Đời Tư Mao Trạch Đông

Đời Tư Mao Trạch Đông

Tác giả:
Thể Loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Không có một nhà độc tài nào trong lịch sử nhân loại có uy quyền lớn như vậy đối với quần chúng như Mao Trạch Đông. Không ai trong số những người cai trị trong quá khứ đã mang đến cho dân tộc mình nhiều sự đau khổ bần hàn cho nước Trung Quốc chia rẽ. Sự khát vọng uy quyền và mơ ước nắm giữ ngai vàng với bất kỳ giá nào đã buộc Mao phải cai trị đất nước trong sự thối nát cùng cực. Những ý tưởng điên rồ và hàng loạt mưu đồ đã đưa Trung Quốc tới vực thẳm. Hàng chục triệu người đã chết vì đói trong những năm chính sách đại nhảy vọt, và vì sự trả thù hàng loạt và hỗn loạn diễn ra trong thời kỳ Cách mạng văn hoá – đấy là kết quả của một thí nghiệm bệnh hoạn do một ông vua mới xuất hiện trên một đất nước vĩ đại có hàng nghìn năm lịch sử. Sự thú nhận thẳng thắn của một con người từng sống bên cạnh Mao trong thời gian suốt hai mươi năm và nghiên cứu tận gốc rễ không những tổ chức mà còn thế giới bên trong người cầm lái vĩ đại, là độc nhất trong việc mô tả sinh hoạt của một trong số những bạo chúa của thế kỷ XX. Những chi tiết trong cuốn Về cuộc sống của các Xê-da đã mô tả những ảnh hưởng thối nát của uy quyền tuyệt đối với khuyết tật, sự tham lam, khát máu và giết người man rợ. Tuy nhiên, khi tả lại cuộc sống của các tù trưởng bộ lạc, người Tây Tạng và bạo chúa Neron, tác giả chưa phải là một con người gần gũi với họ như bác sĩ Lý Chí Thỏa với bệnh nhân Mao Trạch Đông. Về tiểu sử Hit-le ông Speer biết chưa đày đủ về đế chế của mình, nhưng trong tiểu sử của lãnh tụ Nazi, chỉ giới hạn đến mặt chính trị và quân sự của Hitle. Con gái Stalin viết nhiều về bố mình, dù cô ta cũng gặp bố không nhiều. Nhật ký của bác sĩ riêng Napoleon và Hit-le chỉ thuần tuý là quan sát về y học. Hồi ký của Moran về Sớc sin, của Herndon về Lincon chỉ là về những sự kiện lịch sử mà ảnh hưởng của cá nhân đến quá trình lịch sử là không đáng kể. Cái gì liên quan tới triều đại Trung Hoa, thì theo truyền thống trong đó chỉ mô tả chuyện ma chay, chôn cất, bói toán, chiến tranh và các sự kiện đáng ghi nhớ của việc lên ngôi của hoàng đế. Trong tiểu thuyết cổ Trung Quốc Tam quốc diễn nghĩa mô tả sự chia rẽ Trung Hoa thành ba quốc gia thù địch Ngụy, Thục, Hán và về sự thống đất nước dưới sự che chở của triều đại Tần năm 280, người ta chỉ kể lại các cuộc chém giết, sát phạt và các thủ đoạn trong thời kỳ này. Dưới sự soi sáng của các sự việc nguyên bản và sự mổ xẻ tâm lý Mao một cách sâu sắc đã làm cuốn sách của Lý Chí Thỏa là hiện tượng hiếm trong văn học. Thật là khó hiểu rằng trong những năm 90 thậm chí người ta vẫn mô tả Mao Trạch Đông là một con người nhân hậu thông minh, và bất cứ sự chỉ trích nào nhắm vào ông ta lại gây sự phẫn nộ trong người Trung Quốc. Tất cả những ai có vinh dự gặp lãnh tụ không có thể quên được cuộc gặp đầu tiên khi đó Mao là lịch sự, khiêm tốn và nhân từ với người đối thoại và điều này tạo cho ông ta là người