Nếu chỉ dựa vào sự tự quan sát bản thân thì con người rất khó để hiểu về chính mình, vì năng lực quan sát, phân tích, đúc kết của mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau. Albert Schweitzer từng nói: “Một con sóng không thể tồn tại riêng mình mà luôn phải hòa vào những con sóng lớn của đại dương. Chúng ta không thể tự mình trải nghiệm cuộc sống này mà phải chia sẻ với nhau những kinh nghiệm góp nhặt được.” Do đó cần có sự trợ giúp từ các tài liệu, sách vở, kinh nghiệm của những người đi trước, … Theo một số thống kê thì có đến 73% người về già hối hận vì không biết mình là ai, nên không thể tự định hướng cho bản thân rồi sống uổng phí, thậm chí có người tìm đến cái chết khi tuổi đời còn khá non trẻ,… Tất nhiên, bạn không nhất thiết bị rơi vào trạng thái chán nản/buông xuôi/trống rỗng/bất lực,… sau đó mới vội vàng đi tìm hiểu lại bản thân! Và Stephen Covey nói: “Càng sớm ý thức mình là ai và sẽ trở thành người như thế nào thì chúng ta càng thành công lớn và cống hiến được càng nhiều”. Nên chẳng có gì sai nếu bạn tìm hiểu ngay bây giờ để chuẩn bị cho thành công của mình. Đó là ước muốn hoàn toàn chính đáng hiển nhiên được khuyến khích. Ở một số nước phát triển trẻ em 11 tuổi đã hiểu rõ điểm mạnh/yếu của bản thân, biết lập kế hoạch cho cuộc sống khi lớn lên sẽ làm gì để thực hiện ước mơ. Sách này được tái bản và chỉnh lý từ cuốn “Ta là ai, đọc vị bản thân chạm tới giấc mơ tuổi 20” xuất bản lần đầu vào năm 2017 như một món quà đặc biệt mà tôi muốn dành riêng tới các bạn trẻ Việt,…
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com