Giáo trình Động vật học được tách thành 2 phần: động vật không xương sống và động vật có xương sống. Động vật học không xương sống là cách nói gọn quen dùng của Động vật học các nhóm động vật không xương sống.
Động vật không xương sống được đặc trưng hằng số loài phong phú, sắp xếp trong nhiều nhóm, rải trên nhiều mức độ tổ chức, phân bố rộng trong nhiều môi trường sống khác nhau và từ đó có quan hệ nhiều mặt và tinh tế với cuộc sống của con người.
Do đặc điểm này, Động vật học không xương sống không chỉ cung cấp kiến thức về một hộ phận quan trọng của giới Động vật mà còn có lợi thế trong minh chứng các nội dung sinh học giảng dạy ở phổ thông trung học, nhất là về sinh thái học, di truyền học và học thuyết tiến hóa. Mặt khác giáo trình cũng cung cấp kiến thức cơ sở cho các chuyên đề sau đại học có dùng động vật làm đổi tượng như Cơ sở phân loại học, Sinh học phát triển cá thể, Di truyền học quần thể…
Trong giáo trình này, các đơn vị chọn để trình bày là các ngành và các lớp động vật. Ngành động vật được đặc trưng hằng một sơ đồ cấu trúc chung thể hiện một mức độ và một chiều hướng tiến hóa của giới Động vật. Các lớp động vật là các hiểu hiện với ít nhiều biến đổi của sơ đồ cấu trúc đó.
Hiện nay đã biết khoảng 40 ngành động vật, nhưng quy mô của các ngành khác xa nhau: ngành Chân khớp có tới trên 1 triệu loài chiếm khoảng 2/3 số loài hiện biết của giới Động vật, một số ngành khác như Động vật hình tấm, Có móc, Hàm tơ… số loài trong mỗi ngành chỉ tính hàng chục hoặc hàng trăm. Trong giáo trình này chỉ để cập đến các ngành lớn và các ngành tuy hé
nhưng có giá trị lý thuyết hoặc thực tiễn đáng chú ý. Do quy mô không giống nhau của các ngành và tùy mức độ đồng nhất nhiều hay ít về cấu trúc cơ thể và sinh học, đơn vị chính chọn để giới thiệu ở từng ngành cũng khác nhau: theo ngành hoặc theo lớp. Tùy theo tầm quan trọng của các loài trong tự nhiên và trong cuộc sống của con người, một số lớp có thể được giới thiệu sâu hơn đến hộ hoặc đến họ.
Nội dung và phương pháp trình bày nhằm phát huy năng lực tự học, tự tìm tòi của người học trong thiên nhiên đa dạng và trong vốn kiến thức phong phú đã được tích lũy của nhân loại.
Về nội dung, giáo trình coi trọng tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn.
Tính cơ bản được thể hiện khi chọn các nội dung giới thiệu các ngành hay các lớp động vật.
Nhìn chung có 2 nhóm đặc điểm lồng vào nhau như là các biểu hiện tất yếu trong sản phẩm tiến hóa của sinh giới: cái chung và cái riêng. Cái chung là đặc điểm chung của cả nhóm, bắt nguồn từ tổ tiên của đơn vị đó. Cái riêng là đặc điểm của từng nhóm hay từng loài đạt được trong tiến hóa của riêng nó. Giới thiệu các ngành hay các lớp, vừa nêu cái chung, vừa nêu cái riêng (phạm vi và chiều hướng biến đổi) sẽ giúp người học định hướng chính xác khi cần giải quyết các vấn để thực tiễn liên quan đến một loài sinh vật trong tự nhiên.