ngay thẳng. Tuy nhiên càng về sau Mao không giữ được đức tính như thế nữa, ông thường xuyên giận dữ, dọa dẫm và cai trị thuộc hạn trong sự sợ hãi triền miên. Mao chẳng khó khăn gì lôi kéo đám cận thần và tất cả nhân dân Trung Quốc. Và không còn nghi ngờ gì nữa trong trường hợp này, giúp ông ta chính học thuyết Khổng tử, học thuyết đó trong suốt nhiều thế kỷ đã ăn sâu trong tâm khảm dân thường Trung Quốc. Một trong năm điều răn dạy của Khổng giáo là lòng tin của thần dân vào kẻ thống trị dựa trên sự tín, nghĩa, trung quân, không chống lại vua. Vây quanh ông ta là những người dễ bảo, Mao dần dần bày ra trò tự phê bình để mà nghe từ họ bao lời ca tụng và thờ phụng ông ta. Mao bắt chước Tần Thuỷ Hoàng và khéo léo điều khiển đám người quanh ông. Bác sĩ Lý Chí Thỏa xuất thân từ một gia đình dòng dõi, thời trai trẻ đã được đào tạo trong một trường đại học ở Quý Châu, sau khi tốt nghiệp ngẫu nhiên tham gia tổ chức thanh niên chống cộng của Quốc dân đảng. Điều đó cho phép Mao bằng thủ đoạn hăm doạ lành nghề buộc Lý trở thành người đầy tớ tin cẩn của mình. Dưới thời Mao, sự thối nát thịnh hành và ông ta cũng biết rõ điều này. Cái đó tạo cho Mao cai quản đám người của mình trong vòng cương tỏa. Ông thường xuyên nhắc đi nhắc lại rằng cá không thể sống thiếu nước, và ông rất thích bơi lội trong các hồ nước bẩn hoặc là ban đêm đi đến các nơi tối tăm của cánh đồng lúa. Tất cả những người quanh Mao đều bị cơ quan mật vụ theo dõi. Trong nhiều năm trời, nhiều người trong số chiến hữu của Mao đã bị nằm trong các trại cải tạo hoặc bị xử tử. Trong những năm chiến tranh và cách mạng, Mao đã mất con, anh em và một người vợ, nhưng ông lại hoàn toàn thờ ơ trước những đau đớn của những người khác. Trong chính trị cũng như trong đời tư, ông không hề ngần ngại tiêu diệt những người mà ông coi là không có lợi đối với ông, và khi cần thiết thì ông lại nhẫn tâm kéo họ về phục vụ cho ông, nếu lúc ấy họ vẫn còn sống. Bác sĩ Lý thường đặt Mao trong sử sách Trung Quốc. Vị lãnh tụ rất thích các tiểu sử đầy mưu mẹo ranh ma và xảo quyệt của các kẻ thống trị đời trước. Họ đã dạy Mao Chủ tịch cả về chiến thuật lẫn chiến lược đấu đá với kẻ thù của mình. Mao đã nổi bật về mưu mô xảo quyệt và một kịch sĩ. Thậm chí chiến hữu thân cận cũng không thể hiểu nổi Mao đồng ý với họ hay chuẩn bị giáng cho họ đòn bất ngờ. Hình mẫu cuộc sống của Mao là sự kết hợp chủ nghĩa khổ hạnh và xa hoa, sự lười biếng đến lạ lùng và khả năng làm việc đặc biệt. Phần lớn thời gian Mao nằm trên giường hoặc trên trường kỷ trong bể bơi. Ông ta có thể cả ngày đi lại trần truồng, thích thức ăn béo ngậy, thay cho việc đánh răng, ông xúc miệng bằng nước chè và bồng bế lên giường những cô gái thôn dã chanh cốm. Năm 1958, trong thời gian thăm tỉnh Hồ Nam, đi theo xe Mao là một chiếc xe tải chở đầy dưa hấu mà Mao ưa thích. Chủ tịch rất thích đi những đôi giày vải, và nếu phải xuất hiện trước một cuộc tiếp xúc ngoại giao thì ông chọn giày da, trước đó những cận vệ tin cậy buộc