Đường Ra Trận – Nguyễn Kiên full mobi pdf epub azw3 [Thiếu Niên]

Đường Ra Trận – Nguyễn Kiên full mobi pdf epub azw3 [Thiếu Niên]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Đặt vào lứa tuổi thiếu niên mà đọc quyển Đường Ra Trận này phải nói là khá hay, không chỉ về lịch sử mà còn hình thành nhân cách.

Am ở xóm Mũi Chông. Con đường ra trận vượt đèo Mũi Chông, ngay trước xóm. Đêm đêm từng đoàn xe rầm rập trên đường. Mới 15 tuổi, Am đã xung phong vào đội thanh niên xung kích phục vụ giao thông rồi được chi đoàn giúp đỡ, Am ra các trạm chắn xe dưới chân đèo. Ở đây, Am gặp Xuân, cô bạn gái thanh niên xung phong cùng tuổi, vui tính bắn mìn giỏi; gặp anh Chiến lái xe, mưu trí, dũng cảm. Am được sống gần anh Hồi, trạm trưởng trạm chắn xe, làm quen với những công việc giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Không khí chiến đấu sôi nổi, khẩn trương với những con người giàu ý chí, nghị lực và tình cảm.. đã đem lại cho Am những hiểu biết mới mẻ vì một nguyện vọng cao đẹp: Cống hiến tuổi trẻ cho cuộc chống Mỹ cứu nước vĩ đại!

***

Chưa bao giờ Am nghĩ mình sẽ gắn bó với cái trạm chắn xe nhỏ bé dưới chân đèo. Trạm chắn xe là gì, Am chưa từng biết. Vi Am chưa từng đi đâu xa. Xóm Mũi Chông của Am chi lưa thưa mấy chục nóc nhà, nằm lọt thỏm giữa một thung lũng sâu. Xưa kia, vùng này rừng núi hoang rậm. Về sau, bọn thực dân Pháp mở đồn điền cà–phê, mới mọc lên rải rác những xóm làng nhỏ bé của dân nghèo vùng xuôi kéo lên làm phu đồn điền. Một con đường trải đá dăm khúc khuỷu, gập ghềnh nối liền các đồn điền cà–phê mênh mông. Chỉ những người phu đồn điền biết con đường ấy… Bây giờ, con đường ấy đã thuộc tuyến đường vận tải quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân ta. Đó là tuyến đường xuyên Khu Bốn, đi sâu vào phía nam và tỏa lan khắp biên giới miền tây của Tổ quốc.

Những năm còn ngồi trên ghế nhỏ trường, sinh hoạt trong Đội thiếu niên, Am vẫn quen nghĩ mình là một chú bé con. Sau khi tốt nghiệp lớp bảy, từ biệt mái trường thân yêu, trở về tham gia hoạt động ở địa phương, Am bỗng cảm thấy mình đã trở thành một người lớn. Am vừa mười lăm tuổi. Vào tuổi ấy, Am bắt đầu sinh hoạt và công tác với chi đoàn thanh niên lao động. Bí thư chi đoàn thanh niên lao động xóm Mũi Chông là chị Thanh. Chị Thanh nói với Am:

– Ta sắp mở đường đèo Mũi Chông. Xóm Mũi Chông mình có trách nhiệm lớn, Chi đoàn mình sẽ trở thành “đội xung kích phục vụ giao thông vận tải”. Chi đoàn đã chọn Am vào Đội xung kích.

Am được nhân vào đội xung kích, lòng xiết bao bỡ ngỡ. Am lờ mờ cảm thấy rồi sẽ có những chuyện hết sức lạ lùng, mới mẻ, phi thường đến với Am, ghi dấu cái năm tháng Am thực sự được trở thành người lớn… Nhưng Am chỉ cảm thấy thế, chứ không đoán trước được là những chuyện gì.

