Cuốn sách “Hạnh Phúc” của HBR Press mở ra một cái nhìn mới về khái niệm hạnh phúc và cách chúng ta có thể đạt được nó trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số điểm nổi bật từ cuốn sách:
Cuốn sách này không chỉ là một hướng dẫn về cách đạt được hạnh phúc, mà còn là một lời nhắc nhở về cách suy nghĩ về khái niệm này một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Một số trích đoạn hay trong sách
—
Đối với nhiều người trong chúng ta, hạnh phúc thật khó nắm bắt. Giống như sương mù, bạn có thể trông thấy nó từ đằng xa, dày đặc và có hình thù rõ nét. Thế nhưng khi lại gần, những hạt sương bỗng nhiên tách rời nhau ra và vượt khỏi tầm với dù chúng vây quanh bạn.
Chúng ta nói quá nhiều đến sự theo đuổi hạnh phúc, nhưng nếu bạn dừng lại và suy nghĩ về nó, theo đuổi nghĩa là chạy theo một thứ gì đó mà chẳng có gì đảm bảo rằng chúng ta sẽ bắt được nó.
Cho đến tận sáu năm trước, tôi vẫn còn đang theo đuổi hạnh phúc một cách vô ích. Tôi sống cùng chồng – Jim và cậu con trai hai tuổi ở San Jose, California, và chuẩn bị đón đứa thứ hai chào đời. Nhìn bên ngoài, cuộc sống của chúng tôi chỉ toàn màu hồng. Thế nhưng, có vẻ tôi vẫn chưa tìm thấy niềm vui đích thực. Tôi luôn cảm thấy tội lỗi về nỗi buồn của mình. Thật đáng xấu hổ bởi đó chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt.
Sau đó, vào tháng 9 năm 2009, thế giới của tôi bị đảo lộn. Jim ốm nặng. Anh ấy bị chẩn đoán nhiễm virus cúm H1N1 và virus Tây Sông Nin, đi kèm với triệu chứng viêm đa dây thần kinh cấp tính do bị suy yếu hệ miễn dịch.
Jim không bao giờ sợ chết. Nhưng tôi thì có.
Khi được thông báo căn bệnh của Jim đang chuyển biến tốt và anh ấy đã qua cơn nguy kịch, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Khi được biết Jim sẽ không đi được một thời gian – có thể là một năm hoặc lâu hơn, chúng tôi cảm thấy lo sợ. Chúng tôi biết rằng tiên lượng bệnh này đồng nghĩa với một dấu chấm kết thúc sự nghiệp cầu thủ bóng vợt chuyên nghiệp của anh ấy. Chúng tôi chỉ không biết làm thế nào để chi trả viện phí, hay Jim sẽ còn lại bao nhiêu năng lượng cho việc nuôi dạy con cái.
Tôi có rất ít thời gian để suy ngẫm khi chỉ còn 10 tuần nữa là đứa bé chào đời. Ngược lại, thứ duy nhất mà Jim có là thời gian. Anh ấy đã quen chuyển với tốc độ cao, cả trên sân cỏ và trong cuộc sống nên mỗi phút trôi qua trong bệnh viện với anh ấy dài như cả tiếng đồng hồ. Dù đã rất bận rộn với các phương pháp trị liệu vật lý và nghề nghiệp, anh ấy vẫn cần sự trợ giúp về mặt tâm lý.
Jim đã gửi lời nhắn đến bạn bè để giúp giới thiệu các đầu sách chữa lành về tinh thần. Jim nhận được rất nhiều gợi ý. Các cuốn sách và đoạn băng được chuyển đến giường bệnh của anh ấy với chi chít lời ghi chú về việc chúng đã “giúp ích nhiều” như thế nào sau bất kỳ khó khăn nào mà họ đã vượt qua. Jim dành nhiều ngày đọc các cuốn sách truyền động lực từ Tony Robbins, Oprah hoặc xem các bài diễn thuyết trên Ted, chẳng hạn như Jill Bolte Taylor nói về “Cơn đau tim khai sáng tôi”, liên quan đến những ảnh hưởng của tổn thương não. Anh ấy phân tích các cuốn sách về tâm linh của Deepak Chopra và Dalai Lama. Hoặc xem qua các nghiên cứu về hạnh phúc và lòng biết ơn được viết bởi các nhà nghiên cứu như Martin Seligman, Shawn Actor, Sonja Lyubomirsky và rất nhiều người khác nữa.
