Điều quan trọng nhất khi ứng xử với người “khó nhằn” là cần kiểm soát được cảm xúc của họ và của chính bạn. Làm thế nào để duy trì được sự điềm tĩnh trong một cuộc đối thoại khó khăn hoặc trước những ý kiến công kích gián tiếp? Và liệu bạn có biết mình cũng không phải là người dễ làm việc cùng?
Cuốn sách dẫn chứng các nghiên cứu về phản ứng cảm xúc của con người trước những đồng nghiệp “đáng sợ”, đồng thời đưa ra lời khuyên về cách thức xây dựng năng lực thấu cảm và vượt lên nghịch cảnh để khiến các mối quan hệ trở nên hữu ích hơn.
Một số trích dẫn tiêu biểu:
“Giải quyết mâu thuẫn cũng giống như nấu ăn, chỉ đạt kết quả tốt nhất khi ở nhiệt độ phù hợp. Nếu quá nóng nảy, mâu thuẫn có thể bùng nổ, đốt cháy giao ước, khiến mối quan hệ tan vỡ trong sự tức giận hoặc thù ghét. Nếu quá lạnh nhạt, giao ước có thể bị đóng băng, không tiến triển tiếp được, hoặc mối quan hệ trở nên lạnh nhạt khi cảm xúc không được bộc lộ và những mối bận tâm không được giãi bày”
“Nhu cầu cảm xúc cơ bản của chúng ta là được trân trọng và thấy mình có giá trị. Khi cảm xúc đó không được đáp ứng, chúng ta cảm thấy bất ổn, mất cân bằng; thiếu an toàn và không hạnh phúc. Ở mức độ nghiêm trọng nhất, chúng ta thậm chí còn cảm thấy sự sống của mình bị đe dọa”.