hoặc cởi giầy cho ông. Mao chẳng bao giờ thích tắm. Thay vì đó, các vệ sĩ lau mình ông ta bằng khăn mặt ướt, điều này – theo lời bác sĩ Lý – dễ tăng sự nguy hiểm lây lan chứng bệnh giang mai trong số nhiều tỳ thiếp của lãnh tụ. Mao chỉ ngủ trên chiếc giường gỗ lớn, không bao giờ được rời ông. Ông mang theo nó trong các chuyến đi riêng của mình, mang nó theo ra dinh thự ngoại ô. Chiếc giường thậm chí còn đi theo ông trên máy bay trong chuyến đi tới Moskva. Chủ tịch là thời gian quyền lực và là một cuốn lịch. Toàn bộ dinh thự làm việc và sống trong một nhịp điệu của chủ nhân, hoạt động chính của nó bắt đầu theo thường lệ vào lúc nửa đêm. Mao có thể gọi người phục vụ vào lúc hai, ba giờ đêm. Ông rất thích chu du đất nước, vì thế các cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo cao cấp và cuộc họp Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc có thể diễn ra ở hang cùng ngõ hẻm của Trung Quốc. Trong số Luận văn đạo Lão cổ ông biết rõ là con đường dẫn tới tới sự bất tử nằm ở quan hệ tình dục và say sưa đắm mình trong trác táng tình dục hoan lạc với vô số các cô gái trẻ đẹp. Trong những ngày lễ chính thức ông chỉ công nhận kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1-5 và ngày thành lập cộng hoà nhân dân Trung Hoa và cũng chỉ mời khách nước ngoài cao cấp. Trong những ngày này ông ăn mặc bộ đồ Tôn Trung Sơn Các phụ nữ chỉ được phục vụ ông một trong số các món ăn kiểm tra cẩn thận. Cuộc sống tình dục của ông phải chăng không rõ có phải trên cơ sở chăm sóc kiểu vua chúa hay không. Bên cạnh phòng rộng lớn cho hội nghị hiệp thương toàn quốc là một phòng đặc biệt dành riêng cho lãnh tụ để trong thời gian hội thảo mệt nhọc ông được xả hơi bằng tình dục. Các quan chức quân đội và đảng, những người luôn giữ nghiêm ngặt đạo đức xã hội đã kiếm cho Mao các cô trinh nữ duyên dáng xuất thân từ thành phần vô sản và nông dân. Mao rất thích khiêu vũ, và thường tổ chức vũ hội, để sau đó các bạn nhảy của ông được vinh dự vui vầy với lãnh tụ trên giường. Những cô gái thạo ngón có quyền dẫn em gái trẻ của mình tới phòng Mao. Mỗi bí thư đảng ở các địa phương đều xây cho Mao một vi-la tráng lệ. Mao không thích ngồi một chỗ và thường xuyên du ngoại trên đoàn tàu riêng. Mọi đoàn tầu trên đường đi của lãnh tụ đều bị ngừng lại, tại các ga mà tàu đi qua, công an canh chừng hành khách và dân buôn thúng bán mẹt. Trong những năm đại nhảy vọt người ta bắt nông dân trồng lúa dọc theo đường tầu để lãnh tụ từ trong toa nhìn ra tận mắt có thể nhìn thấy vụ mùa bội thu, mặc dù nó chính nó rất tồi. Mao rất thích ra ngoài dạo chơi ở vi-la của mình xây ở đảo nằm trên sông Châu Giang gần Quảng Châu. Thức ăn của lãnh tụ được trồng ở những trại đặc biệt cách Bắc Kinh không xa và được kiểm tra bằng những chuyên gia lành nghề. Trong những ngày nóng nực, căn hộ của Mao được làm lạnh bằng những chậu nước đá. Quyền lực tuyệt đối đã ảnh hưởng tới thể lực và tinh thần của nhà độc tài và cướp đi sở thích đơn giản của ông là giao