Emily Trên Dải Cầu Vồng

Emily Trên Dải Cầu Vồng

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

“Mọi người không bao giờ đúng khi nói tôi là Anne. Nhưng trên một số phương diện, họ sẽ đúng nếu cho rằng tôi là Emily.” Một nữ nhà văn, chao ôi, Emily ao ước trở thành nhà văn hơn bất cứ điều gì khác trên đời. Tiếp tục học lên cao ở thị trấn Shrewsbury chính là con đường thuận lợi hơn cả để tiến gần hơn tới mục tiêu ấy. Nhưng đến Shrewsbury đồng nghĩa với việc phải rời xa trang trại Trăng Non yêu dấu, phải sống cùng bác Ruth không bao giờ biết cười, và đáng sợ hơn tất thảy, phải ngừng sáng tác truyện trong ba năm. Liệu Shrewsbury có phải là nơi thích hợp để Emily khởi nghiệp, nơi cô tìm thấy “ánh cầu vồng hạnh phúc”, nơi vẻ đẹp đặc biệt của cô chạm đến trái tim của một chàng trai trẻ? Emily trên dải cầu vồng mang đặc trưng của những tác phẩm đã trở thành kinh điển của L. M. Montgomery: Lời văn tuyệt đẹp, hình ảnh nên thơ, nhân vật khác thường, truyện bên lề đáng yêu cùng một chút sắc màu tình yêu trong sáng. Nhưng chính khát vọng được viết văn cháy bỏng của Emily cùng lối khắc họa hiện thực không chút lảng tránh đã khiến bộ ba tiểu thuyết về Emily Byrd Starr trở nên khác biệt, một vẻ đẹp sáng rỡ ngay cả trong những giờ khắc u buồn nhất. Là sê-ri thứ hai về nhân vật kinh điển Emily của nhà văn Lucy Maud Montgomery, Emily trên dải cầu vồng kể câu chuyện của cô gái này trong giai đoạn từ 13 đến 17 tuổi. Không còn là một cô nhóc như trong Emily ở trang trại Trăng Non, trong tác phẩm này, Emily đã trưởng thành và hiểu chuyện hơn, đồng thời, cô bắt đầu biết ước mơ. Một nữ nhà văn, chao ôi, đây chính là khao khát lớn nhất của Emily… Bộ ba tiểu thuyết viết về Emily do Nhã Nam xuất bản: Emily ở trang trại Trăng Non Emily trên Dải Cầu Vồng Emily và Ngôi Nhà Không Còn Tuyệt Vọng *** Lucy Maud Montgomery (30/1/1874 – 24/4/1942, được biết đến rộng rãi dưới tên L.M. Montgomery. Bà là nhà văn người Canada nổi tiếng với sê-ri truyện viết về cô bé Anne tóc đỏ (hai trong số đó đã được dịch ra tiếng Việt. Bà tiếp tục viết 20 cuốn tiểu thuyết cùng với khoảng 500 truyện ngắn và thơ. Lucy Maud Montgomery sinh ngày 30/1/1874 tại Cliffon (nay là New England, thuộc đảo Hoàng Tử Edward, Canada. Mẹ của bà là Clara Woolner Macneill Montgomery mất vì bênh lao khi bà mới 21 tháng tuổi. Bố của bà, Hugh Montgomery, gửi bà cho ông bà ngoại chăm sóc. Mặc dù sống với ông bà nhưng tuổi thơ của bà khá đơn độc, vì vậy bà thường tạo ra một thế giới tưởng tượng xung quanh để vơi đi nỗi cô đơn, và từ đó trí tưởng tượng phong phú của bà được phát triển. Tháng 11 năm 1890, Lucy Maud Montgomery viết bài đầu tiên cho một tờ báo địa phương ở Charlottetown là Daily Patriot. Năm 1883, bà được nhận vào trường đại học Prince of Wales ở Charlottetown. Năm 1895 và 1896, bà theo học khoa văn tại trường đại học Dalhousie ở Halifax, Nova Scotia. *** “03 tháng Tư, 19… “Có nhiều khi tôi chỉ mong sao mình có thể tin vào sức ảnh hưởng của những sao xấu hay tính xác thực của những ngày đen đủi. Nếu không thì làm sao những chuyện quỷ quái có thể xảy ra như nó vẫn thường xảy ra với những người thiện chí chứ? Bác Ruth chỉ vừa tỏ ra chán chẳng buồn nhắc lại cái đêm bác ấy phát hiện Perry đang hôn tôi trong phòng ăn thôi thì tôi đã lại dính phải một tình huống gian nan kỳ cục khác. “Tôi sẽ trung thực. Không phải vì tôi làm rơi ô nên mới ra cơ sự thế, cũng không phải bởi vì thứ Bảy vừa rồi tôi làm rơi vỡ cái gương trong bếp ở Trăng Non. Chuyện thuần túy chỉ bắt nguồn từ sự bất cẩn của tôi. “Nhà thờ Giáo hội Trưởng lão Thánh John ở Shrewsbury này đã khuyết vị trí mục sư từ hồi đầu năm và hiện đang nghe ngóng các ứng cử viên. Ngài Towers của tờ Thời đại đề nghị tôi tận dụng các ngày Chủ nhật không ở Hồ Blair để ghi chép lại các bài giảng đạo đăng trên tờ báo của ông ấy. Bài giảng đạo đầu tiên khá ổn thỏa và tôi ghi chép lại với sự thích thú. Bài thứ hai thì vô hại, rất vô hại, và tôi ghi chép lại chẳng chút đau khổ gì. Nhưng đến bài thứ ba, bài giảng tôi đã nghe vào Chủ nhật vừa rồi, lại đến là lố bịch. Trên đường từ nhà thờ về nhà, tôi nói thế với bác Ruth và bác ấy hỏi, ‘Cháu nghĩ cháu có đủ trình độ để chỉ trích một bài giảng đạo không?’ “Ái chà, có chứ, tôi có đủ trình độ đấy! “Chưa từng thấy bài giảng đạo nào mâu thuẫn đến mức đó. Ông Wickham đã tự cãi lại mình đến gần chục lần. Ông ấy trộn nháo trộn nhào các phép ẩn dụ… câu của Shakespeare thì ông lại gán cho Thánh Paul… ông ấy gần như phạm phải hết thảy mọi tội lỗi thông thường có thể tưởng tượng được, bao gồm cả cái tội lỗi không thể tha thứ là đã biến mình thành một con người dốt nát chết người. Dẫu vậy, công việc của tôi là đưa tin về bài thuyết giảng, vậy nên tôi viết tin. Khi ấy, tôi cần phải làm gì đó để xóa bỏ tâm trạng khó chịu này, bởi vậy, tôi viết một bài phân tích cho vui. Đó là một hành động điên rồ nhưng đầy hứng thú. Tôi chỉ ra tất tật những điểm mâu thuẫn, những chỗ trích dẫn sai, những điểm yếu và sự thiếu chắc chắn của bài thuyết giảng. Tôi viết một cách hào hứng… tôi vận hết khả năng châm chọc, nhạo báng và khả năng ăn nói độc địa của mình… ái chà, tôi phải thừa nhận rằng đó là một văn bản rất cay độc. “Rồi tôi lại gửi nhầm nó tới tờ Thời đại!

Nguồn: https://thuviensach.vn