Đường đèo Mũi Chông, đối với Am đã quen thuộc từ tấm bé. Đó là một đoạn đường treo lơ lửng trên sườn núi. Dưới chân đèo, ngay lối rẽ vào xóm Mũi Chông có cắm một tấm biển sơn đỏ, kẻ chữ vàng: “Đường dốc ngược kéo dài, nhiều quãng khó đi, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu. Chú ý: không có nước?” Trước chiến tranh, xe vận tải chi qua lại thưa thớt trên đường đèo Mũi Chông. Xe nào đến chân đèo, trông thấy tấm biển cũng phải dừng lại. Anh lái xe nào cũng phải cẩn thận xem lại máy và chạy xuống suối múc nước đổ đầy két nước… Tấm biển cứ lặng lẽ đứng đó, dầu sương giãi nắng qua lâu ngày, đã đổ nát. Bọn Am liền dựng thay vào một mái lều nhỏ, làm trạm liên lạc và trạm gác phòng không. Đêm đêm, bọn Am cắt phiên theo các anh các chi đoàn viên ra trạm gác, thắp lên ngọn đèn hiệu để đón xe và đón các đơn vị bộ đội hành quân. Biết bao nhiêu đơn vị bộ đội đã hành quân trong đêm, vượt đèo Mũi Chông, tiến ra mặt trận. Các anh đều rất trẻ, rất vui nhưng các anh chẳng có thì giờ dừng lại lâu, chỉ kịp đáp lại lòng lưu luyến của bọn Am bằng một nụ cười, một cái nháy mắt nghịch ngợm, một cái vẫy tay… Cho đến một đêm, một đơn vị đã dừng lại. Một đơn vị thanh niên xung phong. Am nghe nói các đơn vị thanh niên xung phong cũng làm nhiệm vụ chiến đấu như các đơn vị bộ đội. Am thích lắm. Từ đầu đêm, Am ra trạm gác dưới chân đèo, thắp ngọn đèn hiệu lên, lòng náo nức mong chờ. Nhưng đến khuya, đơn vị thanh niên xung phong tới, Am chẳng thích thú chút nào. Đơn vị thanh niên xung phong toàn con gái! Mà chẳng có súng ống gì cả, chỉ thấy lủng củng những cuốc xẻng, quang sọt… Toàn đơn vị tập hợp trước trạm gác phòng không. Chị Thanh, thay mặt chi đoàn hội ý với ban chỉ huy đơn vị một lát rồi bọn Am chia nhau dẫn các tiểu đội về ở các nhà trong xóm.

Anh dẫn một tiểu đội, đi sau cùng. Trước khi lên đường, một chị trong tiểu đội bỗng kêu lên:

– Thiếu cái Xuân! Cái Xuân đâu rồi?

Am cũng chẳng cần chú ý “cái Xuân” là ai. Các chị chia nhau đi tìm “cái Xuân”. Còn Am, đứng chờ… Lát sau, có tiếng một chỗ reo to:

Có thể bạn thích sách  Người Dịch Bệnh - Jhumpa Lahiri full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]

– A, con bé đây rồi! Con bé ngủ, giời đất ạ!

Thì ra, Xuân quả là một “con bé” thực. Xuân chẳng nhỉnh hơn Am mấy tý. Chỉ thoáng qua, Am đã dứt khoát không thể nào công nhận Xuân đã là người lớn. Người lớn gì mà vừa dừng chân, đã lần ra sau trạm, cử đeo ba–lô thế mà ngồi nghẹo đầu xuống ngủ được!

Xuân rất hồn nhiên. Cô tỉnh ngủ ngay và chẳng ngượng nghịu gì cả. Cô đi đầu tiểu đội, ngay bên Am. Am nghe rõ bước chân Xuân, thỉnh thoảng lại dấn lên, gấp gáp. Hình như Xuân định hỏi Am điều gì. Nhưng mãi không thay hỏi. Am cũng định hỏi Xuân điều gì. Mà Am nghĩ không ra… Đột nhiên, đến một khúc ngoặt, Am quay lại, giơ cao ngọn đèn lên:

– Các chị cẩn thận nhé, Am thể nói, ở đây có mạch nước, lại có một hòn đá mồ côi, trơn lắm đấy!

Lúc đó, Xuân hơi chững lại. Đôi mắt cô bé rất đen và to, bạo dạn nhìn Am. Rồi không hiểu sao cô bé phá lên cười:

– Hay thật, đá mà cũng mồ côi!

