĩnh để lập ra “hiến pháp dành cho cuộc sống”, có nó rồi thì bạn mới có thể suy nghĩ về cuộc sống của mình theo một cách hoàn toàn mới được. Cuốn sách này hữu ích đến mức như là một quyển “sổ tay tự giác” mà bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể dùng đến. Khi mờ mịt mông lung, khi rối rắm không biết phải làm sao hay khi bê trễ trì hoãn, hoặc thậm chí cả khi suy sụp, bạn hãy mở sách ra và lật đến những câu chuyện hay trường hợp tương tự với tình trạng mà bạn đang gặp phải, rồi tìm kiếm cách có thể giải cứu bản thân và áp dụng nó vào thực tiễn để “lội ngược dòng” một cách thật ngoạn mục. Đôi nét về tác giả Kris là một người đã thực hiện việc tự giác trong suốt 10 năm, ông sở hữu một tài khoản Wechat Official tiên phong trong lĩnh vực tự giác và phát triển bản thân. Tài khoản này là nơi hội tụ của 600.000 độc giả, tổng kết, mài giũa, nâng cấp, chia sẻ chuyện tự giác của bản thân và các phương pháp tự giác, xây dựng “Biểu đồ Kim tự tháp Tự giác”, đồng thời dựa theo biểu đồ này để duy trì việc tự giác, không ngừng đột phá, thực hiện việc “cân bằng động” giữa cuộc sống cá nhân và công việc, tổ chức “Trại tập huấn tự giác 108” và “Trại huấn luyện nâng cấp OKR thần tốc”.