Giới Thiệu Một Số Nét Văn Hoá Pháp Lý Các Dân Tộc Việt Nam

Giới Thiệu Một Số Nét Văn Hoá Pháp Lý Các Dân Tộc Việt Nam

Tác giả:
Thể Loại: Văn Hóa
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

“Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

(Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia đa dân tộc gồm 54 dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc mang một nét đặc trưng riêng cùng tồn tại và phát triển theo tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Theo truyền thuyết, các dân tộc cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và u Cơ, cùng xây dựng mở mang non sông “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ, bờ cõi liền một dải từ Lũng Cú Hà Giang đến Mũi Cà Mau; từ đỉnh Trường Sơn đến các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu…
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước, giữ nước, nhân dân các dân tộc Việt Nam cùng kề vai sát cánh đoàn kết gắn bó và đấu tranh kiên cường chiến thắng mọi thiên tai, dịch họa để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta nêu rõ đoàn kết tất cả các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để đấu tranh giải phóng, đồng thời qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam lại Plâycu tháng 4 năm 1946, Người khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc, nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và thực hiện tốt chính sách dân tộc, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Nhờ vậy mà cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt với đại thắng mùa xuân năm 1975, nước nhà độc lập thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Có thể bạn thích sách  Tục Ngữ, Cổ Ngữ, Gia Ngôn

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc với chủ trương: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó khẳng định Đảng và Nhà nước ta xác định đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.

Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để góp phần trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời giúp bạn đọc hiểu thêm những nét văn hoá đặc sắc của từng dân tộc, mối quan hệ giữa các dân tộc anh em để từ đó có cái nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn về đời sống văn hoá, xã hội, pháp luật nhiều màu sắc của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn sách “Giới thiệu một số nét văn hóa pháp lý các dân tộc Việt Nam”. Cuốn sách được viết dưới dạng giới thiệu những nội dung cơ bản, có tính khái quát về một số nét văn hoá và văn hoá pháp lý của các dân tộc đang sinh sống trên đất nước Việt Nam, với bố cục sắp xếp theo từng nhóm văn hoá ngôn ngữ để bạn dọc thuận tiện tra cứu và tìm hiểu. Cụ thể:

Có thể bạn thích sách  Nét Đẹp Phong Tục Các Dân Tộc Việt Nam

I. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic)

1. Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, gồm các dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt;
2. Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me, gồm các dân tộc: Khơ Me, Xơ Đăng, Cơ Ho, Ba Na, H’rê, M’nông, Xliêng, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Mạ, Khơ Mú, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Brâu, Ơ Đu, Rơ Măm;
3. Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, gồm các dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay (Cảo Lan – Sán Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bố Y,
4. Nhóm ngôn ngữ II mộng – Dao, gồm các dân tộc: H’mông (Mèo), Dao, Pà Thén.
II. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Ka Đại: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo
III. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien) hay Mã Lai – Đa Đảo (ngôn ngữ Malayo – Polynésien) gồm: Gia Rai, Ê Đê, Chăm (Chàm) Ra Glai, Chu Ru.
IV. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán – Tạng
1. Nhóm ngôn ngữ Hán: Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu;
2. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.

Trong quá trình biên soạn, tác giả có sử dụng một số tư liệu của đồng nghiệp, các nhà sử học, dân tộc học… đã công bố. Cuốn sách đã được GS.TS. Kiều Thu Hoạch – nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn hoá dân gian – người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hoá các dân tộc Việt Nam thẩm định và góp ý.

Có thể bạn thích sách  Việt Nam - Đất nước, Con người (Song ngữ Thái – Việt)

Cuốn sách chắc chắn còn có những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý vị độc giả.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Hà Nội, tháng 12 năm 2009
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP