Một ngày xuân 2001, từ bàn làm việc ở Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School —HBS), tôi ngước lên nhìn và thấy một học viên thạc sỹ kinh doanh MBA tôi khả thích từng học lớp sáng tạo 1999 của tôi đứng ở cửa. Là Frans Johansson. Tôi rất vui khi thấy cậu học viên này, vì khi cậu rời khỏi HBS để theo đuổi một ý tưởng cháy bỏng về một công ty phần mềm doanh nghiệp…chỉ một học kỷ trước khi tốt nghiệp…tôi đã nghĩ cậu sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa. Nhưng rồi cậu ấy ở đây, tiếp tục đăng ký học để lấy bằng. Với nụ cười ẩm áp đặc trưng, Frans thả cái dáng cao gầy vào ghế và hỏi liệu tôi có thể hướng dẫn cậu trong một dự án nghiên cứu độc lập không? Tôi nghĩ rằng, như hầu hết các học viên khác, dự án của cậu sẽ liên quan đến việc lập kế hoạch kinh doanh cho một công ty khởi nghiệp nào đó. Nhưng lần này không phải. Đề cương của cậu học viên này, theo kinh nghiệm của tôi, hoàn toàn độc đáo. Frans định viết một quyển sách một quyển sách về sự sáng tạo, và ý tưởng này không để cậu yên. Cậu thấy rằng minh phải hành động. Tôi đã viết nhiều sách về sáng tạo, nên cậu hỏi liệu tôi có thể trợ lực cho cậu khi cậu lao vào lĩnh vực mới được không? Thấy thú vị, nên tôi mời cậu nói thêm.
Ý tưởng lớn mà Frans mô tả cho tôi ngày hôm ấy trở thành ý tưởng cốt lõi của quyển sách xuất sắc của cậu, Hiệu ứng Medici: Sự sáng tạo đột phá luôn xảy ra ở Giao-điểm của các lĩnh vực, ý tưởng con người, và văn hóa khác nhau. Khi Frans bắt đầu ấp ủ ý tưởng này, cậu cứ thấy “sự sáng tạo giao thoa” ở khắp mọi nơi. Cậu kể hết chuyện này tới chuyện khác, về những người cậu đã gặp trong khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, ẩm thực, và vô vàn lĩnh vực khác đã có thành quá đột phá khi kết hợp mọi thứ theo những cách có vẻ điên khùng Những câu chuyện của Frans rất tuyệt vời, và sự quyết tâm viết sách tạo ấn tượng mạnh với tôi. Tôi cảm nhận được rằng cậu đang theo đuổi một điều gì đó rất quan trọng, nên tôi đồng ý hướng dẫn dự án nghiên cứu độc lập này. Tôi cũng không biết dự án ấy sẽ dẫn đến đâu.
Nó đã dẫn đến một kho báu lạ thường, làm thay đổi cuộc chơi đổi mới. Xin nói rõ, ý tưởng rằng sự sáng tạo là kết quả của những sự kết hợp khác lạ và không ngờ tới đã tồn tại trong các tài liệu lý thuyết về sự sáng tạo. Một số thí nghiệm đã cho thấy rằng nó thực sự tồn tại. Tuy nhiên, theo như tôi biết, chưa ai từng đi vào thế giới thực để nghiên cứu hiện tượng về sự sáng tạo giao thoa trong thực tế, khám phá sự biểu hiện của nó, và kiểm tra xem liệu nó có thực sự ảnh hưởng đến sự đổi mới một cách có ý nghĩa hay không. Chưa từng có ai viết về cách làm việc đó. Frans quyết tâm tìm cho ra, cậu đã bỏ 2 năm cuộc đời lao vào đọc và nói về ý tưởng của mình cho tất cả những người chịu nghe, cậu đi khắp thế giới để phỏng vấn những con người và đội nhóm sáng tạo nhất hành tinh, viết về những câu chuyện kỳ thủ của họ, kết nối tất cả lại bằng lý thuyết tinh tế và hấp dẫn của mình.
Ý tưởng trọng tâm của Hiệu ứng Medici là sự đa dạng sẽ kéo theo sự đổi mới sáng tạo. Frans cho ta thấy cách thức và lý do khiến việc kết hợp ý tưởng từ các ngành, các lĩnh vực, mảng kinh doanh, và văn hóa sẽ gia tăng xác suất phát minh ra một thứ gì đó đặc sắc. Frans còn đóng góp thêm—ngoài những nghiên cứu kỹ lưỡng cần thiết để phát triển các ý tưởng này—một tầm nhìn sống động để thôi ý tưởng vào cuộc sống. Các ví dụ rải khắp thế giới, cho ta thấy một thiên hà Giao điểm giữa các ngành, từ nấu ăn, trò chơi, âm nhạc cho đến khoa học thần kinh, toán học, và kiến trúc.