Đời Kinh Doanh – Bài học kinh doanh Của Ông Trùm Xe Hơi Mỹ – Lee Iacocca & William Novak full prc pdf epub azw3 [Doanh Nhân]

Đời Kinh Doanh – Bài học kinh doanh Của Ông Trùm Xe Hơi Mỹ – Lee Iacocca & William Novak full prc pdf epub azw3 [Doanh Nhân]

Tác giả: ,
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE


Tháng 11 năm 1984, Nhà xuất bản Mỹ A. Bantarn Books tung ra cùng một lúc Mỹ, Canada, Anh Úc cuốn tự thuật về đời kinh doanh của Lee Iaccoca.


Như một trái bom làm bùng nổ dư luận, cuốn sách này đã trở thành kỷ lục hoàn cầu về sách bán chạy nhất: sáu triệu bản in. Iacocca phải tái bản tới lần thứ ba mươi mốt trong năm 1985 và tới năm 1988, được in lại bảy lần nữa.

Tác giả là một ông trùm xe hơi Mỹ viết tự thuật đời mình, hợp tác biên tập cùng với nhà báo Willam Novak.

Xuất thân từ một gia đình Ý đi cư, Lee Iacocca chăm chỉ, tự rèn luyện mình cho tới khi tốt nghiệp kỹ sư tại trường đại học Lehigh (Mỹ). Số phận và lòng ham muốn làm giàu xô đẩy ông Lee Iacocca xin được một chân viên chức tập sự tại công ty xe hơi lớn nhất nước Mỹ: Ford. Tài năng và sự tích cực về quản lý đưa ông nhanh tới ghế giám đốc công ty Ford; và cũng chính tài năng đã làm nẩy sinh lòng ghen ghét đố ky chống lạỉ ông ta. Sau tám năm làm giám đốc công ty, ông trùm tổ hợp xe hơi Mỹ lớn nhất thế giới Henry Ford sa thải ông.

Iacocca đành phải xin việc làm tại hãng xe hơi Chrysler, giữa lúc công ty này đang sa sút trầm trọng, là mục tiêu đả kích của báo chí về sự phá sản. Với tâm trạng ban đầu cô đơn, đau đớn như một hiệp sĩ bị lưu đày vào một hoang đảo, vị giám đốc thất sủng này đã làm lại từ đầu, kiên trì, quyết đoán nhưng thông minh tạo dựng cơ nghiệp suốt ba mươi hai năm.

Sau những năm tháng ảm đạm của buổỉ ban đầu vì nợ và chán chường, khi công ty xe hơi Chrysler đứng lại, vươn đôi tay lực lưỡng ôm lấy nền kỹ nghệ xe hơi Mỹ, nhiều người hỏi ông: “Hồi đó, vì sao ông vực nổi hãng Chrysler lên được trong tình trạng tuyệt vọng như vậy?”

Ông ta hóm hỉnh bảo: “Khi nào tôi viết thành sách, các bạn sẽ hiểu điều đó!”

Nào ngờ, lời bông đùa trỏ thành sự thật. Một tuần lễ sau khi cuốn sách phát hành, cả tác giả lẫn nhà xuất bản kỉnh ngạc thấy cuốn “Nghệ Thuật Kinh Doanh” của ông trùm xe hơi vọt lên hàng dầu kỷ lục các sách best-sellers (sách bán chạy nhất). Nội dung cuốn tự thuật không hề dàn dựng hư cấu, không một chút pha bạo lực, tình dục, tình báo mạo hiểm nào xen vào, cuốn sách đã nhanh chóng chiếm được lòng hâm mộ của đông đảo độc giả, bởi vì nó như một lời khuyên nghề nghiệp, kỉnh nghiệm kinh doanh.

Nhà xuất bản xem đây là một tài liệu tham khảo để bạn đọc, các nhà quản lý kinh doanh có những dữ kiện về xã hội Mỹ, về sự cạnh tranh kinh doanh; và về bản lĩnh—nghệ thuật của người điều hành sản xuất.

Nhà Xuất Bản

***

Nicola Iacocca, thân phụ tôi, đến đất nước này năm 1902 khi ông mới mười hai tuổi — nghèo khổ, cô độc và nhút nhát. Ông thường bảo rằng khi ấy điều mà ông dám tin chắc khi đến đây chỉ là trái đất này tròn.

