Bài Mở đầu nhằm mục đích giới thiệu những kiến thức cơ bản về môn Quan hệ quốc tế (QHQT) như một môn học tương đối độc lập. Những kiến thức cơ bản này bao gồm:
Khái niệm QHQT để có thể hiểu được ban chất và nội dung cơ bản của QHQT. Đây chính là một trong những cơ sở lý luận chủ yếu cho toàn bộ môn học.
Quá trình phát triển của môn QHQT để có được sự hình dung khái quát về quá trình hình thành và phát triển của môn QHQT. Qua đó, có thể nắm được những xu hưởng lý luận chính cũng như tình hình hiện nay của môn học này.
Đối tượng của môn QHQT để nắm được định hướng, vấn đề lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu của môn học. Đồng thời, đổi tượng của môn học còn cho thấy những bộ phận chủ yếu cấu thành nên QHQT cũng như mối quan hệ giữa chúng.
Phương pháp của môn QHQT nhằm giới thiệu các công cụ nghiên cứu chủ yếu của môn học có tính liên ngành và đa ngành này. Việc xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu còn nhằm chứng minh tỉnh độc lập tương đối của môn QHQT.
Các lý thuyết QHQT chủ yếu nhằm giới thiệu nội dung cơ bản của bốn trường phái lý luận có ảnh hưởng nhất trong nghiên cứu QHQT hiện nay. Đó là Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tụ do, Chu nghĩa Kiến tạo và Chủ nghĩa Mác-Lênin.