Doraemon Truyện Ngắn – Fujiko F Fujio full prc pdf epub azw3 [Hài Hước]

Doraemon Truyện Ngắn – Fujiko F Fujio full prc pdf epub azw3 [Hài Hước]

Tác giả:
Thể Loại: Truyện Tranh
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
PDF

Những câu chuyện về chú mèo máy thông minh Doraemon và nhóm bạn Nobita, Shizuka, Suneo, Jaian, Dekisugi sẽ đưa chúng ta bước vào thế giới hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười với một kho bảo bối kì diệu – những bảo bối biến ước mơ của chúng ta thành sự thật. Nhưng trên tất cả Doraemon là hiện thân của tình bạn cao đẹp, của niềm khát khao vươn tới những tầm cao.

Doraemon (Đôrêmon) là một chú mèo máy được Sewashi (Nôbitô), cháu ba đời của Nobita gửi về quá khứ cho ông mình để giúp đỡ Nobita tiến bộ, tức là cũng sẽ cải thiện hoàn cảnh của con cháu Nobita sau này. Còn ở hiện tại, Nobita là một cậu bé luôn thất bại ở trường học, và sau đó là thất bại trong công việc, đẩy gia đình và con cháu sau này vào cảnh nợ nần.

***
Doraemon là tác phẩm của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Bộ truyện ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1969 dành cho độc giả là các kodomo (thiếu nhi). Theo như lời tác giả Hiroshi thì trong một buổi tối, lúc đang bí đề tài cho nhân vật truyện tranh mới thì bỗng có một con mèo hoang mò vào tìm chỗ ngủ. Quá mệt mỏi, ông ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau, ông tỉnh dậy thì đã muộn giờ làm liền bật dậy và bước xuống nhà. Bỗng ông dẫm phải con lật đật của cô con gái, khi đó ông bỗng nảy ra ý tưởng tạo ra nhân vật mới có hình dáng kết hợp của một con mèo với lật đật, đó chính là hình dáng của nhân vật Doraemon sau này.

Ban đầu các câu chuyện lẻ Doraemon được nhà xuất bản Shogakukan phát hành đồng loạt trên sáu tập san dành cho trẻ em. Các tạp chí này được đặt tên theo các cấp học của trẻ nhỏ, đó là Yoiko (nhà trẻ), Yōchien (mẫu giáo), và từ Shogaku Ichinensei (lớp Một) cho đến Shogaku Yonnensei (lớp Bốn). Từ năm 1973, bộ truyện được phát hành thêm trên hai tạp chí Shogaku Gogensei (lớp Năm) và Shogaku Rokunensei (lớp Sáu). Các câu chuyện trên mỗi tạp chí là khác nhau, đồng nghĩa với việc tác giả phải sáng tác ít nhất là 6 câu chuyện mỗi tháng. Từ năm 1974, các câu chuyện nhỏ của Doraemon bắt đầu được tập hợp trong các tập truyện dày, từ năm 1974 đến năm 1996 đã có tổng cộng 45 tập truyện như vậy ra đời. Năm 1977, tạp chí truyện tranh CoroCoro Comic đã ra đời như một tạp chí chuyên về Doraemon. Các manga gốc của các bộ phim Doraemon cũng được phát hành trên CoroCoro Comic. Năm 2005 Shogakukan đã phát hành chuỗi năm tập manga với tên Doraemon Plus với những câu chuyện không có trong 45 tập xuất bản gốc. Từ năm 1987 hai tác giả Hiroshi và Motoo không còn dùng chung bút danh Fujiko F. Fujio, khi đó chỉ còn ông Fujimoto là người sáng tác Doraemon với bút danh “Fujiko F. Fujio” (bút danh của ông Motoo khi này là “Fujiko Fujio (A)”). Ngay cả sau khi ông Fujimoto qua đời năm 1996, các tập truyện, phim ngắn và phim dài của Doraemon vẫn tiếp tục được phát hành và tiêu thụ mạnh tại Nhật Bản. Tính cho đến năm 1999 đã có khoảng 100 triệu tập Doraemon được tiêu thụ tính riêng ở Nhật (khoảng 1,5 đến 2 triệu bản được bán hết mỗi năm), bên cạnh đó là 2000 tập phim ngắn được phát sóng (kể từ năm 1979) và 33 tập phim dài được phát hành (kể từ năm 1980) với lượng khán giả đến rạp lên tới 63 triệu lượt.

