Trên thế giới hiện nay kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều có những tiến bộ trong việc ban hành luật sở hữu trí tuệ: thay đổi, bổ sung hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó việc bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý .. giống cây trồng và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh luôn được các quốc gia quan tâm.
Vấn đề sở hữu trí tuệ không còn là vấn đề của một quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề lớn của toàn cầu. Những thay đổi công nghệ trên thế giới hiện nay một mặt mang lại cho nhân loại những cơ hội thay đổi vượt bậc và căn bản mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, mặt khác cũng đưa ra những thách thức trong việc tạo ra công nghệ và triển khai công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Theo quy định trong các điều ước quốc tế, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo hưởng áp dụng các tiêu chuẩn đang được áp dụng ở các nước đồng thời những quy định của các nước về sở hữu trí tuệ cũng cần phải phù hợp với những quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WPO). Việt Nam cũng phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên, học viên và những người quan tâm, Bộ môn luật dân sự (Khoa luật dân sự) Trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Việc biên soạn giáo trình này dựa trên cơ sở các quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đồng thời cũng đảm bảo tính phù hợp với chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com