Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Đời Muối: Lịch Sử Thế Giới của tác giả Mark Kurlansky và Hoàng Ly (dịch), cũng như link tải ebook Đời Muối: Lịch Sử Thế Giới miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Cuốn sách “Đời Muối” là một hành trình khám phá về một loại gia vị phổ biến và đầy lịch sử – muối. Từ thời cổ đại, muối luôn là một trong những mặt hàng quý giá, được săn lùng một cách đầy sự quyết liệt; câu chuyện về “Đời Muối” là một phần rực rỡ và hoành tráng của lịch sử nhân loại.
Trải qua hàng thiên niên kỷ, muối đã trở thành biểu tượng của sự giàu có; thậm chí còn được sử dụng như một đơn vị tiền tệ. Muối đã ảnh hưởng đến việc phát triển các tuyến đường thương mại quan trọng, góp phần hình thành các liên minh và cung cấp nền tảng cho sự bảo vệ đế chế, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các cuộc khởi nghĩa…
Nếu bạn đam mê lịch sử và muốn khám phá nguồn gốc của thực phẩm, hãy để Mark Kurlansky dẫn dắt bạn qua một chuyến hành trình kỳ diệu qua nhiều thế kỷ để hiểu rõ hơn về “Đời Muối”.
Những điểm nổi bật của cuốn sách:
Những điều bạn có thể khám phá trong cuốn sách:
Kết luận: “Đời Muối: Lịch Sử Thế Giới” là một cuốn sách đáng đọc dành cho những ai yêu thích lịch sử, địa lý, ẩm thực và muốn khám phá những điều mới lạ về thế giới xung quanh. Cuốn sách không chỉ mang lại kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi trí tò mò và sự khám phá ở người đọc.
Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Mark Kurlansky là nhà báo và nhà văn người Mỹ. Ông có niềm đam mê viết sách phi hư cấu. Nhiều tác phẩm của Mark Kurlansky là best seller như: Cod: A Biography of the Fish that Changed the World (winner of the Glenfiddich Best Food Book Award), The Basque History of the World, Salt: A World History (Đời muối: lịch sử thế giới), 1968: The Year that Rocked the World,…
Mở đầu
Tôi mang viên đá về nhà và đặt trên bệ cửa sổ. Có một ngày, mưa hắt vào trong, khiến những tinh thể muối trắng bắt đầu xuất hiện trên nền đá màu hồng. Viên đá của tôi dần trông giống muối hơn, tức là sẽ chẳng còn vẻ huyền bí vốn dĩ nữa. Vì vậy, tôi đã rửa sạch tinh thể muối bằng nước, rồi cẩn thận vỗ nhẹ viên đá suốt 15 phút liền cho khô. Ngày hôm sau, viên đá nằm im trên vũng nước muối do chính nó rỉ ra. Ánh nắng hắt xuống vũng nước trong veo. Chỉ vài giờ sau, những tinh thể hình vuông màu trắng lại bắt đầu nổi lên trên mặt vũng nước. Mặt trời làm nước bốc hơi, và khiến nước muối cô đọng lại thành tinh thể muối.
Có một khoảng thời gian, tôi cứ ngỡ mình có được một viên đá thần kỳ có thể tạo ra nước muối vĩnh viễn. Viên đá như thể không bao giờ nhỏ đi vậy. Thi thoảng, vào những ngày khô hanh, trông nó hoàn toàn khô khốc, nhưng vào những ngày ẩm ướt, tôi lại thấy vũng nước xuất hiện bên dưới. Tôi thử hong khô nó bằng cách đem nướng trong lò nướng bánh mì cỡ nhỏ. Chỉ nửa tiếng sau, những thạch nhũ trắng rủ xuống khỏi khay nướng. Tôi lại thử đặt viên đá lên tấm che bằng sắt của bộ tản nhiệt, nhưng nước muối có thể ăn mòn kim loại. Vì vậy, tôi chuyển nó sang một cái khay nhỏ bằng đồng. Một lớp gỉ sét màu xanh lục đóng lại bên dưới viên đá. Sau khi chùi lớp gỉ đồng đó đi, tôi thấy bề mặt đồng bóng loáng.
Viên đá của tôi có quy tắc của riêng mình. Mỗi khi bạn bè ghé chơi, tôi thường khoe rằng viên đá ấy thực ra chính là muối, thế là họ sẽ dè dặt liếm thử viên đá một chút, rồi nhăn mặt gật gù đúng là vị giống muối thật.
Những ai cho rằng niềm đam mê với muối là một thú vui lập dị, đơn giản là bởi vì họ chưa bao giờ sở hữu viên đá nào như thế này.
