Hội sinh vật cảnh (SVC) Việt Nam thành lập và hoạt H động đã được 17 năm. Hiện nay cỏ 35/64 Hội SVC của các tỉnh, thành phố với hơn 100.000 hội viên hoạt động trong các lĩnh vực sinh vật cảnh…
Ngày 9/5/2004, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến dự hội nghị toàn quốc SVC Việt Nam và nhấn mạnh: “…Phát triển nghề sản xuất kinh doanh SVC là một hướng đi mới giúp người nông dân thoát nghèo và làm giàu, cũng là một hướng giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu trong nông nghiệp… “
Để SVC trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mỗi hội viên, mỗi chi hội, Hội SVC các cấp chính quyền địa phương phải làm kinh tế SVC giỏi. Muốn làm giỏi kinh tế phải nắm vững kinh tế lý thuyết, hiểu được nội dung cơ bản về kinh tế và kinh tế ứng dụng cho SVC.
Trong thời buổi kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả không phải là dễ dàng. SVC là loại hàng hóa đặc biệt và rất nhạy cảm với thị trường lại càng khó hơn. Vì vậy kinh tế SVC là rất quan trọng và cần thiết.
Từ trước đến nay, các khóa đào tạo về kỹ thuật SVC đã được tổ chức ở một số nơi. Nhưng môn Kinh tế SVC chưa được giảng dạy và cũng chưa được biên soạn thành sách, thành môn học để đào tạo.
Vừa qua, trong tháng 7 năm 2006, Ban đào tạo Kiến thức SVC của Trung tâm Nghiên cứu, Dịch vụ SVC Tp.HCM đã tổ chức giảng dạy khỏa đầu tiên về môn học này. Kết quả thật không ngờ vì môn học mới này được các học viên của tỉnh Vĩnh Long nhiệt tình ủng hộ và một số hội SVC của các tỉnh khác cũng đăng ký được mở lớp.
Xuất phát từ thực tế, nhu cầu cần bổ sung kiến thức về kinh tế SVC cho các hội viên SVC và thực hiện theo chỉ đạo của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải để “SVC là hướng đi mới giúp nông dân thoát nghèo”, TS. Nguyễn Thị Lan đã biên soạn sách “Kinh tế SVC Việt Nam”.
Cuốn sách “Kinh tế SVC Việt Nam ” gồm hai phần:
Phần 1: Kinh tế lý thuyết, trong đó đề cập đến những khái niệm cơ bản về kinh tế học, kinh tế vĩ mô và vi mô, những đặc điểm của các hệ thống kinh tế: Mệnh lệnh & kiểm soát, kinh tế thị trưởng và kinh tế hỗn hợp. Mối quan hệ cung – cầu hàng hóa với giá sản phẩm, các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt đã trình bày 2 phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) và phương pháp phân tích SWOT với các chỉ tiêu của 4 nội dung là Mạnh-Yếu-Cơ hội-Đe dọa của 1 công việc hay dự án đầu tư.
Phần 2: Kinh tế ứng dụng SVC, trình bày tóm lược phản
loại sinh vật nói chung và sinh vật cảnh nói riêng, các bộ môn SVC: cả cánh, hoa-cây cảnh, chim cảnh, thú cảnh, Hoa Lan, Mai Vàng, Bonsai, xương rồng, hòn non bộ và tiểu cảnh, đá cảnh và các dịch vụ SVC; sự hình thành và phát triển Hội SVC Việt Nam và một số tỉnh thành khác. Tác giả đã ứng dụng phương pháp SWOT, lựa chọn một số chỉ tiêu phân tích những thể mạnh, điểm yếu, những cơ hội và những mối đe dọa trước mắt và lâu dài đối với SVC Việt Nam. Đây là phần kinh tế ứng dụng cụ thể và rất bổ ích cho hội viên, các tổ chức và chính quyền địa phương. Tác giả vừa nêu vấn đề vừa mong muốn hội viên SVC và các bạn đọc thực hiện phương pháp SWOT để cùng phân tích, đánh giá và đề ra biện pháp khắc phục, bổ sung các điểm yếu kém, thiếu thốn, các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa những mối đe dọa trên cơ sở phát huy thế mạnh và những cơ hội của tình hình SVC hiện nay của trong và ngoài nước. Ngoài ra, tác giả phân tích mối quan hệ qua lại giữa 2 yếu tố chủ quan là Mạnh – Yếu, 2 yếu tố khách quan là Cơ hội và Đe dọa nhằm giúp chúng ta định tinh những công việc, kế hoạch hay dự án đang và sẽ thực hiện.