Tính hiện đại được thể hiện trong việc cố gắng cập nhật kiến thức liên quan đến các nhóm động vật với các kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới và trong nước. Các nhóm động vật mới được phát hiện trong những năm gần đây ở mức ngành, lớp hoặc hộ cùng với các dẫn liệu mới về cấu trúc ở mức tế bào và phân tử, về tập tính và phát triển cá thể, đã khẳng định thêm hoặc đặt ra những nghi vấn mới đối với vị trí trong cây phát sinh của một số nhóm động vật. Kết quả điều tra nhiều nhóm động vật không xương sống ở biển, ở nước ngọt, ở cạn và ký sinh ở nước ta và ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng 30 năm gần đây đã bổ sung cho giáo trình nhiều nội dung mới.
Tính thực tiễn được thể hiện trong đánh giá tầm quan trọng lý thuyết và thực tiễn của các nhóm động vật, giá trị thực tế và giá trị tiềm năng của chúng. Với động vật giới nước ta, trong giáo trình có nêu mức độ hiểu biết của từng nhóm động vật không xương sống, các đơn vị phân loại phổ biến và các loài có giá trị thực tiễn. Là giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm, nội dung sinh học ở phổ thông trung học cũng chi phối việc cân nhắc liều lượng kiến thức và chọn dẫn chứng dùng trong giáo trình này.
Các yêu cầu cơ bản, hiện đại và thực tiễn cũng được thể hiện có chủ định khi chọn và cấu trúc các hình về dùng trong giáo trình.
Về phương pháp, giáo trình đặt nặng yêu cầu rèn luyện người học về năng lực tự học, tự nghiên cứu và lòng yêu thiên nhiên đất nước cũng như về đạo đức khoa học. Tên khoa học của các loài và các nhóm động vật được coi là yêu cầu không thể thiếu để có được thông tin chính xác về đối tượng và tạo khả năng hội nhập với khoa học thế giới. Với các mảng kiến thức trong từng chương mục, giáo trình coi trọng việc liên kết chúng lại trên quan điểm tiến hóa và sinh thái học, một cách dẫn dắt vấn để có lợi cho tự học. Một số hình vẽ được tác giả xây dựng để bộc lộ đồng thời cái chung và cái riêng trong từng nhóm, nêu rõ vị trí của từng giai đoạn phát triển trong vòng đời, nêu rõ mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường và giới thiệu các đại diện phổ biến ở nước ta. Cũng để đạt yêu cầu khuyến khích tư duy độc lập, sau mỗi chương đều có phần tóm tắt nội dung, các câu hỏi và các tài liệu đọc thêm, chọn trong các nguồn có thể có trong các thư viện của các trường đại học.
Về mặt thuật ngữ chúng tôi mạnh dạn dùng các thuật ngữ tiếng Việt để thay thế cho các thuật ngữ Hán Việt trước kia vẫn dùng. Trong trường hợp chưa tìm được thuật ngữ tiếng Việt thích hợp, chúng tôi tạm dùng các thuật ngữ đã quen dùng từ trước hoặc dùng tiếng La tinh.
Hình vẽ trong sách chủ yếu là các hình vẽ lại hoặc ghép lại từ nhiều nguồn, phần lớn từ các tài liệu tham khảo ghi ở cuối sách.
So với giáo trình cùng tên soạn cho các trường Cao đẳng Sư phạm (xuất bản năm 1998), giáo trình soạn cho Đại học Sư phạm có tấm khải quát lớn hơn, cơ bản hơn, cập nhật hơn với các thành tựu nghiên cứu mới ở trên thế giới và trong nước và giới thiệu đầy đủ hơn các nhóm động vật, nhất là các loài phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên chúng tôi vẫn dùng lại một số phần, chủ yếu là về hình thái và phân loại học, mà nội dung cho đến nay vẫn cập nhật.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp ở các hộ môn Động vật học của các trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học Việt Nam) và đặc biệt đã kế thừa vốn hiểu biết của GS.TS. Đặng Ngọc Thanh và GS.TS. Hoàng Đức Nhuận, hai đồng tác giả của sách giáo khoa cùng tên soạn cho Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp đã xuất bản trước đây.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Trong giáo trình không khỏi còn những thiếu sót về nội dung cũng như về trình bày, chúng tôi rất mong được hạn đọc góp ý kiến.
Tác giả