tiếp. Có lúc hàng tháng ông không rời khỏi giường, mặt tỏ ra lo âu mơ hồ. Tuy nhiên khi xảy ra biến cố chính trị nghiêm trọng thì ông tỏ ra hoạt bát lên, lấy đi sự thanh thản và thậm chí không ngủ nữa. Trong thời kỳ ấy cho lãnh tụ dùng lượng lớn thuốc ngủ barbiturat. Căng thẳng chính trường thời gian ấy đã không làm yếu khả năng tình dục của Mao và đôi khi ngược lại còn tăng lên. Khi mà trong những năm đại nhảy vọt hàng chục triệu người chết đói, Chủ tịch để chuộc lỗi trước đảng, tạm thời ngừng ăn thịt, nhưng đàn bà thì ông không bỏ. Một trong số những thứ như thế đã mở mắt bác sĩ Lý là người cầm lái thực là vĩ đại về mọi phương diện, bao gồm thậm chí cả tình dục. Chính sách nhà độc tài phụ thuộc vào tính cách cá nhân của ông. Trong thử nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội Trung Quốc duy nhất Mao đã tạo ra một đất nước nghèo khổ, lạc hậu dở sống dở chết chẳng giống với ai cả, lề lối quản lý kinh tế xã hội khác thường. Đối mặt với sự thù địch của phương Tây, Mao bắt đầu chơi với Moskva. Dù thế các thành tựu khoa học kỹ thuật của Mỹ và Châu Âu luôn luôn làm Mao ngưỡng mộ. Có thể là chính vì vậy Mao chọn Lý làm bác sĩ riêng. Trong đó lãnh tụ Trung Quốc muốn tìm thấy những người đối thoại thông minh và có học, đặc biệt hiểu được tiềm năng của mức kinh tế và kỹ thuật của các nước phương Tây phát triển. Khi trao đổi với Lý, Chủ tịch nhiều lần nhấn mạnh rằng quan hệ của Mỹ với Trung Quốc luôn luôn thiện chí, trong khi Liên Xô gọi cộng hoà nhân dân Trung Hoa là người em trai của mình và xem đó là đất nước vĩ đại có triển vọng. Mao có xu hướng khắc phục những yếu kém của mô hình xô-viết nguyên thuỷ của chủ nghĩa xã hội và xây dựng ở Trung Quốc chủ nghĩa xã hội kiểu mới, đưa đất nước đến mức các nước văn minh trên thế giới. Ông cho rằng nhờ đó có thể trở thành kinh điển chủ nghĩa Mác-Lê Nin và đóng góp nhiều bài học bởi sự sáng tạo nguyên bản mới. Một trong những ý tưởng hiệu quả là chính sách đại nhảy vọt, và để cứu nó phải quay sang Cách mạng văn hoá. Theo Mao, phát triển kinh tế của đất nước có thể chỉ đạt được bằng chủ nghĩa nhiệt thành của quần chúng. Mao Trạch Đông tin thành tâm vào hiện thực thực hiện kế hoạch lớn lao của mình. Điều này không khó vì chính lãnh tụ từng sống trong vùng cộng sản. Vào thời kỳ khi mà nhân dân Trung Quốc đói, lãnh tụ vẫn ngoan cố khẳng định về sự giàu có của đất nước, mà các nhà lãnh đạo đảng đã thông báo cho ông ta. Đảng kiểm soát kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá và mọi cuộc sống của nhân dân… Đảng lãnh đạo đã bác bỏ cách đi tiếp của lãnh tụ theo ý tưởng điên rồ để đẩy mạnh đất nước. Khi đó Mao ngừng lại, để chấp hành quyết định của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên lúc đó có cuộc đấu tranh dữ dội trong nội bộ, Mao ngoan ngoãn nghe lời đa số. Giải quyết vấn đề cơ bản của đất nước là một nhóm ủy viên Ban chấp hành trung ương gồm 30-40 người. ảnh hưởng của họ đến ý kiến đa số trong lãnh đảng cộng