Khi tàu tiến dần đến hải cảng New York, ông ngó ra và nhìn thấy tượng Nữ Thần Tự Do, biểu tượng vĩ đại niềm hy vọng của hàng triệu di dân. Lần tiếp theo khi ông đến chỗ tượng này ông đã trở thành một tân công dân nước Mỹ — chỉ mang theo bà mẹ, cô vợ trẻ, và niềm hy vọng bên mình.

Khi tôi lớn lên ở Allentown, Pennsylvania, gia đình chúng tôi sống gần gũi nhau như thể chúng tôi chỉ là một người.

Bố mẹ tôi luôn làm cho tôi và cô chị Delma cảm thấy quan trọng và hứng thú. Không có chuyện gì phải quá mệt nhọc hay quá lo lắng. Cha tôi lúc nào cũng bận rộn đủ thứ việc nhưng ông vẫn luôn dành thì giờ cho chúng tôi. Mẹ tôi rất thích nấu nướng và nấu rất ngon khiến ai cũng hài lòng. Tôi phải gọi bà là một trong những đầu bếp tuyệt vời nhất thế giới.

Hai bố con tôi luôn gần gũi nhau. Tôi luôn mong muốn làm vừa lòng ông và ông thì hết sức tự hào về những thành đạt của con trai mình. Nếu tôi đạt điểm cao trong cuộc thi đặc biệt tại trường, ông sướng như điên. Sau này lớn lên mỗi khi tôi được thăng tiến, tôi gọi điện cho ông ngay và ông liền đem ra kể với bạn bè. Ở Ford, mỗi lần tôi mua một chiếc xe mới, ông muốn là người đầu tiên lái thử nó. Năm 1970, khi tôi được bầu làm giám đốc công ty xe hơi Ford, ông vui mừng còn hơn tôi nữa.

Cũng như nhiều người gốc Ý, bố mẹ tôi luôn hết sức cởi mở — không chỉ trong gia đình mà cả trước công chúng nữa. Các bạn bè tôi ít khi nào ôm chầm lấy cha chúng vì sợ tỏ ra thiếu mạnh mẽ và tự chủ. Trái lại tôi ôm hôn cha tôi mỗi khi có dịp, và cảm thấy điều đó hết sức tự nhiên.

Ông là một người sôi nổi và có óc sáng tạo, luôn luôn tìm tòi cái mới. Ông là người đầu tiên trong thành phố mua một chiếc xe gắn máy và chạy rong khắp phố trên những con đường dơ bẩn. Chẳng may cha tôi và chiếc xe của ông không ăn ý nhau lắm. Ông bị ngã nhiều lần đến nỗi cuối cùng ông quyết định từ bỏ nó. Kết quả là ông không bao giờ tin cậy chiếc xe nào dưới bốn bánh.

Có thể bạn thích sách  Vợ Ơi Chào Em của tác giả Nguyệt Hạ Điệp Ảnh full prc pdf epub azw3 [Hiện Đại]

Cũng vì chiếc xe độc địa đó mà khi lớn lên tôi không được phép mua xe đạp. Mỗi khi muốn chạy xe đạp tôi phải đi mượn bạn bè. Mặt khác, ông dạy tôi lái xe hơi khi tôi mới mười sáu tuổi. Điều này khiến tôi trở thành đứa trẻ duy nhất ở Allentown rời bỏ xe đạp trẻ con có ba bánh chuyển thành xe hơi.

Cha tôi rất thích xe hơi. Thật vậy, ông là một trong những nhà sáng tạo mẫu xe hơi đầu tiên. Ông là một trong rất ít người ở Allentown biết lái xe hơi, ông luôn mó máy xe cộ và suy nghĩ cách cải tiến chúng. Cũng như nhiều tài xế ngày nay, xe ông thường bị xẹp bánh. Ông bỏ ra nhiều năm nghiên cứu cách gia tăng sức chịu đựng của lốp xe. Cho đến bây giờ, mỗi khi thấy kỹ thuật lốp xe được cải tiến tôi luôn nghĩ về cha tôi.

