Giáo trình linh kiện điện tử và vi mạch điện tử

Giáo trình linh kiện điện tử và vi mạch điện tử

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Giáo trình Linh kiện điện tử và vi mạch điện tử là một môn học cơ sở cho các sinh viên đại học và cao đẳng ngành Điện tử viễn thông. Các chuyên ngành Mạng và Truyền thông, Kỹ thuật máy tính của Ngành Công nghệ thông tin cũng rất cần kiến thức cơ sở này. Nội dung giáo trình được biên soạn theo tính thần ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ logic chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đầu tại), cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với ngành học để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.
Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao. Trong giáo trình này, chúng tối giới thiệu nhiều hình về các linh kiện điện tử trong thực tế, điều này giúp bạn đọc làm quen với các linh kiện khi gặp trong khi làm việc. Cuối giác trình chúng tôi cung cung cấp cho bạn dọc và các sinh viên các thiết bị vi mạch thông dụng.
Nội dung của giáo trình được biên soạn gồm 7 chương: Chương 1: Cơ sở vật lý của vật liệu linh kiện điện tử. Trong chương này sẽ cung cấp các kiến thức về đặc tính vật lý và hóa họ các vật liệu cách điễn, dẫn điện, bán dẫn và vật liệu từ, trên cơ sở này sẽ có các cách tính toán các thông số, giá trị của các linh kiện điện từ thụ động.
Chương 2: Các linh kiện điện tử thụ động. Từ các vật liệu các điên, dẫn điện, vật liệu từ, tài liệu sẽ cung cấp các kiến thức về cá linh kiện điện tử như diện trở, tụ điện, cuộn cám và biến áp. Giáo trìn
mạch điện khi lớp các linh kiện viên trong các mạch điện thông thường, nếu lên một vài ứng dụng chính của các linh kiện thụ động này. Trong chương này cũng cung cấp cho các sinh viên các hình về cụ thể và các ứng dụng của linh kiện thụ động trong mạch điện tử. Cuối chương sẽ các các câu hỏi và bài tập cho sinh viên ôn tập và làm quen với các tính toán giá trị linh kiện thụ động trong các mạch điện từ thông dụng.
Chương 3: Các đặc điểm linh kiện bán dẫn. Với các chất bán dẫn, đặc tính vật lý và hóa học đã nêu trong chương I, Trong chương này, chúng tôi cung cấp các đặc điểm các lớp tiếp xúc PN và N-P. các phân cực thuận và nghịch trong chất bán dẫn, cách tạo ra dòng điện qua các lớp tiếp xúc này. Chúng tôi giới thiệu đặc tuyến Volt – Amper để khảo sát các đèn transistor trong mạch điện tử dùng các linh kiện chủ động (Diot, Transitor các loại, Thyristor, Triac, Diac, Đây là các linh kiện chủ động trong các mạch điện tử, trong các linh kiện này còn có các đèn điện tử, nhưng do trong thời đại vi mạch và trong thực tế cũng chỉ các chuyên ngành hẹp mới sử dụng, nên trong giáo trình chỉ cung cấp các linh kiện bán dẫn
Chương 4: Diot bán dẫn. Tài liệu sẽ cung cấp các đặc tính kỹ thuật, các cách ghép nối và các ứng dụng của DIOT thông thường và các DIOT đặc biệt (DIOT Tunel, DIOT Zener, DIOT Shalk,…)
Chương 5: Transitor lưởng cực (Bipolar Junction Transitor, BJT), tài liệu cung cấp các kiến thức căn bản của loại transitor thông dụng nhất trong các loại mansitor. Các tính chất ngắn, bão hòa và khuếch đại của loại transitor này. Các cách ghép nôi trong thực tế và đặc tuyến Volt – Amper của transitor này.
Chương 6: Transitor trường (Field Efeet Transitor, FET) tiếp xúc và loại MOSFET, FET hoạt động dựa trên sự điều khiển độ dẫn điện của phiến bán dẫn bằng điện trường ngoài. FET chỉ sử dụng một loại hạt dẫn (hạt đa số: điện tử hoặc lỗ) nen thuộc loại đơn tính (unipolar). Loại Transitor này sẽ có các ứng dụng cụ thể trong thực tế.
Chương 7: Transistor trường đơn tiếp giáp (Uni Junction Transitor UIT) và loại transistor đặc biệt khác. Chương này sẽ mô tả các loại UJT, các sơ đồ sẽ cung cấp các chiều dòng điện của các loại UIT trong thực tế, trong chương này sẽ cung cấp các loại TRANSISTOR đặc biệt (THYRISTOR, TRIAC và DĨAC).
Cuối chương sẽ các các câu hỏi và bài tập cho sinh viên ôn tập. vẽ các đặc tuyến điện áp và tính toán giá trị dòng điện, điện áp trong các mạch điện tử thông dụng khi có các loại Transitor.
Tài liệu cũng cung cấp các hình về các linh kiện chủ động hay gặp trong thực tế. Phần phụ lục chúng tôi cung cấp các mạch IC số đơn giản như TTL, MOSFE, CMOS và các mạch tổ hợp thông dụng, đơn giản.
Trong quá trình sử dụng, tùy theo yêu cầu cụ thể có thể điều chính số tiết trong mỗi chương. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi không đề ra nội dung thực tập của từng chương, vì trong thiết bị phục vụ cho thực tập của các trưởng không đồng nhất.
Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên các trường đại học, nó cũng là tài liệu tham khảo bỏ ích cho sinh viên kỹ thuật cũng như kỹ thuật viên đang làm việc ở các cơ sở kinh tế nhiều lĩnh vực khác nhau. Giáo trình đã được giảng cho sinh viên Khoa Kỹ thuật máy tính và Khoa Mạng và Truyền thống của Trường Đại học Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
Chúng tôi xin cảm ơn tập thể giảng viên hai Khoa trên và Kỹ sư Nguyễn Quang Minh đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn. Chúng tôi cũng tham khảo nhiều giáo trình điện tử của trang Web Bộ Giáo dục và Đào tạo để cập nhật các kiến thức mới nhất về môn học cơ sở này. Mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết, nên chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người sử dụng để lần tái bản được hoàn chỉnh hơn.

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com