Cùng độc giả,
Văn học Việt nam có hai biến cố quan trọng ở đầu thế kỷ thứ XX: Hán học đã bị Pháp ngữ thay thế và chữ quốc ngữ đã được truyền bá khắp nơi trên nước Việt. Sách chữ Nôm không còn thấy bảy bán ở các nhà sách và sách viết bằng chữ Quốc ngữ, theo mẫu tự La tinh, đã được dùng trong các trường tiểu học mà quyển đầu tiên là sách võ lòng.
Tuy rằng chữ Hán cũng như chữ Nôm không còn được dùng để viết nữa. Nhưng tiếng đọc từ Hán vẫn tiếp tục được dùng và đọc như từ Việt và được gọi là từ Hán Việt (từ Việt gốc Hán).
Sau gần một thế kỷ, Quốc ngữ gồm chữ Việt và tiếng Việt, nay là Việt ngữ đã là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Hiện nay, tiếng Việt gồm có từ Việt của dân tộc Kinh và từ Việt góc Hán, gốc Pháp, gốc Anh …
Qua một thời gian sử dụng trên ba miền Bắc Trung Nam của đất nước, một số từ đã bị biến đổi, một số từ mới được phát sinh, có âm đọc và ý nghĩa của từ bị sai lệch với gốc rất nhiều.
Việc ôm lại gốc của các từ kể trên là rất cần thiết và là trách nhiệm của người nghiên cứu văn học Việt Nam.
Khó khăn lớn nhất là những chứng nhân lịch sử về hình thành các từ mới sắp mai một vị tuổi tác này đã rất cao.
Vì lý do trên. quyển sách “Gốc và Nghĩa Từ Việt Thông Dụng” được ra mắt độc giá với mục đích được trả lại gốc cho một số từ từ Việt bị biến đổi về chữ cũng như về nghĩa, để tiếng Việt được hiểu và dùng chính xác.
Và để kiện toàn Việt Ngữ, độc giả sẽ thấy trong quyển sách này mọi số gần đầy đủ các từ Tục, Dung tục, Tầm thường được giải thích rõ gốc và nghĩa để việc sử dụng tiếng Việt được thêm phần thanh nhã, lich sự