Có thể bạn thích sách  Con gái mẹ kế là bạn gái cũ của tôi Tập 8 - Kamishiro Kyousuke

Sau Nhật Bản, Doraemon đã được phát hành tại nhiều quốc gia khác trên thế giới và đều trở thành nhân vật truyện tranh được hâm mộ, đặc biệt là tại châu Á[2]. Phần lớn các nước bắt đầu phát hành Doraemon bằng tiếng bản ngữ từ đầu thập niên 1990. Ở một số nước như Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc hay Việt Nam, bộ truyện này được hâm mộ ngay từ khi còn phát hành ở dạng chưa có bản quyền. Cuối tháng 5 năm 2010, tên Đôrêmon được Nhà xuất bản Kim Đồng đổi tên thành tên gốc Doraemon theo công ước Bern.

***
Do là một bộ manga có kết cấu tương đối độc lập, các câu chuyện chỉ có chung bối cảnh và nhân vật, còn cốt truyện của các tập Doraemon ít có liên hệ với nhau vì vậy cho tới khi qua đời năm 1996 hầu như chưa bao giờ họa sĩ Fujiko đề cập tới một “đoạn kết” cho bộ truyện. Chỉ có ba lần “đoạn kết” của Doraemon được xuất bản trong đó có hai đoạn kết với mục đích kết thúc bộ truyện vì các độc giả của Doraemon đã lớn hơn và nhà xuất bản nghĩ rằng Doraemon cần một cái kết thực sự. Tháng 3 năm 1971 tạp chí Shogaku 4-nensei đã xuất bản một đoạn kết theo đó vì những người đến từ tương lai gây ra quá nhiều rắc rối, chính phủ ở thế kỉ 22 đã quyết định cấm hoàn toàn việc du hành thời gian, đồng nghĩa với việc Doraemon phải quay trở lại thời đại của cậu và phải rời xa Nobita. Tháng 3 năm 1972 cũng tạp chí Shogaku 4-nensei đã đưa ra một đoạn kết khác theo đó Doraemon vì vài lý do phải quay trở lại tương lai nhưng cậu phải bịa ra lý do là vì trục trặc kĩ thuật để Nobita có thể để chú mèo máy ra đi. Nobita tin vào lý do đó và hứa sẽ đợi đến khi Doraemon khỏe lại. Nhận ra rằng Nobita có thể chịu đựng được sự ra đi của mình, Doraemon nói cho cậu sự thật và Nobita đã chấp nhận nó. Cuối cùng Doraemon trở về thời tương lai. Hai đoạn kết này sau đó không được tái bản.

Đoạn kết thứ ba được coi là đoạn kết chính thức thực ra là vì xếp hạng của bộ truyện trên truyền hình thấp và một phần vì hai tác giả của bộ truyện quá bận với các công việc khác. Tháng 3 năm 1973 trong ấn phẩm của tạp chí Shogaku 4-nensei, Nobita trở về nhà sau khi lại bị Jaian bắt nạt. Sau đó, Doraemon nói với Nobita rằng cậu phải quay trở về tương lai. Nobita cố gắng thuyết phục Doraemon ở lại nhưng sau khi nói chuyện đó với bố mẹ mình, cậu đã chấp nhận để Doraemon ra đi. Hai cậu bé cùng nhau đi dạo lần cuối trong công viên. Sau khi hai người chia tay, Nobita gặp Jaian và lại bị bắt nạt. Nhưng lần này, Nobita đã cố gắng thắng Jaian bằng mọi giá chỉ với mục đích là Doraemon sẽ an tâm về cậu khi chú mèo quay trở lại tương lai, vì Nobita nhất định không đầu hàng dù bị đánh tơi tả, cuối cùng Jaian phải công nhận Nobita là người thắng cuộc. Doraemon tìm thấy Nobita khi đi ngang qua và đưa cậu về nhà. Ngồi cạnh Nobita đã thiếp đi, sau một hồi suy nghĩ, Doraemon quyết định trở về tương lai. Đoạn kết này cũng có thể tìm thấy ở chương cuối của tập 6 bộ truyện tái bản “Tạm biệt Doraemon”. Tuy nhiên Doraemon luôn nằm trong tâm trí của hai người và bộ truyện lại được tiếp tục chỉ một tháng sau đó. Năm 1981, câu chuyện kết này được làm thành một tập phim hoạt hình có tên “Doraemon trở lại”, và đến năm 1998 thì được phát hành như một bộ phim hoạt hình riêng.