Am định giải thích cho Xuân hiểu vì sao gọi là “đá mồ côi”. Nhưng Am lại nghĩ: “Có lẽ hắn cười không phải vì hòn đá mồ côi. Hắn cười, vì hắn coi mình còn trẻ con hơn hẳn! Am không thích Xuân và rất khó chịu trước tiếng cười của Xuân.

inline

Xuân ở ngay tại nhà Am và cô bé vẫn luôn luôn vô cớ phá lên cười. Thời gian này, đơn vị thanh niên xung phong đang làm lán. Riêng tiểu đội Xuân được chuyên trách đi thăm dò đường đèo, chuẩn bị kế hoạch bắn mìn. Họ đi từ sáng sớm, đem theo cơm nắm, muối rang đến tối xầm mới về. Họ mang theo về bao nhiêu chuyện tranh cãi sôi nổi về con đường, các vách đá và xúc khe suối… Trong những cuộc tranh cái, Xuân thường ít nói. Đến khi vui đùa thì Xuân lại tếu nhất. Cô bé châm chọc tất cả các chị lớn trong tiểu đội. Rồi cô bé kể chuyện mình, châm chọc ngay chính mình. Chẳng hạn như Xuân nói: “Cái đêm hôm em mới đến đây ấy, em không định ngủ đâu. Em chỉ ngồi lơ mơ thôi. Chợt em trông thấy u em. U em vừa đi chợ về. U em bảo, con gái bé bỏng của mẹ ơi, con gái có ăn quà bỏng ngô không nào? Em liền chạy theo u em. Thế… thành ra em ngủ say tít!”

Những chuyện Xuân kề thường gây cho Am một cảm giác vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa xa xôi và lạ lùng. Xuân cũng mười lăm tuổi, vừa tốt nghiệp lớp bảy như Am. Nhưng cô bé đã khai tăng một tuổi, thành mười sáu. Mười sáu tuổi, đàng hoàng là một đoàn viên thanh niên lao động, một đội viên thanh niên xung phong, nghĩ sướng thật! Đã mấy lần Am định hỏi Xuân, làm cách nào khai tăng tuổi lên được. Nhưng Am ngượng. Vì hỏi thế, chẳng hỏa ra phải thú nhận mình kém cỏi, mình còn trẻ con lắm hay sao!

Một hôm, tiểu đội Xuân lên thăm dò đỉnh đèo trở về, Xuân tỏ ra đặc biệt vui vẻ. Đỉnh đèo Mũi Chông có một tảng đá lớn, chân đá ăn rất sâu, mạch đá nghiêng xuống sườn dốc dựng đứng, trông xa như đầu con voi rừng đang thò vòi xuống hút nước dưới lòng khe. Cần phải nổ mìn phá tảng đá đầu voi, san phẳng đỉnh đèo thành một cua đường rộng, hai xe tải có thể tránh nhau được. Xuân đã len lỏi, bám vào các mẫu đá, gờ đá, xuống tận chân tảng đá đầu voi để tìm chỗ đặt thuốc mìn. Xuân nói:

– Dưới chân tảng đá đầu voi có một khe nứt rất sâu và dài, ta ở thì đặt thuốc mìn vào đó.

Một số tán thành ý kiến Xuân, số khác hỏi:

– Nhưng vách núi dựng đứng thành như thế, đốt mìn xong, bạn chạy lối nào?

Xuân đang hào hứng, hỏng ngàn ra. Chính Xuân cũng không biết nên chạy khi nào. Tinh Xuân thế, bao giờ cũng nôn nông, họ thích việc gì là muốn làm ngay, chẳng tính toán trước sau gì.

Am lắng nghe các chị lớn trong tiểu đội Xuân bàn cãi; lát sau, chú thong thả nói xen vào:

Từ chân tảng đá đầu voi, các chị cử xuống thêm một nấc nữa, sẽ đến một chỗ sườn núi hơi lõm vào, có một gờ đá chạy ngoằn ngoèo như một con đường hẻm dẫn đến một cái hang nhỏ. Trước cửa hàng, có một gốc cày moc chia ra…

Xuân ngạc nhiên nhìn Am, vẻ như muốn nói: “Bạn thông thạo đến thế kia à?”. Lòng đầy vui thích và hãnh diện, Am và không chú ý đến Xuân và Am nói tiếp:

– Trong lùm cây trước cửa hàng có một con tắc–kè. Mỗi khi con tắc–kè kêu, tiếng kêu của nó đập vào vách núi, đứng dưới thung lũng còn nghe rõ!