*
Trong số những người có niềm đam mê này có nhà tâm lý học người Wales theo trường phái của Carl Jung tên là Ernest Jones, là bạn của Sigmund Freud và cũng là một trong những người đi đầu trong việc đưa phân tâm học đến với nước Anh và Mỹ. Năm 1912, Jones đã xuất bản một tiểu luận về nỗi ám ảnh của con người với muối. Theo ông, đây là một sự cắm chốt[*] phi lý và mang ý nghĩa tính dục trong tiềm thức. Để củng cố cho lý luận của mình, ông đã lấy dẫn chứng từ một phong tục của người Ethiopia, đó là tặng một viên đá muối cho khách, sau đó vị khách sẽ liếm thử viên đá muối.
Jone viết: “Trong mọi thời kỳ, muối đã được gán cho rất nhiều ý nghĩa thú vị và tầm quan trọng to lớn vượt xa những tính chất tự nhiên vốn dĩ của nó.” Homer gọi muối là vật chất thần thánh, Plato miêu tả muối là vật mà các vị thần đặc biệt yêu thích, và sau đây chúng ta sẽ chỉ ra tầm quan trọng của muối trong các nghi thức, ràng buộc tôn giáo và các loại bùa phép. Điều này xuất hiện tại rất nhiều nơi trên thế giới và trong nhiều thời kỳ khác nhau, chứng tỏ đây là xu hướng chung của loài người chứ không phải phong tục địa phương, tình huống hay quan niệm của riêng một nơi cụ thể nào.
Jones cho rằng muối thường gắn liền với khả năng sinh sản. Có lẽ quan điểm này đã được hình thành sau khi quan sát thấy rằng: những loài cá sinh sống trong môi trường đại dương có khả năng sinh đẻ nhiều con cái hơn các loài động vật trên đất liền. Những con tàu vận chuyển muối thường bị chuột xâm chiếm ồ ạt, đến mức trong suốt vài thế kỷ, người ta từng tin rằng chuột có thể sinh sản chỉ nhờ muối mà không cần phải giao phối.
Image
Một bản khắc ở Paris năm 1157 với tiêu đề “Những người phụ nữ muối chồng mình” đã cho thấy cách phụ nữ khiến người chồng trở nên sung sức hơn. Dòng cuối cùng của bài thơ đi cùng với bản khắc viết, “Ướp đều chỗ muối, trước lẫn sau, Thế là bản lĩnh đàn ông lại hừng hực lên mau”. Bibliothèque Nationale
Jones còn chỉ ra rằng người La Mã dùng từ salax để chỉ một người đàn ông đang yêu, vốn có nghĩa đen là “bị ướp muối”, từ đó mà chúng ta có từ salacious (dâm ô, dâm dục) sau này. Ở vùng núi Pyrenees, các cặp đôi cô dâu chú rể đến nhà thờ với nắm muối nhét trong túi áo bên trái để mong tránh được chứng liệt dương. Ở một số vùng của Pháp thì chỉ có chú rể mới mang theo muối bên mình, ở một số vùng khác lại chỉ cô dâu mới mang muối. Ở Đức, người ta thường rắc muối lên giày của cô dâu.
Jones tiếp tục đưa ra dẫn chứng cho quan điểm của mình: Các tư tế Ai Cập độc thân phải kiêng ăn muối bởi cho rằng muối kích thích ham muốn tình dục; ở Borneo, những người thuộc bộ lạc Dayak sau khi chặt đầu trở về đều phải kiêng cả tình dục lẫn muối; khi một người Pima giết một người Apache, cả anh ta lẫn vợ đều kiêng tình dục và muối trong vòng ba tuần. Ở Behar, Ấn Độ, xà nữ Nagin hay còn được gọi là “vợ của thần rắn”, thường phải kiêng muối và đi khất thực. Họ sẽ biếu một nửa số của cải xin được cho các tu sĩ, nửa còn lại dùng để mua đồ ngọt và muối cho dân làng.
Jones củng cố cho lập luận của mình bằng một luận điểm của Freud. Tám năm trước đó, Freud đã khẳng định trong cuốn sách Zur Psychopathie des Altagslebens (Tạm dịch: Tâm bệnh học trong cuộc sống thường ngày) rằng mê tín thường là kết quả của việc gán ý nghĩa to lớn cho một đối tượng hoặc một hiện tượng tầm thường nào đó bởi vì đối tượng/hiện tượng đó đã được liên kết trong vô thức với một điều gì khác có tầm quan trọng lớn lao.
Luận điểm của Jones là, phải chăng để giải thích được tất cả những sự quan tâm này về muối, chúng ta phải nghiêm túc suy nghĩ một vấn đề quan trọng hơn – đâu là nguyên nhân của nỗi ám ảnh này? Jones kết luận: “Có đầy đủ lý do để tin rằng trí óc nguyên thủy không chỉ đánh đồng hình tượng về muối với tinh dịch, mà còn cả với thành phần cơ bản thiết yếu trong nước tiểu.”