Ông rất yêu nước Mỹ, và ông đeo đuổi ước mơ xây dựng nước Mỹ với tất cả tấm lòng. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, ông tình nguyện tham gia quân đội — một phần vì yêu nước và một phần mà sau này ông nhìn nhận với tôi, là để trở nên tự chủ hơn trong đời. Ông phải bỏ nhiều công sức mới đặt chân được đến Mỹ và nhập tịch, đồng thời ông rất kinh hãi trước cảnh tượng bị gởi trả về châu Âu để chiến đấu ở Pháp hay Ý. Cũng may, ông được đóng quân tại một trung tâm huấn luyện cách gia đình có vài dặm. Vì lái xe giỏi, ông được giao huấn luyện tài xế xe cứu thương.

Cũng như nhiều di dân khác, trong ông lúc nào cũng tràn đầy tham vọng và hy vọng. Khi mới đặt chân đến Mỹ, ông là một công nhân mỏ than ở Garrett, nhưng được một ngày là ông quá chán và bỏ việc. Ông thường thích thú bảo rằng đó là ngày duy nhất trong đời ông làm việc cho người khác.

Sau đó ông chuyển đến Allentown, và làm thợ đóng giày, đồng thời dành dụm tiền để trở về Ý rước người mẹ góa của ông đang sống ở San Marco. Trong khi trở về Ý, anh chàng ba mươi mốt tuổi này bắt đầu phải lòng cô con gái một ông thợ giày, nàng mới mười bảy tuổi. Vài tuần sau thì họ lấy nhau.

Cuộc hành trình của bố mẹ tôi đến Mỹ không phải dễ dàng gì vì mẹ tôi bị bệnh sốt rét suốt chuyến đi. Khi đến nơi mẹ tôi đã rụng hết tóc. Chiếu theo luật pháp, bà phải bị thải hồi về Ý. Nhưng cha tôi là người rất tự chủ và ăn nói khôn khéo. Cuối cùng ông cũng thuyết phục được các viên chức sở di trú rằng cô vợ mới của ông chỉ bị say sóng mà thôi.

Sau ba năm, tức 1924, thì tôi được hạ sanh. Lúc này cha tôi đã mở một tiệm bán “hot-dog.”

Cha tôi luôn nhắn nhủ tôi hai điều: đừng bao giờ chạy theo một công việc với số vốn khổng lồ vì khi ấy phải chịu lệ thuộc nhà băng. Điều thứ hai là khi lâm vào cảnh ngộ khó khăn thì hãy buôn bán thức ăn, vì dù có khó khăn thế nào đi nữa người ta cũng phải ăn.

Tôi bước chân vào con đường buôn bán thức ăn vào năm 1952, tôi chú ý đến việc độc quyền món ăn. Tôi thấy những nhà kinh doanh thường quan tâm đến điều này: bất cứ ai có khả năng độc quyền phân phối một món ăn nào đó đều có thể làm giàu trong tích tắc. Kế hoạch của tôi là phân phối mươi món ăn gọn nhẹ tại (?) cùng một địa điểm trung tâm.

Vài năm sau, tôi chính thức mở một tiệm của riêng mình, một hiệu sandwich ở Allentown với món thịt bò phó mát theo kiểu ngườỉ Ý. Tôi thu được khá nhiều tiền. Chúng tôi kiếm được 125 ngàn đô la trong năm đầu tiên. Nhìn thấy tôi làm ăn khấm khá người ta bắt đầu tăng thuế lên cao đến nỗi rút cuộc tôi phải bỏ nghề. Đây là cuộc chạm mặt đầu tiên của tôi và luật thuế.

Thật ra tôi mải miết kinh doanh thực phẩm rất lâu trước khi tôi bắt đầu quan tâm đến ngành xe hơi. Năm tôi mườỉ tuổi, một trong những siêu thị đầu tiên của Mỹ khai trương ở Allentown. Sau buổi học và những ngày cuối tuần, tôi và lũ bạn thường xếp hàng trước cửa siêu thị, mỗi đứa đều mang theo xe kéo nhỏ, cứ như một dây tắc xi chờ sẵn bên ngoài khách sạn, khi khách mua hàng vừa ra, chúng tôi đề nghị giúp họ mang đồ về nhà để đổi lấy tiền xài.