Hôm sau, theo sự chỉ dẫn của Am, tiểu đội xuân đi nghiên cứu lại địa hình và quyết định kế hoạch nổ mìn phá tảng đá đầu voi. Chị tiểu đội trưởng nói với Am, giọng thân mật và trang trọng:

– Cảm ơn đồng chí Am nhé. Nếu không có đồng chí mách, chúng tôi không thể tìm ra cái hang nhỏ ấy được. Cái hang tốt quá!

Còn Xuân thì nói, giọng cởi mở:

– Bạn Am giỏi tuyệt. Giá mà bạn được đi thanh niên xung phong nhỉ, nhất định tôi sẽ đề nghị hạn vào tiểu đội bắn mìn!

Có thể bạn thích sách  Thiên Giáng Đại Vận - Phá Hồ full prc pdf epub azw3 [Xuyên Không - Quân sự]

Am và Xuân bắt đầu trò chuyện với nhau. Am kể Xuân nghe chuyện xóm Mũi Chông và chuyện gia đình. Xuân cũng kể chuyện quê hương và chuyện gia đình Xuân. Xuân nói:

– Quê mình ở đồng bằng, ven sông Hồng. Sông Hồng đặc quánh phù sa, nước đỏ ngầu lên, chứ không trong xanh như nước suối ở đây đâu. Mình thường đứng trên đê cao, nhìn qua cánh đồng phẳng lì, thấy những dãy núi xanh xanh, xa tít, cử như dán vào nền trời. Mình thắc mắc ghế lắm, không biết làm cách nào đến được những dãy núi đó. Mình lại nghĩ lẩm cẩm, giá đến được, chắc chắn ở đây là cùng đường, muốn đi nữa, phải đục giời ra…

“Hắn quả là lẩm cẩm thực!” Am nghĩ vậy, lòng thấy vui vui và Am bạo dạn lên. Am liền nói:

– Làm thế nào bạn khai tăng tuổi lên để đi được? Xuân thản nhiên nói:

– Mình chẳng làm thế nào? Mình cứ khai tăng lên, là… tăng lên!

– Nhưng rồi người ta cũng biết chứ?

– Ồ, người ta biết chứ!

– Người ta sẽ bắt phải rút tuổi lại, không cho đi thanh niên xung phong nữa? – Nhưng mình đã đi rồi kia mà! Mình có gian lận gì đầu. Mình đi rất đàng hoàng… Thế này nhé, mình là con út, mình bé nhất nhà, được cả nhà chiều ghê quá, mình đâm ra chán. Năm học lớp bảy, mình được tham dự sinh hoạt với chi đoàn thanh niên. Mình thích lắm. Chi đoàn làm gì mình cũng đòi theo. Nhưng cũng có những việc các anh, chị lớn không cho bọn mình làm theo, chẳng hạn như việc ra trận địa pháo tiếp đạn. Mình ức quả, mới nghĩ cách rủ các bạn đội viên thiếu niên lớn cùng đi nấu nước, chờ sẵn, hễ dứt tiếng súng là bọn mình gánh ra trận địa. Các anh pháo thủ phải ngồi nắng suốt ngày, hay khát nước lắm… Một bận, bọn mình vừa ra đến trận địa thì máy bay địch quay trở lại. Chúng vừa bị thất bại một vố đau nên kéo đến rất đông, cứ nhè trận địa pháo mà trút bừa bom xuống. Các anh ấy lo cho bọn mình, ấn tất cả bọn mình xuống hầm. Mình chẳng còn trông thấy gì, tại mình ù lên vì tiếng súng lẫn tiếng bom. Đột nhiên, tình nghe tiếng anh chỉ huy gọi to: “Đồng chí Xuân để nước ở đâu? Đồng chí Xuân…” Thế là mình vọt ngay lên. Trận ấy, pháo của ta bắn dữ quá, nòng pháo nóng đỏ cả lên, Bọn mình đã đem nước đến tận mâm pháo, để các anh ấy dội vào nòng pháo… Mình được các anh gọi là “đồng chí”, mình trở thành người lớn đàng hoàng rồi còn gì?

Sau buổi trò chuyện hôm ấy, đơn vị Xuân rời xóm Mũi Chông, lên ở khu lán lưng chừng đèo.

