Giáo trình bố cục

Giáo trình bố cục

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Bố cục của một bức tranh là nghệ thuật kết hợp một cách thoả đáng nhất tất cả những đối tượng mà hoạ sĩ đã lựa chọn nhờ sự giúp sức của óc sáng tạo. Sự kết hợp này không bao giờ được tách rời nhau, vì đó là những tư tưởng cao siêu nhất, ý định tài tình nhất để tạo nên những bố cục có giá trị.
Cái đẹp của bố cục tranh trong các tác phẩm mĩ thuật phụ thuộc chủ yếu vào sự biến hoá, sự đối lập, sự tương phản và cách sắp xếp tất cả các bộ phận trên bình diện của bức tranh. Với tất cả cái đó, người hoạ sĩ phải sáng tạo nhằm giải quyết một cách thoả đáng những yếu tố trong bố cục, mỗi bộ phận theo vẻ đặc trưng của nó.
Người ta còn cho rằng bố cục là bộ phận thứ nhất của hội hoạ. Hội hoạ có thể chia làm hai phần là trí tưởng tượng sáng tạo và cách sắp xếp, bố trí. Sự sáng tạo tìm ra những vật, những đối tượng cho bức tranh, còn sự sắp xếp, bố trí tìm ra chỗ đứng cho chúng. Hai phần đó có nhiều liên hệ với nhau. Mối liên hệ đó tạo nên cái đẹp cho một tác phẩm mi thuật.
Từ ý nghĩa đó có thể coi bố cục là khâu quan trọng trong quá trình học vẽ để trở thành người biết vẽ, và có thể sáng tác tranh.
Tất cả các thể loại trong hội hoạ đều phải sử dụng và học phương pháp bố cục. Ở phần A, B, C trong chương I nói về một số kiến thức chung sẽ đề cập đến khái niệm bố cục và một số yêu cầu về bố cục tranh ; giới thiệu một số hình thức bố cục và phương pháp xây dựng bố cục tranh ; phân tích, giới thiệu tranh vẽ của một số hoạ sĩ Việt Nam và thế giới ; giới thiệu kĩ thuật sử dụng màu bột trong vẽ tranh hiện đại. Các nội dung này sẽ bổ trợ cho những kiến thức trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp cho chúng ta có sức sáng tạo mới trong nghệ thuật bố cục.
Trong chương trình mới của môn Mĩ thuật ở trường Cao đẳng Sư phạm, phần bố cục bao gồm 9 đơn vị học trình. Đối tượng dùng sách là giáo sinh Cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật. Sách dùng cho cả 3 chương trình A, B và C để giảng dạy, tham khảo và nghiên cứu trong phạm vi các trường Cao đẳng Sư phạm, Trung học Sư phạm và Trung học phổ thông.
Phần bố cục còn có một hệ thống các bài tập. Các bài tập này được tiến hành từ thấp đến cao, từ yêu cầu đơn giản đến kĩ năng toàn diện (kĩ thuật đồng bộ) để người học có thể phát triển và tự nghiên cứu vươn lên trong công việc sáng tác, giảng dạy.