Mười mấy tuổi, tôi làm việc cuối tuần tại một trung tâm bán trái cây do một người Hy Lạp tên là Kritis làm chủ. Mỗf sáng tôi phải thức dậy rất sớm để mang hàng về chợ. Mỗi ngày tôi được trả hai đô la, và sau một ngày làm việc mười sáu tiếng tôi lại được đem về nhà mọi thứ trái cây và rau còn thừa.

Vào lúc này, cha tôi còn có những dịch vụ kinh doanh khác bên ngoài tiệm ăn. Ông đầu tư vào một công ty quốc gia gọi là U-Drive-It, một trong những đại lý cho mướn xe hơi đầu tiên. Sau cùng ông đã gầy dựng một dàn xe khoảng ba mươi chiếc, hầu hết đều là xe Ford. Cha tôi có một ông bạn tốt tên là Charle Charles, con trai ông là Eddie làm việc cho hãng Ford. Sau này Eddie gây dựng cơ sở cho chính mình và giới thiệu tôi đến với dịch vụ bán lẻ xe hơi. Năm tôi mười lăm tuổi, Eddie thuyết phục tôi đi sâu vào ngành kỹ nghệ xe hơi. Kể từ lúc ấy trở đi, mọi nhiệt tình của tôi đều dành cho việc đó.

Có thể bạn thích sách  Hãy Đi Đi, Xanh Biếc - Yutaka Kouno & Nguyễn Thị Thúy Hương (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Light Novel]

Hiển nhiên, cha tôi là người đã hướng đời tôi vào đường kinh doanh. Ông làm chủ hai rạp xi-nê, một rạp tên là Franklin vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Dân kỳ cựu ở Allentown thường bảo với tôi rằng cha tôi là một tay quản lý giỏi, ông lấy lòng được mọi đứa trẻ khi chúng đến, và chúng yêu thích cách đốì xử của ông còn hơn yêu phim ảnh nữa. Nhiều người vẫn còn nhắc lại có lần ông đã tuyên bố rằng mười đứa trẻ có bộ mặt dơ bẩn nhất sẽ được vào cửa miễn phí. Về kỉnh tế, gia đình chúng tôi cũng trải qua nhiều thăng trầm. Cũng như nhiều người Mỹ khác, chúng tôi làm ăn rất khá trong thập niên 1920. Cha tôi kiếm ra được khối tiền nhờ tài kinh doanh. Trong vài năm chúng tôi thực sự giàu có. Nhưng rồi sự suy thoái đã đến.

Những ai đã trải qua cảnh đó hẳn sẽ không bao giờ quên được. Cha tôi mất hết tiền bạc, và thậm chí suýt mất luôn căn nhà. Tôi nhớ đã hỏi người chị, chỉ lớn hơn tôi hai tuổi, rằng chúng ta có phải rời khỏi nhà không và biết tìm đường đâu mà sinh sống. Lúc ấy tôi chỉ mới sáu hay bảy tuổi gì đó, nhưng nỗi lo sợ về tương lai vẫn còn sống động trong tâm trí tôi.

Suốt những năm tháng nhọc nhằn ấy, mẹ tôi vẫn đầy nghị lực. Bà đúng là một người mẹ di dân thực sự, là trụ cột của gia đình. Ba xoay sở thế nào mà chúng tôi vẫn luôn có đủ ăn. Tôi còn nhớ bà thường mua chim bồ câu non và thường tự tay giết thịt vì bà không tin người ta sẽ bán thịt tươi. Có khi gia đình túng bấn bà phải đi may đồ mướn. Song dù phải làm gì đi nữa bà vẫn vui lòng. Cho đến nay bà vẫn là một phụ nữ đẹp — trông bà trẻ hơn cả tôi.

Mặc dù trải qua nhiều khó khăn, chúng tôi vẫn dành thì giờ giải trí. Hồi ấy chưa có ti-vi, nên người ta thường đòi hỏi ở nhau nhiều hơn. Vào ngày chủ nhật, sau lễ nhà thờ, chúng tôi thường tề tựu đông đủ bên gia đình và bạn bè, cười nói, thưởng thức các món ăn ngon và uống rượu vang. Chúng tôi cũng đọc nhiều sách và tốì đến mọi người quây quần bên chiếc radỉo cổ để lắng nghe những câu chuyện.

