Giáo trình Tâm lý học sáng tạo

Giáo trình Tâm lý học sáng tạo

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Tâm lý học sáng tạo là lĩnh vực tri thức về con đường con người tạo dựng cái mới, có tính độc đáo và có giá trị trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Khó khăn lớn nhất của nghiên cứu trong tâm lý học sáng tạo là ở chỗ các phát minh, sáng chế liên quan đến thời khắc thấu hiểu, “loé sáng” được nhiều nhà sáng tạo nhắc đến nhưng việc nghiên cứu hiện tượng vô thức, tiềm thức bằng các phương pháp khách quan gặp nhiều khó khăn. Thời điểm thấu hiểu, “loé sáng” mới chỉ được các nhà sáng tạo kể lại thông qua tự quan sát và trải nghiệmTrong khi đó nhiệm vụ cải thiện khả năng tư duy sáng tạo đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc tới. Giải quyết vấn đề theo “lôgíc sáng tạo” cũng có thể giúp tạo ra sản phẩm mới độc đáo (Phan Dũng, 2007). Trong thực tế, quá trình sáng tạo vẫn hàm chứa nhiều điều bí ẩn, bao gồm cả quy trình có tính lôgíc và quá trình mang tính trực giác. Làm thế nào để tăng cường năng lực sáng tạo của con người vẫn còn là câu hỏi mở chưa có câu trả lời thoả đáng. Nhiều kết quả nghiên cứu trong tâm lý học sáng tạo phát hiện ra rằng các yếu tố bối cảnh bên ngoài và các yếu tố chủ quan bên trong tác động tới việc tạo ra sản phẩm mới, độc đáo. Những tác động này là phức tạp, phi tuyến tính. Việc tạo ra môi trường cởi mở, khuyến khích mạo hiểm, thay đổi cách nhìn và đặc biệt sự say sưa theo đuổi công việc là những yếu tố quan trọng tác động tích cực đến việc ra đời sản phẩm sáng tạo.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường xuyên phải suy nghĩ và hành động để giải quyết vấn đề mới nảy sinh trong công việc và cuộc sống một cách sáng tạo do điều kiện giải quyết vấn đề thay đối cùng với sự thay đổi thường xuyên của môi trường xung quanh.
Do đó, có thể nói hoạt động của con người ở những mức độ khác nhau đều có liên quan đến sáng tạo. Kiến thức về bản chất của sáng tạo, cơ sở sinh học, xã hội của sáng tạo, mối quan hệ giữa sáng tạo với các hiện tượng tâm lý khác như trí thông minh, tư duy, tưởng tượng, động cơ cũng như kiến thức về phương pháp nghiên cứu sáng tạo rất cần thiết đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và các nhà chuyên môn làm việc trong lĩnh vực tâm lý học. Cuốn giáo trình “Tâm lý học sáng tạo” này có mục tiêu cung cấp những kiến thức như vậy cho học viên.

Có thể bạn thích sách  Bí mật của hạnh phúc

Giáo trình được trình bày trong 7 chương. Chương I nêu những vấn đề chung về sáng tạo và tâm lý học sáng tạo như quan niệm về sáng tạo, các thuộc tính, cấp độ sáng tạo, các trường phái và xu hướng nghiên cứu sáng tạo.

Chương II trình bày phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học sáng tạoTrong chương này 4 nhóm phương pháp chính, trắc đạc tâm lý, thực nghiệm sáng tạo, nghiên cứu trường hợp và trắc đạc lịch sử, được trình bày cùng với những kết quả nghiên cứu đã có của các học giả.

Chương III phân tích bản chất của sáng tạo như một quá trình gồm nhiều giai đoạn mà mắt xích trung tâm của quá trình là sự chuyển hóa từ ấp ủ sang thấu hiểu, xuất hiện ý tưởng sáng tạo. Khái niệm dòng sáng tạo của Csikszentmihalyi (1996) được bàn đến nhu một sự đắm chìm vào diễn biến sự kiện mà chủ thể không còn ý thức rõ ràng sự tồn tại của chính mình. Việc giải quyết vấn đề sáng tạo được phân tích theo một số cách tiếp cận như tiếp cận lý thuyết tr tuệ, tư duy theo chiều ngang, tiếp cận theo thành tố v.v.

Chương IV phân tích cơ sở sinh học và xã hội của sáng tạo. Các cơ sở sáng tạo ở cấp độ tế bào thần kinh, bán cầu đại não, tác động của môi trường gia đình, giáo dục, môi trường làm việc, môi trường xã hội đối với sáng tạo được phân tích, trong đó văn hoá được coi là có nhiều tác động đến sáng tạo của con người Chương V phân tích các quan niệm về mối quan hệ giữa sáng tạo và trí thông minh, tư duy sáng tạo, tưởng tượng. Có nhiều quan điểm nghiên cứu mối quan hệ trí thông minh và sáng tạo, mỗi tác giả có cách tiếp cận riêng và có quan niệm riêng, điều đó không hề mẫu thuẫn với bản chất của sáng tạo là quá trình đi đến cái mới. Tư duy sáng tạo có vai trò quan trọng trong phát hiện ra cái mới; tư duy sáng tạo không chỉ bao gồm thành phần lôgic, các yếu tố phi lôgic, tiền lôgic, yếu tố trực giác có vai trò quan trọng trong tư duy sáng tạo. Tưởng tượng là thành phần không thể thiếu của sáng tạo, mặc dù có nguồn gốc từ thực tiễn nhưng tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong tạo dựng cơ chế phi lôgíc của sáng tạo.

Có thể bạn thích sách  90 giây để thu hút bất kỳ ai

Chương VI trình bày các đặc điểm nhân cách của người sáng tạo và động cơ sáng tạo. Không đi sâu vào cấu trúc kinh điển của nhân cách, chương này điểm qua một số đặc điểm nhân cách, có thể là những đặc điểm của xu hướng, năng lực hay tính cách, có mặt ở những người sáng tạo. Cũng tại chương này vấn đề động cơ sáng tạo được phân tích khá chi tiết. Động cơ trong có vai trò quyết định tới sáng tạo; động cơ ngoài hỗ trợ cung cấp thông tin có ý nghĩa xóa bỏ sự kiểm soát hay duy trì tính liên tục của hoạt động học tập và lao động góp phần thúc đẩy sáng tạo.

Chương VII trình bày vấn đề sáng tạo trong tổ chức và việc giáo dục, phát triển tính sáng tạo. Mặc dù sáng tạo là một hiện tượng tâm lý còn nhiều điều chưa được làm rõ, các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định triển vọng phát triển năng lực sáng tạo ở người học và phát huy tính sáng tạo ở người lao động

Đây là tài liệu dùng cho học viên sau đại học nên vấn đề được trình bày khá cởi mở, đưa ra nhiều quan điểm, ý kiến về một vấn đề. Học viên có cơ hội trải nghiệm các góc nhìn khác nhau và có thể lựa chọn cho mình quan điểm thích hợp.

Giáo trình được viết với thời lượng 3 tín chỉ, là tài liệu học tập của học viên cao học tâm lý học thuộc Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà NộiCuốn sách còn là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu tâm lý học và những ai quan tâm tới vấn đề sáng tạo và pháát triển sáng tạo ở con người. Cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót, những ý kiến đóng góp của độc giả và đồng nghiệp xin gửi về địa chỉ [email protected].

Có thể bạn thích sách  Cẩm Nang Tư Duy Học Tập Và Nghiên Cứu PDF EPUB

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2012
Tác giả GS.TS. Phạm Thành Nghị