Có thể bạn thích sách  Chú Thoong Phần 22

Đã có nhiều người hâm mộ hoặc các họa sĩ manga nghiệp dư tìm cách xây dựng một “đoạn kết” cho Doraemon. Trong đó nổi tiếng nhất là đoạn kết do họa sĩ manga nghiệp dư có bút danh Yasue T. Tajima xây dựng. Theo đó bộ pin của Doraemon cạn năng lượng, và Nobita phải chọn lựa giữa việc tự mình thay thế bộ pin bên trong chú mèo máy bất động, mà việc này có thể dẫn đến Doraemon bị cài đặt lại từ đầu và mất hoàn toàn trí nhớ, hoặc cậu phải chờ một nhân viên kĩ thuật đủ khả năng phục hồi lại Doraemon một ngày nào đó. Ngay từ hôm đó Nobita tự hứa rằng mình sẽ chăm chỉ ở trường, tốt nghiệp loại ưu và sẽ trở thành một chuyên viên về robot. Cuối cùng trong tương lai cậu đã thực sự trở thành một giáo sư về robot và thành công trong việc làm sống lại chú mèo máy. Cậu trở thành một chuyên gia trí tuệ nhân tạo thành đạt và sống hạnh phúc, thậm chí còn giúp đỡ con cháu giải quyết những khó khăn tài chính đã dẫn đến việc họ phải gửi Doraemon về cho Nobita. Ý tưởng về kịch bản kết này được Tajima đưa lên Internet năm 1998, năm 2005 anh chuyển nó thành dạng manga và chỉ trong vòng hơn một năm Tajima đã bán được tới trên 13.000 bản “Đoạn kết của Doraemon” với giá 500 yên mỗi bản. Sự việc đi xa tới mức nhà xuất bản Shogakukan, nơi giữ bản quyền cho Doraemon đã phải buộc Tajima ngừng phát hành, họ cũng công nhận rằng nét vẽ của người họa sĩ nghiệp dư này không khác nhiều lắm so với nét vẽ của họa sĩ quá cố Fujiko, một số người còn nhận xét rằng cái kết do Tajima xây dựng có tính giáo dục sâu sắc không kém những câu chuyện Doraemon “thật”. Nhưng trên thực tế Doraemon là một cuốn truyện không hề có đoạn kết.

Có thể bạn thích sách  Một nửa Ranma Tập 17
***
Fujiko Fujio (藤子 不二雄, ふじこ ふじお) (Đằng Tử Bất Nhị Hùng) IPA: /ɸɯdʒiko ɸɯdʒio/ là bút danh chung của hai nghệ sĩ manga Nhật Bản. Tên thật của họ là Hiroshi Fujimoto (藤本 弘 (Đằng Bản Hoằng) Fujimoto Hiroshi?, 1933–1996) và Motoo Abiko (安孫子 素雄 (An Tôn Tử Tố Hùng) Abiko Motoo?, 1934–). Năm 1954, hai người đều dùng cái tên “Fujiko Fujio” cho tới năm 1987, họ chia tay để theo đuổi con đường sáng tác riêng lẻ và trở thành “Fujiko F. Fujio” và “Fujiko Fujio (A)“.
 

Trong số các tác phẩm của cả hai, tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất là Doraemon. Ban đầu, khi bắt đầu sáng tác truyện tranh, cả hai ông đều vẽ cùng nhau dưới bút danh Ashizuka Fujio. Truyện tranh sáng tác của hai ông rất thành công, và đến năm 1960 giành được giải thưởng Shogakukan cho 2 manga Susume Robot và Tebukuro Tecchan. Tác phẩm đem lại thành công vang dội nhất cho cả hai ông chính là chú mèo máy Doraemon – một sản phẩm tưởng tượng của thế kỷ 22, tuy nhiên trên thực tế manga này không hề gây được tiếng tăm gì suốt 3 năm trời cho đến khi anime của nó được phát trên truyền hình. Đến năm 1988, hai ông ngừng hợp tác với nhau, do manga của Abiko chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, còn Fujimoto lại muốn hướng tới đối tượng là trẻ em.

Fujimoto mắc bệnh khi bước sang tuổi 60, ông qua đời vào năm 1996, thọ 63 tuổi, và ông qua đời do mắc phải bệnh suy gan. Ông đã lập ra nhiều quỹ Doraemon trên khắp thế giới – tại Việt Nam, Quỹ học bổng Doraemon cũng được thành lập dưới sự ủy quyền của ông và nhà xuất bản Kim Đồng làm đại diện. Có thể nói Doraemon là tác phẩm thành công nhất của ông, tác phẩm kinh điển trở thành một trong những biểu tượng văn hóa hàng đầu của Nhật Bản.
 

Mời các bạn đón đọc Doraemon Truyện Ngắn của tác giả Fujiko F Fujio.