Cuốn sách “Kỳ Án Dòng Chữ Tắt” của tác giả nổi tiếng Agatha Christie là một tác phẩm trinh thám hấp dẫn và đầy kịch tính. Với cốt truyện phức tạp và những nhân vật đa chiều, cuốn sách này đã thu hút hàng triệu độc giả trên khắp thế giới. Truyện kể về một vụ án mạng bí ẩn xảy ra tại một căn nhà lớn ở ngoại ô London, và những nỗ lực của nhà điều tra để tìm ra hung thủ.
Cuốn sách bắt đầu bằng việc giới thiệu nhân vật chính là Hercule Poirot, một nhà điều tra tài ba và nổi tiếng. Ông được mời đến căn nhà của bà Arlena Stuart để giải quyết một vụ án mạng phức tạp. Bà Arlena là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, và cô ta đã bị sát hại trong một chuyến du lịch hè tại căn nhà này. Mọi người trong nhà đều trở thành nghi phạm tiềm năng, và Poirot phải dùng tất cả khả năng của mình để phá giải vụ án.
Những manh mối và tình tiết phức tạp được hé lộ dần dần qua từng trang sách, khiến người đọc không thể rời mắt khỏi trang. Tác giả Agatha Christie đã tạo ra một bức tranh rõ nét về những mâu thuẫn, đố kỵ và bí mật trong căn nhà này. Những nhân vật đa dạng từ người hầu đến người thân của bà Arlena đều có động cơ riêng và bí mật riêng, tạo nên một bức tranh phức tạp về con người và xã hội.
Điều đặc biệt về cuốn sách này là cách tác giả đã xây dựng những tình tiết gây cấn và bất ngờ. Mỗi lần đọc, người đọc đều phải đối diện với những thông tin mới và những suy luận khó khăn. Agatha Christie đã tạo ra một bước nhảy vọt trong thể loại trinh thám với “Kỳ Án Dòng Chữ Tắt”, và cuốn sách này đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà.
Cuối cùng, cuốn sách “Kỳ Án Dòng Chữ Tắt” của Agatha Christie là một tác phẩm xuất sắc và đáng đọc. Với cốt truyện hấp dẫn, những nhân vật sắc nét và tình tiết đầy kịch tính, cuốn sách này chắc chắn sẽ làm hài lòng những người yêu thích thể loại trinh thám. Agatha Christie đã một lần nữa chứng minh tài năng của mình qua tác phẩm này, và “Kỳ Án Dòng Chữ Tắt” sẽ mãi mãi được ghi nhớ trong lòng độc giả.
—
Cuốn sách kể về Hercule Poirot nghỉ ẩn ở London tại một nhà trọ ít ai ngờ đến. Tình cờ, cùng nhà trọ với ông có cảnh sát điều tra Edward Catchpool của Scotland Yard. Và cũng tình cờ ông gặp người phụ nữ tên Jennie, hốt hoảng như trong tình trạng bị nguy hiểm. Nhưng tất cả không còn là tình cờ nữa khi xảy ra vụ án mạng ba người chết tại khách sạn Bloxham và Catchpool phụ trách điều tra.
—-
Sophie Hannah là một nhà thơ và tiểu thuyết gia người Anh, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1971 tại Manchester, Vương quốc Anh. Cô tốt nghiệp Đại học Manchester với bằng Cử nhân Văn học Anh và sau đó theo học Đại học Cambridge để lấy bằng Thạc sĩ Văn học Anh.
Bắt đầu viết thơ từ khi còn nhỏ, Sophie Hannah đã xuất bản hai tập thơ trước khi chuyển sang viết tiểu thuyết. Cô đã sáng tác 12 tiểu thuyết, trong đó có 9 tiểu thuyết trinh thám, 2 tiểu thuyết lãng mạn và 1 tiểu thuyết dành cho trẻ em.
Tác phẩm đầu tay của Sophie Hannah là tiểu thuyết trinh thám “The Other Half of Me” (2007), kể về câu chuyện của một người phụ nữ phát hiện ra rằng mình có một người song sinh cùng trứng. Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ và được đánh giá cao từ giới phê bình.
Năm 2014, Sophie Hannah được gia đình của Agatha Christie ủy quyền viết một tiểu thuyết mới về thám tử Hercule Poirot. Cuốn tiểu thuyết “The Monogram Murders” (2014) là tiểu thuyết chính thức đầu tiên được viết tiếp theo mạch văn của Agatha Christie. Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam vào năm 2016.
Ngoài ra, Sophie Hannah còn nổi tiếng với các tiểu thuyết trinh thám khác như “The Murderer’s Son” (2010), “The Other Woman” (2013), “The Killing Room” (2015), “The Girl in the Red Dress” (2016), “The Woman in the Window” (2017), “The Love Song of Miss Jane Austen” (2018), “The Other Woman’s Husband” (2020) và “The Body in the Woods” (2022).