Có một chủ đề xuyên suốt trong các tài liệu – đó là lòng biết ơn. Nó xuất hiện trong các nghiên cứu khoa học, những câu chuyện có thật và các tác nhân thúc đẩy thành công. Jim đã hưởng ứng bằng cách bắt đầu viết một cuốn nhật ký biết ơn của chính mình. Anh ấy rất cảm kích trước những người thay khăn trải giường cho anh ấy, cảm kích vì gia đình đã mang cho anh ấy những bữa tối nóng sốt. Cảm kích vì người y tá đã khích lệ anh ấy và cảm kích vì đội phục hồi chức năng đã bỏ thời gian cá nhân để quan tâm tới anh ấy nhiều hơn (họ từng nói với Jim rằng họ làm vậy bởi họ biết anh ấy trân trọng nỗ lực của họ như thế nào.)
Jim đề nghị tôi tiếp cận theo cách của anh ấy, và vì rất muốn giúp anh ấy chữa lành cũng như tận mắt chứng kiến khó khăn của anh ấy, tôi đã cố gắng suy nghĩ tích cực khi bước vào thế giới của Jim trong phòng bệnh. Không phải lúc nào tôi cũng ở trong trạng thái tốt nhất. Đôi khi tôi bực bội vì không thể bật khóc được, nhưng sau một thời gian ngắn tôi nhận ra anh ấy đang tiến triển nhanh như thế nào. Mặc dù hướng đi của hai người khác nhau, chúng tôi đã cố gắng để trở nên hòa hợp. Tôi thay đổi theo quan điểm của anh ấy.
Mọi thứ thật mông lung và đáng sợ, nhưng khi Jim chống nạng khỏi bệnh viện (anh ấy kiên quyết không chịu ngồi xe lăn) chỉ sau sáu tuần được xe cứu thương tức tốc chở đi cấp cứu, chúng tôi kết luận rằng sự hồi phục của anh ấy không chỉ đơn thuần là may mắn.
Một trong những cuốn sách đầu tiên ảnh hưởng đến Jim là cuốn Flourish (tạm dịch: Phát triển) của Seligman. Là một nhà tâm lý học và cựu chủ tịch của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, Seligman có trách nhiệm định nghĩa từ “PERMA”, nguồn gốc của nhiều dự án nghiên cứu về tâm lý học tích cực trên khắp thế giới. Đây là từ viết tắt cho năm yếu tố thiết yếu với sự thỏa mãn lâu dài:
Dần dần, chúng tôi đã đưa năm nguyên lý này trở lại trong cuộc sống của chính mình. Jim đã quay lại trường Đại học Wilfrid Laurier ở Ontario để nghiên cứu về khoa học não bộ, và chúng tôi đã khởi nghiệp với Plascity Labs để hướng dẫn người khác những điều mà chúng tôi đã học được về hành trình theo đuổi hạnh phúc. Khi cuộc sống có nhiều sự thấu cảm, biết ơn và ý nghĩa hơn, tôi không còn cảm thấy buồn nữa.
Vậy nên khi thấy phong trào tâm lý học tích cực phải đối diện với rất nhiều sự nghi ngờ, tôi đã xem đây là việc của mình. Những người chỉ trích này có vấn đề gì với lòng biết ơn và các mối quan hệ, ý nghĩa và hy vọng không vậy?
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Hạnh Phúc thuộc seri Trí Tuệ Cảm Xúc của HBR
Lưu ý: Sách tuy định dạng PDF nhưng đã được chỉnh sửa để đọc trên tất cả các thiết bị Kindle, Kobo, Boox… Nói chung máy đọc sách nào cũng chạy ngon nhé