Giới Nữ – Tập 1

Giới Nữ – Tập 1

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Bạn đã bao giờ có những ý niệm và những suy nghĩ nghiêm túc về Vấn đề Nữ quyền trong xã hội hiện nay? Một vấn đề không hề mới nhưng chưa bao giờ cũ. Vậy cốt lõi của vấn đề nằm ở đâu? Là nội tại khách quan, xã hội diễn tiến, hay đơn giản chỉ đó là ý Chúa. Tôi hi vọng rằng tập sách của Simone de Beauvoir sẽ phần nào giải đáp một vài vấn đề mà bạn đã và đang thắc mắc. Tất nhiên, giới nữ không thể bao trùm tất cả các vấn đề, cũng như giải quyết tất cả vấn đề đó, vì cơ bản đó cũng chỉ là cái nhìn chủ quan của Simone de Beauvoir trong thế giới quan nội tại của bản thân mình, sẽ là không công bằng để dễ dàng đánh giá hết mực hài lòng bởi lẽ có những phân đoạn hết sức dài dòng và kể lể, khiến bạn đọc có thể bị lẫn lạc trong đó. Nhưng trên hết, nó đã khơi gợi ra nhiều luận điểm để khiến chính chúng ta suy nghĩ dài hơi, liệu chúng ta hàng ngày kêu gọi hô hào về Bình đẳng giới, về Nữ quyền, nhưng chúng ta đã thật sự đã trang bị những kiến thức đúng đắn và khách quan chưa? Tôi nghĩ rằng không chỉ Nam giới, Nữ giới cũng nên nghiêm túc đọc tác phẩm này.*** Simone de Beauvoir (1908 – 1986là nhà văn, nhà triết học và một nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp. Là một nhà văn từng được giải Goncourt nhưng cũng là một học giả uyên bác, các tác phẩm của bà được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời mình đồng thời đầy ắp các dữ kiện khoa học, lịch sử, thống kê… Hai tác phẩm non-fiction được biết ở Việt Nam nhiều nhất của bà là Giới tính thứ nhì và Tuổi già. Giới Nữ (xuất bản năm 1949, được xem là một trong những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20, là một cuốn bách khoa toàn thư về các giai đoạn của cuộc đời phụ nữ từ lúc sinh ra, dậy thì, lấy chồng, làm mẹ; đồng thời vạch ra con đường giành quyền lợi cho nữ giới. Với tác phẩm này, bà được xem là “Bà mẹ của phong trào nữ quyền”. Tuổi già được viết lúc Beauvoir hơn 50 tuổi, mô tả chi tiết cuộc sống của người già và đấu tranh giành quyền cho họ. Người ta chỉ có thể hiểu được thân phận người già khi ở tuổi đó. “50 tuổi, tôi giật nảy mình khi một nữ sinh viên Mỹ kể lại với mình câu nói của một cô bạn: “Nhưng Simone de Beauvoir là một bà già chứ sao!” Cả một truyền thống dồn cho từ ngữ này một cái nghĩa xấu; nó vang lên như một lời thoá mạ. Vì vậy, người ta phản ứng, thường bằng giận dữ, khi nghe người khác bảo mình già. Tôi có biết nhiều người phụ nữ được biết tuổi tác của mình một cách khó chịu qua một kinh nghiệm giống như kinh nghiệm Marie Dormoy: một người đàn ông, bị vẻ trẻ trung của hình bóng bà đánh lừa, đi theo bà trên đường phố; đến khi đi vượt qua bà và trông thấy gương mặt bà, thì thay vì bắt chuyện, ông ta rảo bước.”