Ký sự về những nhân vật nổi tiếng sài gòn năm xưa
Nhìn lại quá khứ để bước tới tương lai là điều mà chủng ta đang làm. Những người con của đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định luôn tự hào về quá khứ mà cha ông họ đã đóng góp để hình thành một vùng đất mà sau này mãi mãi con cháu họ được thừa hưởng.
Sài Gòn trước kia là nơi tụ hội nhiều lớp người của mọi miền đất nước, đặc biệt là lưu dân của các tỉnh miền Tây – Một thời quen gọi là Lục Tỉnh. Nhưng dù là dân xứ nào, một khi đã bén rễ với Sài Gòn thì đều có tính cách “rất Sài Gòn”. Tính cách này hiểu nôm na là sự “chịu chơi”, tỉnh khí hảo hán…
Cụm từ “Hảo hán Sài Gòn – Dân chơi Bến Nghé” đã gắn liền với những cái tên như Phan Xích Long, Tư Mắt, Sáu Ngọ, Hai Miêng… cho đến Bảy Viễn, Hắc Bạch Công tử. Họ gồm những người tốt (như Phan Xích Long) hay những kẻ ác, xa thời, thậm chí bản nước (như cha con Huỳnh Công Tấn, Hai Miêng). Trong tập sách này chúng tôi cố gắng tổng hợp nhiều nguồn tư liệu từ lời kể lại trong dân gian, từ sách bảo thuở trước. Chính xác có, và còn có những giai thoại thêm thắt, nhưng dù sao cũng phản ánh được chuyện về Sài Gòn xưa như một bức tranh nhiều sắc màu.