Tuy vậy đối với cha tôi, sự phá sản ấy là một cú sốc trong đời mà ông không bao giờ quên được. Mãi về sau, nhiều năm vật vã cuối cùng đem lại cho ông hàng đống tiền, lúc ấy ông mới nguôi ngoai như sau một cơn ác mộng. Khi tôi còn bé, ông thường bảo rằng mày phải đi học để hiểu rõ ý nghĩa của chữ “suy sụp.” Ông chỉ mới học hết lớp bốn. Ông thường nói: “Nếu trước đây có người dạy ba ý nghĩa của chữ đó, hẳn ba đã chẳng dám dấn thân vào con đường doanh nghiệp thêm nữa.”

Chuyện xảy ra năm 1931. Lúc ấy tôi mới bảy tuổi, nhưng tôi đã biết rõ tình trạng tệ hại lúc bấy giờ. Sau này ở đại học, tôi đã được học nhiều về lý thuyết kinh doanh, và ở Ford tôi đã học cách đưa chúng vào thực tiễn. Song kinh nghiệm của gia đình chúng tôi vẫn là một đám mây đen đến sớm.

Cha mẹ tôi là những tay nhiếp ảnh tài ba, và những bức ảnh trong album của gia đình đã kể lại khá nhiều.

Từ lúc sơ sinh cho tới khi sáu tuổi, tôi mang giày sa-tanh và mặc áo khoác thêu. Đột nhiên, khoảng 1930, quần áo tôi bắt đầu có vẻ xập xệ. Chị em tôi lại không được may thêm đồ mới nữa. Tôi thực tình không hiểu và đó không phải là điều bố tôi dễ dàng giải thích. Làm sao bạn có thể nói với một đứa trẻ: “Ba cũng không còn áo mà mặc, nhưng ba cũng không biết tại sao?”

Cơn khủng hoảng đã biến tôi thành một người thực tế. Cả về sau này, khi tôi tốt nghiệp đại học rồi, thái độ của tôi vẫn là: “Đừng làm phiền tôi bằng những pho triết lý. Tôi muốn làm ra mười ngàn đô la mỗi năm khi tôi hai mươi lăm tuổi, và sau đó tôi muốn trở thành một triệu phú.” Tôi không quan tâm đến mức độ trưởng giả; tôi phải bước theo những đồng đô la.

Thậm chí bây giờ khi đã trở thành một ngườỉ giàu có, tôi vẫn luôn dè dặt trong việc đầu tư, không phải vì tôi sợ nghèo đâu, mà trong tận cùng tâm thức, tôi vẫn còn một ý thức về tia chớp có thể giáng xuống, và gia đình tôi sẽ lại không đủ ăn.

Dù tôi có xoay sở ra sao về mặt tài chính, sự suy sụp vẫn không bao giờ biến mất khỏi ý thức tôi. Cho đến hôm nay, tôi vẫn ghét sự hoang phí. Khi cần phải mua cà-vạt rộng cho hợp thời tôi vẫn giữ lại những chiếc cũ cho đến khi người ta lại chuộng cà-vạt hẹp. Vứt bỏ thức ăn hoặc đổ nửa miếng thịt bò vào sọt rác vẫn làm cho tôi điên tiết lên. Tôi luôn cố gắng hình thành ý thức đó trong các con gái tôi, và tôi nhận thấy chúng không tiêu tiền trừ khi có lợi — và chúng cung đã có ý hướng kinh doanh!

Có thể bạn thích sách  Từ Khởi Thuỷ Đến Thế Kỷ X - Vũ Duy Mền full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Ngay cả trong những lúc khốn khó, cha tôi thường khuyên chúng tôi đừng tiêu xài hơn khả năng hiện có của mình. Ông tin rằng nợ nần là điều độc hại. Không ai trong gia đình chúng tôi được phép dừng thẻ tín dụng cho bất cứ việc gì, không bao giờ.

Về phương diện này, cha tôi luôn nhìn thấy trước sự việc. Ông cho rằng việc mang công mắc nợ sẽ khiến người ta có cái nhìn rõ ràng hơn và trách nhiệm hơn đốì với vấn đề tiền bạc. Ông tiên đoán rằng việc mắc nợ dễ dàng cuối cùng sẽ làm khủng hoảng toàn xâ hội và những người tiêu thụ sẽ lâm vào cảnh khó khăn vì đã xem các thẻ tín dụng nhựa như thể chúng là tiền trong ngân hàng.