Vắng tiểu đội Xuân, gia đình Am trở lại cái không khi sinh hoạt đã quen thuộc thường ngày. Riêng đối với Am thì khác. Chú cảm thấy cảnh sống chung quanh chú dường như đơn điệu và tẻ nhạt hơn trước kia nhiều. Chú đâm ra buồn. Tính tình chỉ thay đổi bất thường, hay cau có và gắt gỏng. Lại có lúc, chú mơ màng đâu đâu. Am mơ màng đâu đâu, vì cái xóm Mũi Chông nhỏ bé của chú chẳng có gì đặc biệt. Cả gia đình Am nữa, cũng chẳng có gì đặc biệt. Bố Am làm ruộng. , đến mùa đốn gỗ thì cũng tổ sơn tràng lên rừng. Mẹ Am cũng làm ruộng. Hai ông bà đều gốc gác ở đâu xa lắm, vì nghèo đói phải phiêu bạt lên đây làm phụ đồn điền. Đến Cách mạng tháng Tám hai ông bà mới về xóm Mũi Chông, dựng lên một cái lều, mỗi người một con dao rừng đi phát hoang… Am vẫn còn nhớ những kỷ niệm thuở nhỏ, Am đem cơm cấy cho mẹ, ở những cánh đồng chíêm chân núi rất xa. Mẹ đang cấy lầy, bùn ngập ngang thắt lưng phải từ người trên một tấm ván lướt. Và những buổi Am ra đứng đầu xóm mong bố đang đi sơn tràng. Tiếng búa sơn tràng từ rừng sâu vọng về nghe văng vẳng. Thế nhưng hai ông bà phải trải qua những khúc gian truân như thế nào, để có được một mái nhà ấm như ngày nay, cả ba anh em Am đều được đi học như ngày nay thì Am không hiểu rõ. Dàn xóm Mũi Chông trước đây phần lớn đều là phu đồn điền, bây giờ đều có ruộng, đều vào hợp tác xã; trẻ em xóm Mũi Chông bây giờ đứa nào cũng được đi học. Gia đình Am cũng vậy, Am thấy chẳng có gì lạ lùng.

Điều lạ lùng, ngày càng hấp dẫn Am chính là cái khu lán thanh niên xung phong trên lưng chừng đèo. Trên đỏ, đang diễn ra một cuộc sống Am chưa từng trải qua, một cuộc sống Am chỉ nhìn thấy thấp thoáng, như qua một khung cửa hé mở. Am thường được chị Thanh giao nhiệm vụ lên liên lạc với ban chỉ huy đội thanh niên xung phong đề thông báo tình hình phòng không hoặc phối hợp một công tác đột xuất. Khu lán thanh niên xung phong bám dọc theo một đoạn đường đèo. Từ đây, các tiểu đội tỏa ra hiện trường vừa gần, vừa thuận lợi: Đường đèo Mũi Chông bỏ không đã lâu ngày, nhiều quãng bị sụt lở, phải dày công sửa chữa lại và mở rộng thêm. Suốt ngày, tiếng đập đá chí chát vang vọng trên sườn núi, tiếng xe cút–kít rít lên nghe chói chang và tiếng những thân cây lớn đổ uống khe sâu, cuốn theo đất đá, xô rào rào.

Có thể bạn thích sách  Yuukoku No Moriarty - Ryosuke Takeuchi & Hikaru Miyoshi full mobi pdf epub azw3 [Psychological]