Nội dung một số tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt
Tác phẩm của Sophie Hannah được đánh giá cao bởi lối viết hấp dẫn, cốt truyện chặt chẽ và các nhân vật được xây dựng chân thực. Cô là một trong những nhà văn trinh thám nổi tiếng nhất hiện nay.
Thông tin bổ sung
Giải thưởng:
—-
“Tóm lại, tôi không ưa cô ta,” cô phục vụ có mái tóc bay bay thì thào nói.
Đó là một tiếng thì thào lớn vì mọi khách trong quán cà phê Pleasant đều nghe thấy. Ông tự hỏi, trong trường hợp này, cô ta là một cô phục vụ nào khác hay là một khách thường xuyên giống như ông.
“Mắc gì tôi phải ưa cô ta, đúng không nào? Cô nghĩ khác thì tùy cô.”
“Tôi nghĩ cô ta cũng tốt mà,” cô phục vụ mặt tròn, thấp bé hơn cất tiếng, có vẻ kém tự tin hơn so với ít phút trước.
“Khi lên cơn ngạo mạn thì cô ta mới thế. Lúc cái mặt vênh lên thì lưỡi cô ta mới nhỏ độc. Chẳng hay ho chút nào. Tôi biết hàng tá người kiểu đó – chớ bao giờ tin họ.”
“Chị nói chẳng hay ho chút nào là ý sao?” cô mặt tròn hỏi.
Hercule Poirot, người duy nhất đang dùng bữa trong quán cà phê vào lúc 7 giờ 30 phút tối ngày thứ năm, tháng 2, biết rõ cô phục vụ tóc bay bay muốn ngụ ý gì. Ông mỉm cười một mình. Đây không phải lần đầu cô đưa ra một quan sát sắc bén.
“Nếu vô tình thốt ra lời gì đó gay gắt thì còn tha thứ được. Tôi không ngại thú nhận, chính tôi cũng thường thế. Nhưng tôi mà vui thì tôi muốn mọi người cùng vui. Thế mới phải chứ. Nhưng có những kẻ như cô ta, chuyện chẳng có gì mà cứ trầm trọng hóa lên. Đó chính là loại người cần phải tránh thật xa.”
Bien vu,Tốt, Hercule Poirot nghĩ. De la vrai sagessepopulaire.Khôn ngoan đấy.
Cửa quán chợt mở tung, bật cả vào bờ tường. Đứng ở lối vào là một phụ nữ trong bộ áo khoác nâu nhạt đội chiếc nón cũng màu nâu nhưng sậm hơn. Cô có mái tóc vàng hoe. Poirot không thấy khuôn mặt cô. Đầu cô đang ngoái ra sau như chờ ai đó theo vào.
Vài giây cửa ngỏ cũng là đủ lâu để cái lạnh đêm hôm tước đi hết sự ấm áp của căn phòng nhỏ. Bình thường, việc đó sẽ khiến Poirot nổi cáu, nhưng ông đang quan tâm sự xuất hiện kịch tính của kẻ mới đến nên chẳng mấy để ý tác động mà cô ta gây ra.
Ông ấp bàn tay lên tách cà phê, hy vọng giữ lại chút hơi ấm cho món uống của mình. Ngôi nhà nhỏ hẹp, tường xiêu vẹo tại khu vực Gregory’s Alley này của London dù chẳng phải sang trọng gì nhưng lại có món cà phê ngon nhất thế giới. Ông không hay uống cà phê trước và sau bữa tối – thật ra, một viễn cảnh như thế luôn khiến ông thấy gơm gớm trong hoành cảnh bình thường – nhưng vào mỗi thứ năm, khi đến Pleasant chính xác lúc 7 giờ 30 tối, ông đều ban cho mình một ngoại lệ. Giờ thì ông xem cái ngoại lệ hàng tuần này là một thứ truyền thống nho nhỏ.
Những nề nếp khác của quán thì ông chẳng ưa mấy: cứ mỗi khi đến quán, ông lại thấy dao nĩa, khăn ăn và ly nước bày lung tung trên bàn và phải sắp chúng lại cho đúng vị trí. Rõ ràng các cô phục vụ luôn cho rằng các món đồ này nằm đâu đó – bất cứ đâu – cũng được. Poirot không chịu và luôn đòi hỏi tái lập lại trật tự mỗi khi ông đến.
“Xin lỗi, cô làm ơn đóng cửa sau khi vào được không ạ?” Tóc Bay Bay gọi với ra người phụ nữ áo-nâu-nón-nâu đang nắm chặt khung cửa, mặt vẫn hướng ra đường. “Hoặc giả cô không vào cũng chẳng sao. Chúng tôi ở trong này không muốn bị lạnh cóng đâu ạ.”
