Theo Lỗ Tấn, có tổng cộng 6 bản Thủy hử, thuộc hai loại: 70 hồi và trên 70 hồi. Loại 70 hồi thường chỉ khác nhau chút ít ở hồi cuối cùng – hồi 71, do nhà bình luận hoặc người đứng ra khắc in thêm vào, nhưng đều ghi rõ tác giả là Thi Nại Am và đều dừng lại ở thắng lợi của nghĩa quân – Loại trên 70 hồi có nhiều bản, 100 hồi, 115 hồi, 120 hồi, 141 hồi, trong đó 70 hồi đầu giống nhau, những hồi sau khác nhau về tình tiết câu chuyện nhưng đều nói đến quá trình thất bại của quân Lương Sơn Bạc.
Một trong những bản Thủy hử thuộc loại phổ thông nhất là bản có 70 hồi, do Kim Thánh Thán – một nhà phê bình nổi tiếng đời Thanh soạn lại. Ngoài phần phê bình văn chương, Thánh Thán đã cắt bỏ đoạn “anh hùng Lương Sơn phân chia ngôi thứ, phân công trách nhiệm” của nguyên bản 71 hồi mà tạo ra một “giấc mộng kinh hoàng”, của Lư Tuấn Nghĩa, ông này mơ thấy 108 vị anh hùng bị giết sạch và giữa trời đất xuất hiện 4 chữ “thiên hạ thái bình”.
Bộ truyện Hậu Thủy Hử mang tên tác giả Thi Nại Am, tiếp theo hồi thứ 70 (hồi cuối) của bộ Thủy hử, kể chuyện triều đình đánh mãi không thắng bèn dùng kế chiêu an. Các anh hùng Lương Sơn Bạc nghe lời Tống Giang về hàng triều đình, được phong quan tước và cử đi đánh dẹp các lực lượng nổi dậy khác (quân Liêu, Vương Khánh, Điền Hổ, Phương Lạp). Sau khi đánh thắng Phương Lạp trở về chỉ còn lại 27 anh hùng. Một số người được phong các chức quan trấn nhậm các địa phương xa, một số người về quê sinh sống. Các thủ lĩnh nghĩa quân như Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa… một thời gian sau khi nhận chức quan bị triều đình sát hại.
– Ta đi với Sài Tiến, Sử Tiến đi với Mục Hoằng, Lỗ Trí Thâm đi với Võ Tòng, Chu Đồng cùng đi với Lưu Đường. Chỉ bấy nhiêu người thôi, các anh em khác ở lại giữ trại.
Lý Quỳ nói:
– Nghe nói hội đèn Đông Kinh vui lắm, đệ muốn xin đi một chuyến xem sao.
Tống Giang nói:
– Ngươi không đi được.
Lý Quỳ vật nài xin mãi, Tống Giang không từ chối được đành nói:
– Được, cho ngươi đi, nhưng cấm không được gây chuyện lôi thôi đấy. Ngươi cứ ăn mặc như người hầu mà đi theo ta.
Để cho Lý Quy có bạn, Tống Giang lấy thêm Yến Thanh cùng đi.
Chắc qýy vị nghĩ Tống Giang trước kia đã bị thích chữ vào mặt làm sao qua mắt được quân lính mà vào kinh đô? Nguyên do là thần y An Đạo Toàn sau khi lên núi đã tẩy sạch dòng chữ kim ấn trên trán cho Tống Giang: dùng độc dược bôi vào vết chữ cho loét thịt ra, rồi lại buộc thuốc cho lành, sau đó lấy vàng và ngọc tốt nghiền nhỏ thành bột, hàng ngày xát đều vào vết da non, lâu dần mờ hết sẹo. Sách thuốc có câu “Ngọc tốt tiêu sẹo” chính là nói về phương thuốc ấy.
Ngay hôm đó, Sử Tiến và Mục Hoằng cải trang làm lái buôn lên đường đi trước. Ngày hôm sau, Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng giả dạng hai nhà sư hành cước, đi tiếp theo. Tốp của Tống Giang cùng tốp bọn Chu Đồng, Lưu Đường ăn mặc như lái buôn, đi cuối cùng. Trong vạt áo bọn họ đều có dao lưng mã tấu nhưng cất giấu rất kín đáo, chuyện ấy không có gì phải nói.
…
Mời các bạn đón đọc Hậu Thủy Hử của hai tác giả Thi Nại Am & La Quán Trung.