Sau phần định tính là phần định lượng, tỉnh toán chi phí – lợi ích đơn giản hoặc đầy đủ cụ thể và chi tiết đối với các dự án đầu tư, hay các kế hoạch thực hiện và sự cần thiết phải lựa chọn dự án. Ví dụ: trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất nông nghiệp trồng lúa hay vườn tạp sang trồng hoa -cây cảnh hay dự án nuôi cả cảnh nhỏ làm thức ăn cho các loại cá cảnh lớn hơn, có giá trị kinh tế cao hơn với dự án nuôi tôm, cá, v.v.
Tùy từng điều kiện kinh tế – xã hội và môi trường của từng địa phương, tác giả khuyến cáo các Hội SVC hãy thận trọng trong việc lựa chọn dự án đầu tư để tạo ra mặt hàng SVC độc đảo và có giá trị kinh tế cao của mỗi tỉnh, thành phố.
Phần quan trọng là đề xuất các biện pháp kích Cầu & nâng Cung SVC, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng SVC, giá trị và ý nghĩa của từng loại SVC và sự hài hòa giữa SVC với con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng một số mô hình sản xuất – kinh doanh SVC giỏi, mối quan hệ qua lại giữa người sản xuất và người tiêu dùng, những tác động tiêu cực của sự phát triển SVC và những kết luận về các vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển SỨC. Những thông tin về các loại SVC, các Hội chuyên ngành SVC trong và ngoài nước rất phong phủ, cùng các địa chỉ trên Internet để bạn đọc dễ dàng tra cứu thông tin chi tiết hơn khi cần thiết nên rất hấp dẫn người đọc và còn kèm những minh họa vi von bằng các câu tục ngữ, thành ngữ, những câu thơ đỉnh kèm làm cho một vấn đề kinh tế rất khó hiểu trở nên dễ hiểu và dễ nhớ. Trong sách cũng ghi thêm các từ tiếng Anh đồng nghĩa và tên khoa học để các bạn đọc có nhu cầu về tiếng Anh được biết thêm, học thêm rất tiện lợi.
Phần phụ lục với những thông tin về Ban chấp hành Hội SVC Việt Nam, Tp.HCM và một số nơi khác cùng các văn bản đinh kém thuận lợi cho việc tra cứu nhanh chóng những cây nguyên liệu làm cây Bonsai, danh mục những thực vật trong Sách đỏ Việt Nam, Pháp lệnh kiểm dịch động thực vật, vv. và đặc biệt còn có thêm một tập thơ về SVC. Điều thú vị ít ai ngờ đến là các bài thơ của tác giả đều gắn với kinh tế SVC, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và con người, đặc tính của từng loại cây. con làm cảnh và giá trị kinh tế, rất chân thành và sống động.
Cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan đã sáng tác ra 9 bài thơ chuyên về SVC trong đợt này. góp phần vào những trang thơ của hội SVC Việt Nam.
Sách “Kinh tế SVC Việt Nam” ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2 tháng 9 năm 2006 và vào thời điểm cả nước đang chuẩn bị đón mừng Festival SVC lần đầu tiên tổ chức ở Tp.HCM nên rất cần thiết và có ý nghĩa.
Sách Kinh tế SVC Việt Nam rất hữu ích đối với tất cả các hội viên SVC, các nhà quản lý, kỹ thuật – dịch vụ SVC, các sinh viên và học sinh… Ngoài ra, đây cũng là tài liệu quý báu phục vụ cho công tác xúc tiến mọi việc chuẩn bị đại hội IV của hội SVC Việt Nam sẽ được tổ chức vào cuối năm 2006.
Vì xuất bản lần đầu, thời gian bị hạn chế nên sách “Kinh tế SVC Việt Nam” không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các hội viên SVC và của tất cả các bạn đọc gần xa để cuốn sách này hoàn thiện hơn cho lần tái bản sau.
TRƯƠNG HOÀNG
P. Chủ tịch Hội SVC Tp.HCM
Ban chỉ đạo Nông nghiệp & PTNT UBND TP. Hồ Chí Minh