sản Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào quan hệ qua lại với Mao Trạch Đông. Trong cuốn sách của mình, bác sĩ Lý mô tả tỷ mỷ cấu trúc hệ thống chính trị của Trung Quốc bao gồm những người sáng lập và các cơ quan thuộc Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc: bộ máy thư ký, bộ máy an ninh, bệnh viện, giao thông, cung ứng và những cái khác. Đối với giới chức cao cấp của đảng, người ta xây các thành phố ngầm, để các nhà lãnh đạo có thể chạy một cách dễ dàng từ nhà họ ra tới bất cứ điểm nào của Bắc Kinh. Giống nhiều nhà thống trị, Mao không có bạn thực sự và chiến hữu tin cậy. Vây quanh ông là cả một đội ngũ thuộc hạ ngoan ngoãn, những thư ký… và những vệ sĩ lực lưỡng. Dù rằng có bộ sậu đông như thế, Mao vẫn cảm thấy đơn độc. Tại đại hội VIII đảng cộng sản Trung Quốc năm 1956, nhân báo cáo Khơ-rút-sốp về tệ sùng bái cá nhân Stalin, người ta đã cố gắng hạ uy thế Mao Trạch Đông. Mao thẳng thừng chống lại vì ông hiểu quá rõ rằng làm thế ông sẽ mất ngai vàng mà ông giành được từ ngày cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Nhiều năm trôi qua, hàng triệu sinh mạng bị thiệt hại. Nhiều người trong số chiến hữu người cầm lái vĩ đại đã chết trong các trong trại cải tạo và nhà tù, còn dân chúng như trước đây vẫn ca tụng lãnh tụ trong các cuộc mit tinh hàng ngàn người giơ cao những bìa đỏ trích dẫn lời thần tượng của mình. Trong số những người trước đây còn nắm chức vụ cao chỉ còn Lâm Bưu, từ 1969 chính thức trở thành trợ thủ duy nhất và người kế tục của Chủ tịch Mao. Năm 1971 Lâm Bưu bị buộc tội đảo chính phản cách mạng và mưu sát Mao. Sau khi bại lộ, Lâm Bưu cùng vợ và con bay sang Liên Xô. Nhưng máy bay của ông bị rớt trên vùng đất Mông cổ mà cho đến nay không rõ nguyên nhân. Sự phản bội và cái chết của Lâm Bưu đã giáng Mao một đòn nặng tới mức từ thời điểm đó bác sĩ Lý đã nhận thấy sự giảm đột ngột sức khỏe của Chủ tịch. Trong những năm cuối đời, Mao Trạch Đông cố gắng dàn xếp quan hệ với phương Tây. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi việc tiến hành cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Sau khi Mao chết năm 1976, bác sĩ Lý bị đe dọa tính mạng – người ta có thể buộc tội ông giết lãnh tụ. Nhưng rất may mắn, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc biện hộ cho ông. Dù vậy, không tin vào sự ổn định trong nước, Lý Chí Thỏa di cư sang Hoa kỳ. Sau đó tên của bác sĩ riêng của Mao đã bị xoá bỏ khỏi lịch sử chính thức của cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Năm năm sau cái chết của Mao, Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc ra quyết định trong đó Mao được phong là nhà cách mạng vĩ đại đóng góp vào sự phát triển của Trung Hoa và giảm lỗi của Mao đi đáng kể. Trong cuốn sách này chứng minh ngược lại. Tác giả vững tin chứng minh rằng sự kết hợp quyền lực tuyệt đối với ý tưởng phiêu lưu chỉ đẻ ra tội ác vĩ đại. Không có một cuốn sách nào về tiểu sử người cầm lái vĩ đại lại tỷ mỷ và khách quan như hồi ký của Lý Chí Thỏa.