Stendhal là người mở đầu cho trào lưu hiện thực phê phán trong Văn học Pháp, song ngoại trừ Honore de Dalzac, ông không được các nhà văn cùng thời đánh giá cao. Mặc dù vậy, trải bao biến thiên thời cuộc, đến nay, vị trí của người có “Giọng điệu cá biệt nhất trong văn học từ trước tới nay” (như nhận xét của Valeryngày càng thêm vững chắc. Cuốn tiểu thuyết “Đỏ và đen” của Stendhal hiện vẫn là một trong những cuốn sách bán chạy tại nhiều nước trên thế giới (hiện ở Trung Quốc, nó đã xuất hiện với 8 bản dịch khác nhau. Gần đây, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng tiết lộ rằng, cuốn sách ưa thích nhất của ông chính là tiểu thuyết “Đỏ và đen” của Stendhal. Stendhal tên thật là Marie – Henri Beyle. Ông sinh ngày 23/1/1783 tại Grenoble, một thị trấn nằm ở miền Đông nước Pháp, cách biên giới Italia 100 km. Bởi mẹ mất sớm, bố có tư tưởng bảo thủ, ngay từ nhỏ, ông đã được giao phó cho một linh mục Gia tô kèm cặp. Chính sự hà khắc trong cách giáo dục của vị linh mục đã khiến trong trái tim thơ trẻ của ông luôn đầy ắp ác cảm với nhà thờ. Stendhal trưởng thành trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, gắn với vai trò thắng – bại của Napoleon (Stendhal từng làm thư ký cho Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Italia thời Đế chế I. Sinh thời, mặc dù Stendhal thường phát biểu rằng việc viết văn với ông chỉ là một thú tiêu khiển, song thực tế ông đã dành rất nhiều tâm huyết cho việc sáng tạo. Tác phẩm đầu tiên ông viết tại Milan là một công trình biên khảo: “Tiểu sử của Haydn, Mozart và Metastasio” (1814. Ba năm sau, cuốn “Lịch sử hội họa Italia” được in thành hai tập. Năm 1827, tiểu thuyết đầu tay của ông ra đời, đó là cuốn “Armance”. Khi Stendhal còn sống, cuốn ”Bút ký của một du khách” viết năm 1838 được coi là tác phẩm đặc sắc nhất của ông. Hai cuốn khác, “Laniel” và “Lucien Lenowen” chỉ được xuất bản sau khi ông mất. “Đỏ và đen” là cuốn tiểu thuyết trứ danh nhất của Stendhal, được xuất bản vào năm 1830. Tác giả dựa trên một sự việc có thật đăng trên nhật báo Tòa án từ ngày 28 đến ngày 31/12/1827. Tiểu thuyết có phụ đề “Ký sự của năm 1830” và lời đề từ: “Sự thật, sự thật cay nghiệt”. Nhân vật chính của tiểu thuyết – chàng thanh niên Julien Sorel (có nhiều bóng dáng của Stendhallà một người đàn ông giàu nghị lực và rất thông minh. Anh ta luôn nuôi dưỡng trong mình những ảo tưởng lãng mạn nhưng rồi cuối cùng trở thành nạn nhân của các mưu đồ chính trị. Stendhal dùng hình ảnh một người hùng bị thất bại để đả phá cái giả trá của tầng lớp quý tộc trong xã hội Pháp thời đó. Tiểu thuyết “Tu viện thành Parme” được xuất bản năm 1839, chỉ ít năm trước khi tác giả tạ thế. Và điều gì xảy ra sau đó? Ông viết “Đỏ và đen”, “Tu viện thành Parme”. Những tác phẩm cực kỳ tao nhã”. Không biết có phải vì sự nhân văn, “tao nhã” này mà trong thời gian Giang Thanh lộng hành ở Trung Quốc, bà ta tỏ ra không thích “Đỏ và đen” của Stendhal. Và đó là một trong những lý do khiến nhiều độc giả ở đất nước đông dân nhất hành tinh này càng thêm tò mò muốn tìm đọc cuốn sách?