*** Bất bình đẳng đối với phụ nữ vẫn còn là căn bệnh nặng nề của nhân loại. Từ mấy nghìn năm trước, Khổng Tử, nhà hiền triết hàng đầu của Trung Quốc, đã từng nói “Phụ nhân nan hoá” (đàn bà khó dạy bảo. Còn Kinh thánh của đạo Gia Tô thì cho rằng Eve, người phụ nữ đầu tiên đã được Chúa tạo ra bằng một giẻ xương sườn của Adam, người đàn ông đầu tiên, với mục đích để cho Adam không cảm thấy quá cô đơn. Cũng chính Eve xui Adam ăn trái cấm để đến nỗi cả loài người mắc tội với Chúa… nói tóm lại, theo Kinh thánh, người đàn bà về bản chất khác đàn ông, không cao quý bằng đàn ông, được sinh ra để phục vụ đàn ông, và là nguồn gốc của mọi thói hư tật xấu trên đời… Cứ thế, nhân loại mang theo thành kiến sai lạc ấy trong suốt nghìn năm phát triển. Thế giới là thế giới của đàn ông, mọi việc lớn nhỏ do đàn ông định đặt, cả những chế định, tập tục, luật pháp cũng do đàn ông dựng lên để giữ chặt quyền bá chủ của họ và đẩy sâu nửa kia vào tính dục của mình. Người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để viết về vấn đề này. Trong số những tác phẩm từng được sự chú ý và gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu, phải kể đến GIỚI NỮ (Le deuxième sexecủa Simone de Beauvoir, nữ văn sĩ Pháp hiện đại. Bằng những hiểu biết sâu sắc về sinh học, triết học, lịch sử, dân tộc học, văn học nghệ thuật…, tác giả nói về người phụ nữ, về cái nửa nhân loại từ trước tới nay vẫn bị che lấp sau màn sương kỳ thị. Từ các dữ kiện sinh học đến lịch sử, huyền thoại, từ đứa bé mới chào đời đến cụ già, địa vị người phụ nữ trong xã hội qua từng thời đại lịch sử. Qua đó, ta càng thấy việc hạ thấp vai trò phụ nữ, dù ở dạng nào đi nữa, đều trái ngược với tự nhiên và cản trở sự phát triển chung của xã hội và gia đình: Đàn ông, đàn bà, hai nửa của loài, cấu tạo, tính cách có khác nhau, song đều hoàn chỉnh, đều quan trọng, cần thiết như nhau, không hề có chuyện cao quý và thấp hèn, chủ động và thụ động như nhiều người vẫn nói. Quan hệ của hai nửa là hoà hợp, tương hỗ, bổ sung cho nhau, không hề có chuyện bên này áp chế, kìm hãm, thôn tính bên kia. Giải phóng phụ nữ và quan tâm đến mọi vấn đề liên quan đến phụ nữ là một đòi hỏi cấp bách và lâu dài của cộng đồng, dân tộc và Nhà nước. Một công trình được tạo dựng với sự nỗ lực trong hàng chục năm trời, một khối lượng kiến thức phong phú. Tuy vậy, cũng không thể coi GIỚI NỮ, không còn gì để bổ sung, tranh luận. Chúng ta biết rằng Simone de Beauvoir viết cuốn sách này vào năm 1949. Từ đó đến nay, thế giới đã thay đổi biết bao. Riêng nhận thức về vấn đề phụ nữ và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở từng nước và thế giới đã có những bước phát triển mà Hội nghị thế giới về phụ nữ tại Bắc Kinh là một dấu ấn quan trọng. Những nghiên cứu của tác giả, dẫu sao cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi một số nước phát triển thuộc châu Âu và Mỹ, chưa đụng chạm đến phương Đông, châu Phi, các nước Ả rập, nơi mà tệ phân biệt về giới diễn ra còn hết sức nặng nề. Ngoài ra, trong thái độ dứt khoát, táo bạo của tác giả, ta cũng đọc được một cái gì đó cực đoan. Đặc biệt là đối với gia đình. Thực tiễn phát triển của nhân loại ngày nay cho thấy việc củng cố gia đình là một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Gia đình bền vững hoàn toàn phù hợp với giải phóng phụ nữ, giải phóng cá nhân, chứ không hề cản trở như tác giả quan niệm. Dịch và giới thiệu GIỚI NỮ chúng tôi hy vọng có thể đưa đến bạn đọc một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích. NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