Người phụ nữ bước vào. Cô ta khép cửa lại, không hề tạ lỗi vì đã để ngỏ cửa quá lâu. Từ cuối phòng cũng nghe được hơi thở gấp của cô. Cô chừng như chẳng để ý sự hiện diện của mọi người. Poirot đón cô bằng một câu Chào cô nhỏ nhẹ. Cô khẽ xoay sang ông, nhưng không đáp lễ. Mắt cô mở lớn trong nỗi lo lắng bất thường, một nỗi lo đủ rõ ràng để người lạ có thể nắm bắt được như một thứ vật chất.
Poirot không còn thấy tĩnh tại và hài lòng như mọi khi. Sự thanh bình của ông đã vỡ tan.
Người phụ nữ lao vội đến cửa sổ, săm soi nhìn ra ngoài. Cô ta sẽ không thấy thứ muốn tìm, Poirot nghĩ. Nhìn vào màn đêm từ một căn phòng chiếu sáng tốt thì chẳng thể thấy gì nhiều khi mà kính cửa chỉ phản chiếu hình ảnh ở bên trong căn phòng. Thế mà cô ta vẫn đăm đăm nhìn ra ngoài hồi lâu, cứ như quyết chí muốn canh gác cả con đường.
“Ồ, hóa ra là,” cô Tóc Bay Bay nói với một thoáng bực bội. “Có chuyện gì vậy? Cô gặp chuyện gì sao?”
Người phụ nữ áo-khoác-nâu-mũ-nâu quay đầu lại. “Không, tôi…” Lời thốt ra như một tiếng thổn thức. Nhưng cô ta nén lại được. “Không. Tôi lấy chiếc bàn ở góc có được không?” Cô trỏ vào chiếc bàn ở xa cánh cửa nhất.
“Trừ chỗ quý ông kia đang ngồi, cô muốn chọn đâu cũng được ạ. Các bàn đều trống cả.” Sực nhớ đến Poirot, Tóc Bay Bay vội bảo ông, “Bữa tối của ông đang được nấu, ngon lắm đấy ạ.”
Poirot rất thích nghe câu này. Thức ăn ở Pleasant ngon chẳng kém cà phê. Thật ra, xét cả hai khoản này, Poirot thấy khó tin vào điều mà ông được biết: các đầu bếp ở đây đều là người Anh. Incroyable.Không thể tin nổi.
Tóc Bay Bay quay sang người phụ nữ đang lo lắng. “Cô chắc là không sao chứ, Jennie? Trông cô cứ như vừa gặp phải ma quỷ ấy.”
“Tôi không sao, cảm ơn. Tôi chỉ xin một tách trà nóng thật đặc, làm ơn nhé.”
Jennie bước vội đến chiếc bàn ở góc xa, ngang qua Poirot mà không hề nhìn ông. Ông khẽ xoay ghế để có thể quan sát cô. Chắc chắn cô ta đang gặp chuyện, một chuyện mà cô rõ ràng không muốn nói với các cô phục vụ. Không cởi áo, cởi nón, cô ngồi xuống chiếc ghế trông ra đường, đấu lưng với cánh cửa. Chỉ xong đâu đấy cô mới ngoái lại, nhìn ra sau.
Có cơ hội quan sát chi li hơn khuôn mặt cô, Poirot đoán cô trạc bốn mươi tuổi. Đôi mắt to xanh luôn mở lớn và không bao giờ chớp. Poirot nghĩ, đôi mắt ấy như đang nhìn một cảnh tượng gây sốc. Gặp phải ma quỷ, Tóc Bay Bay đã nhận xét như thế. Nhưng Poirot chẳng thấy cảnh tượng nào kinh khủng với Jennie cả, chỉ có căn phòng vuông vức với bàn ghế, chiếc tủ gỗ treo áo khoác và nón, cùng những chiếc kệ cong vênh, đỡ trọng lượng của rất nhiều ấm tách với màu sắc, hoa văn và kích cỡ khác nhau.
Các kệ này chỉ nhìn thấy thôi là cũng đủ rùng mình! Poirot chẳng hiểu sao một chiếc kệ cong oằn lại không được thay ngay bằng một chiếc kệ phẳng phiu. Ông cũng không thể hiểu nổi vì sao người ta xếp nĩa lên chiếc bàn vuông mà lại không chịu đặt nó song song với cạnh bàn. Tuy vậy, không phải ai cũng suy nghĩ như Hercule Poirot và từ lâu ông đã chấp nhận điều đó, cả mặt thuận lợi lẫn bất lợi mà nó gây ra.
Ngồi nhấp nhổm trên ghế, người phụ nữ – Jennie – đăm đăm nhìn ra cửa như chờ đợi ai đó xông vào bất cứ lúc nào. Cô đang run rẩy, chắc một phần vì lạnh.
Không – Poirot đổi ý – hoàn toàn không vì lạnh. Quán đã ấm lại rồi. Do muốn canh chừng cánh cửa, Jennie ngồi quay mặt về phía đó, giữ khoảng cách tối đa, dấy là kết luận hợp lý duy nhất.
Mời các bạn đón đọc Kỳ Án Dòng Chữ Tắt của tác giả Agatha Christie.