Đường đèo Mũi Chông chạy ngoằn ngoèo, nhiều cua đường quá hẹp, nay phải bắn mìn phá vách núi để mở rộng thêm. Mỗi dịp lên đèo, Am lại náo nức tìm đến những nơi sắp bắn mìn. Nhưng vì kỷ luật an toàn lao động rất nghiêm ngặt, Am đều bị chặn lại. Am chỉ được đứng ra xem cảnh bắn mìn. Việc bắn mìn tiến hành tuần tự từ những cua đường dưới thấp ngược lên đỉnh đèo. Ở những cua đường khuất, Am không nhìn thấy gì, chỉ nghe tiếng mìn nổ âm vang. Tiếng mìn nổ âm vang càng thôi thúc Am theo dõi công việc bắn mìn… Đến khi tiểu đội Xuân bắn mìn phá tảng đá đầu voi trên đỉnh đèo, Am đã tìm được một chỗ quan sát tốt nhất. Đó là một bãi mua hẹp, dốc nghiêng trên sườn núi, gần khu lân thanh niên xung phong. Đứng ở bãi mua nhìn lên, thấy đoạn đường đỉnh đeo chìa hẳn ra, thành một khúc gấp treo lơ lửng trên vách núi. Các đội viên thanh niên xung phong đã mạo hiểm treo người dưới tảng đá đầu voi, đục lỗ mìn, Tiếng búa quai choòng nghe rắn đanh, xuyên suốt một vùng rừng núi thăm thẳm. Giờ bắn mìn định vào đúng giấc trưa. Trên cao, mặt trời tỏa nắng chói chang, hơi nóng từ những mạch đá vôi nhả ra hầm hập. Giữa đỉnh đèo vắng vẻ như chơi vơi giữa khoảng không, Am thấy một lá cờ đỏ nhỏ xu huơ lên cao, thành một vòng rộng. Rồi một bóng người nhỏ xíu bám vào một sợi dây an toàn, tụt nhanh xuống chân tảng đá đầu voi. Bóng người lúi húi dưới chân tảng đá một lát rồi lại tụt nhanh xuống thêm nấc nữa, đến cái gờ đá ngoằn ngoèo phía dưới. Vừa tới gờ đá, bóng người chạy rất nhanh về phía cái hang nhỏ khuất sau một gốc cây mọc chìa ra… Đột nhiên, tiếng mìn nổ liên tiếp thành một dây đai, bụi đã tung lên như một đám mây dày đặc, cái thân cây nhỏ mọc chìa ra trước cửa hang phía dưới, hình như cũng bị hơi mìn nổ làm rung lên… Sau tiếng mìn nổ, cả vùng rừng núi mênh mông bỗng im khắc. Nhưng ngay lúc đó, cái bóng người nhỏ xíu lại xuất hiện, Đứng trên gờ đó trước cửa hàng, bóng người làm một cử chỉ gì đó, tức thì ở trên cao, lá cờ đỏ nhỏ xíu lại huơ lên thành vòng rộng. Các đội viên thanh niên xung phong, không biết ẩn nấp ở những đâu, tràn cả lên đỉnh đèo thành một đám đông và tiếng reo hò nghe vang động.

inline

Mở xong đoạn đường đỉnh đèo, đơn vị thanh niên xung phong chuyển sang làm ngầm đá vượt suối bên kia chân đèo. Rồi đơn vị ra đi… Trước ngày lên đường, Xuân cùng các chị lớn trong tiểu đội kéo nhau vào thăm nhà Am. Gặp Xuân, Am lại nhớ tới cảnh bắn mìn trên đỉnh đèo và tiếng reo hò sôi nổi của đơn vị thanh niên xung phong. Am nói với Xuân:

– Bạn được ở tiểu đội bắn mìn, bạn sướng thật! Hôm bắn mìn phá tảng đá đầu voi, mình đứng dưới bãi mua nhìn lên, mình hồi hộp quá, mình chỉ lo ai đốt ngòi mìn hôm ấy đấy, chạy không cẩn thận một tý là có thể lăn xuống vực chết tươi! Nghe tiếng mìn nổ, rồi tiếng reo, mình mừng quá, mình chỉ muốn chạy nhào lên… Xuân vui vẻ nói:

– Bắn mìn chỗ ấy khó thật, nhưng cũng bình thường thôi!

Thấy Am lộ vẻ ngạc nhiên. Xuân nói tiếp:

– Thì chính mình đã đốt ngòi mìn hôm ấy mà!

Nghe Xuân nói, Am càng ngạc nhiên hơn. Am vẫn tưởng tượng người đã làm cái công việc mạo hiểm, phi thường đó phải là một người đặc biệt, chứ không thể là Xuân, cô em út của đơn vị…

– Dạo mới vào thanh niên xung phong, mình còn ngớ ngẩn ghê lắm, Xuân nói. Thấy hòm thuốc mìn, mình sợ, không dám đến gần. Mình chẳng hiểu bắn mìn ra sao, cứ tưởng chừng như đụng mạnh vào bánh thuốc mìn là nó nổ… Mình đã giữ choòng, rồi quai búa đục lỗ mìn đến sải cánh tay. Lần đầu tiên mình được đốt mìn trên một quãng đường phẳng. Mình tập chạy từ nơi đốt mìn đến hầm an toàn hàng chục lần, vậy mà chân mình vẫn run… Bây giờ nghĩ lại, thực buồn cười! Thôi, chào bạn ở lại nhé, mình đi đây!

Mời các bạn đón đọc Đường Ra Trận của tác giả Nguyễn Kiên.