Ông thường bảo tôí: “Nếu con mượn thứ gì, dù là 20 xu của thằng nhóc cùng trường, phải nhớ ghi lại để khỏi phải quên trả người ta.” Tôi thường hình dung ông sẽ phản ứng ra sao nếu ông còn sống để thấy tôi tràn ngập nợ nần vào năm 1981 để giữ cho công ty Chrysler. Tổng số tiền nợ lên đến một, hai tỷ đô la. Mặc dù tôi vẫn nhớ lời khuyên của ông già, tôi cảm thấy rất khôi hài đã ghi lại số tiền ấy…

Những thời kỳ vất vả trong gia đình chúng tôi, chính cha tôi là người biết vực chúng tôi dậy. Dù thế giới có đảo điên, ông vẫn luôn đứng trước chúng tôi. Ông giống như một triết gia, đầy những lời nhận xét và châm ngôn về cuộc sống trên đời. Ông thường thích thú nói rằng cuộc đời đầy những lúc lên voi xuống chó và aí cũng phải có lúc khốn khổ. Khi tôi bị điểm xấu trong nhà trường hoặc lâm vào cảnh tụyệt vọng, ông thường nói: “Phải tập chịu đựng một chút đau khổ trong đời.”

Nếu ông đến nhà hàng và cô hầu bàn tỏ ra thô lỗ, vào cuối bữa ăn ông sẽ gọi cô nàng đến và giảng giải đôi điều, Ông nói: “Tôi sẽ trả tiền típ cho cô đàng hoàng. Tại sao cô lại tỏ ra khổ sở với công việc đến thế? Có ai buộc cô phải làm công việc này không? Khi cộ cư xử một cách nặng nề, cô đang bảo cho mọi người biết cô chẳng ưa gì việc mình làm. Chúng tôi đến đây để được vui thích và cô đã phá hỏng nó. Nếu cô thực sự muốn làm chiêu đãi viên, hãy tỏ ra là người chiêu đãi viên tốt nhất thế giới. Nếu không thì hãy tự tìm cho mình việc khác vậy.” Trong nhà hàng của chính mình, ông lập tức sa thải ngay bất cứ nhân viên nào tỏ ra thô lỗ với khách hàng: “Cậu không thể làm việc ở đây cho dù cậu có giỏi đến đâu đi nữa vì cậu đang dọa đuổi khách hàng.”

“Con sẽ không bao giờ hiểu giá trị đích thực của hạnh phúc nếu không có cái để mà so sánh.”

Ngoài ra ông rất ghét nhìn thấy chúng tôi u sầu và luôn cố gắng làm thay đổi trang thái đó: “Nói thử xem nào, năm ngoái các người đã lo âu về chuyện gì? Hoặc tháng trước? Thấy chưa — Thậm chí chẳng ai nhớ cả! Vì vậy những gì các người quá lo âu hôm nay không đến nỗi nào đâu. Hãy quên đi và lo cho ngày mai.”

Bây giờ mỗi khi nhắc đến cha tôi, tôi chỉ nhớ lại một người đầy sức sống và năng lực vô hạn. Có lần tôi đến Palm Springs để dự cuộc họp với một thương gia ở Ford và tôi mời ông bố cùng đi chung. Khi cuộc họp đã kết thúc, hai chúng tôi ra sân chơi đánh gôn, mặc dù ông rất ít tham gia trò chơi này.

Khi vừa đánh quả banh, ông bắt đầu chạy đuổi theo nó — Cụ già bảy mươi tuổi đang co cẳng chạy. Tôi phải nhắc nhở ông: “Bố ơi, chậm lại nào. Môn này chỉ cần đi thôi!” Nhưng đó lại là ông bố. Ông vẫn nhắc lại điệp khúc của mình: “Tại sao lại đi khi người ta có thể chạy?”

Mời các bạn đón đọc Đời Kinh Doanh – Bài học kinh doanh Của Ông Trùm Xe Hơi Mỹ của tác giả Lee Iacocca & William Novak.

Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn