Y pháp là từ viết tắt của Y học – Pháp luật. Ðây là một chuyên khoa của ngành y, dùng kiến thức y học phục vụ cho luật pháp, hỗ trợ đắc lực cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố và xét xử đảm bảo tính khoa học, công bằng.
Công tác y pháp được chia làm 3 lĩnh vực: 1. Y pháp hình sự
Trong y pháp hình sự, người cán bộ làm công tác y pháp là cố vấn chuyên môn của luật pháp trong các vấn đề xâm phạm đến sức khỏe, đời sống nhân dân, tính mạng của con người, bao gồm các vấn đề:
1.1. Y pháp tử thi: Khám nghiệm tử thi chưa chôn cất trong các trường hợp chết không rõ
nguyên nhân, các vụ án mạng rõ ràng hoặc nghi ngờ án mạng.
1.2. Y pháp chấn thương: Khám thương tích và di chứng, định mức tàn phế do thương tích ảnh hưởng đến lao động, cuộc sống hàng ngày của nạn nhân.
1.3. Y Pháp tâm thần: Khám kẻ tâm thần phạm tội khi gây án, nghi có bệnh tâm thần để xác định trách nhiệm hình sự đối với can phạm.
1.4. Xác định xem có giả bệnh, giả thương tích: Trong các trường hợp trốn tránh trách nhiệm của người công dân đối với xã hội như nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự. .
1.5. Y pháp tình dục: Khám giám định các trường hợp xâm phạm đến nhân phẩm, đến thân thể của người phụ nữ. Xác định có hiện tượng mang thai không, xác định tuổi thai trong các trường hợp phá thai không có chỉ định và còn được gọi là phá thai tội phạm hoặc giết trẻ sơ
sinh.
1.6. Y pháp dấu vết: Giám định các tang vật: Máu, tinh trùng, lông, tóc, mồ hôi, nước bọt, tất cả các đồ vật thu được trong các vụ án, nghi án nhằm phát hiện hung thủ, phát hiện các dấu vết có liên quan giữa hung thủ và nạn nhân.
1.7. Giám định sự chết thực sự: Trong các trường hợp lấy mô, bộ phận cơ thể của người chết ghép cho người sống hoặc lưu giữ ở ngân hàng mô, các trường hợp hiến xác. Xác định tử
phạm chết thực sự chưa khi thi hành án tử hình.
1.8. Y pháp cốt học: Giám định hài cốt, xác định dân tộc, giới tính, tuổi của nạn nhân, khôi phục hình dáng con người giống như khi còn sống, nhằm mục đích tìm tung tích nạn nhân và tìm hiểu nguyên nhân chết.
1.9. Giám định văn bản: Giám định qua văn bản trong các vụ việc đã giám định hoặc chưa giám định, nhưng có những vấn đề pháp lý mới nảy sinh chỉ còn là hồ sơ, trên hồ sơ đó giám định viên nghiên cứu, phân tích và trả lời những vấn đề mà cơ quan tố tụng đặt ra. Giám định lại hồ sơ các vụ án đã xử sơ thẩm mà cơ quan phúc thẩm thấy mức án chưa thỏa đáng hoặc khi có sự chống án.
1.10. Tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự
1.11. Là thành viên của hội đồng thi hành án tử hình 2. Y pháp dân sự
Trong lĩnh vực Y pháp dân sự, người làm công tác Y pháp làm cố vấn chuyên môn – kỹ
thuật cho các tổ chức y học xã hội, bao gồm:
2.1. Giám định mức độ tổn hại sức khoẻ gây nên do tai nạn lao động nhằm giúp cơ quan pháp luật giải quyết các chế độ bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động hoặc thay đổi chế độ làm
việc cho phù hợp với tình trạng sức khỏe sau khi bị tai nạn lao động.