Đề Thám – Con Hùm Yên Thế – Nguyễn Duy Hinh full mobi pdf epub azw3 [Danh Nhân]

Đề Thám – Con Hùm Yên Thế – Nguyễn Duy Hinh full mobi pdf epub azw3 [Danh Nhân]

Tác giả:
Thể Loại: Danh Nhân
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Là nhà nhiếp ảnh và sản xuất bưu ảnh lớn nhất tại Việt nam đầu thế kỉ XX, Pierre Dieulefils chụp rất nhiều ảnh về kiến trúc, phong cảnh, sinh hoạt hàng ngày và người dân đủ mọi tầng lớp. Với lợi thế thắng thầu trong việc chụp ảnh thẻ thân, ông có cơ hội đi rất nhiều nơi. Trong số 4.800 tấm bưu ảnh về cuộc khởi nghĩa Yân Thế được đánh mã số từ 3300-3354. Không có gì quá đáng khi nói một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam được thể hiện trên những tấm bưu ảnh của ông.
Năm 2007, một cuốn sách về Đề Thám được xuất bản tại Pháp, tác giả của nó là Claude Gendre, cháu nội của Jean Gendre, một lính Pháp thuộc trung đoàn 10 đóng ở Bắc Bộ, từng tham chiến chống lại nghĩa quân của Đề Thám từ 1908 đến 1911 tại Yên Thế. Từ nhỏ cậu bé Claude Gendre đã bị hấp dẫn bởi câu chuyện ông nội kể về một miền đất xa xôi, và đặc biệt là nhân vật Đề Thám, sau này, khi trở thành nhà văn, Claude Gendre bắt đầu sưu tầm tài liệu và viết cuốn sach về Đề Thám mang tên “Le Dê Thám (1858-1913) Un résistant vietnamien à la colonisation francaise”

  • Đề Thám-Con Hùm Yên Thế
  • NXB Khai Trí 1961
  • Nguyễn Duy Hinh
  • 128 Trang
***

CHƯƠNG I : TỪ CHIẾN-TRANH XÂM-LƯỢC ĐẾN CÁCH-MẠNG DÂN-TỘC

Từ phong-trào Cần-Vương của nhóm sỹ tử

đến chiến-tranh du-kích của Hoàng-hoa-Thám.

*

NĂM 1859, vào niên-hiệu Tự-Đức thứ 11, Việt-Nam bắt đầu bị Pháp xâm-chiếm.

Mượn cớ bảo-vệ kiều-dân của các nước thuộc Âu-Châu hiện ngụ tại lãnh-thổ Việt-Nam, trong công cuộc khủng-bố giáo-sĩ Gia-tô và ngăn cấm bọn thương-buôn da trắng của triều-đình Huế, Pháp quân đem hạm đội viễn-chinh mở cuộc xâm-lăng nước Việt vào tháng bảy năm Mậu-Ngọ tức là năm nói trên.

Ngày 31 tháng 8 dương-lịch, đại-đội chiến thuyền và binh-mã Pháp bắn phá vào cửa Đà-Nẵng dữ-dội. Ông Nguyễn-tri-Phương phải lập đồn Liên-Tri chống giữ.

Đến tháng giêng năm sau, Pháp phân binh vào đánh thành Gia-Định và từ đây Việt-Nam đã nếm mùi thất-bại đầu tiên trước hỏa-lực của Pháp. Ông Nguyễn-tri-Phương phải vội-vã đem quân vào Gia-Định thành lập đồn Kỳ-Hòa (tức khu-vực Chí-Hòa ngày nay) để chống cự lại.

Có thể bạn thích sách  Angela Merkel - Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng

Hai bên đánh nhau ác-liệt, trong mấy trận đã tổn-hại khá nhiều.

Đứng trước tình-thế này, triều-đình Huế đã bất lực. Trên cao, Vua chỉ ham thú văn-chương, thi phú. Dưới thì, quần-thần tả hữu đều hủ-bại, chia rẽ nhau, mạnh ai nấy tranh-giành thế-lực. Dân-chúng khắp nơi đói rét sanh tâm cướp-bóc thành loạn-lạc. Giữa vua quan và tôi dân đã mất hết tình-cảm chân-thành và thiêng-liêng nên không thể chung lưng đấu cật mà tạo thành một sức mạnh chống-cự dẻo-dai.

Vì vậy, Pháp quân đã đánh thắng quân ta luôn mấy trận vừa dễ-dàng vừa mau lẹ. Chiến-thuật « trường-xà » cổ-lỗ của Nguyễn-tri-Phương chỉ là trò đùa của Pháp quân và là mục-tiêu rất tốt của súng đại-bác của đoàn quân viễn-chinh xâm-lăng này.

Sau khi chiếm được thắng thế, Pháp tăng-cường thêm 70 tàu chiến và 3.500 quân nhất-định đánh phá đồn Kỳ-Hòa. Ông Nguyễn-tri-Phương hết lòng chống cự ráo-riết trong hai ngày, sát hại được hơn 300 quân địch rồi mới chịu lui về Biên-Hòa vào năm Tân-Dậu (1861).

Thừa cơ, Pháp tiến đánh luôn cả tỉnh Định-Tường và tỉnh Biên-Hòa rồi buộc triều-đình Huế phải ký hòa-ước, nhường đứt hai tỉnh đó với cả tỉnh Gia-Định nữa.

Năm 1862, liên-quân Pháp và Y-pha-Nho lại tấn-công cửa bể Đà-Nẵng.

Bắt đầu từ đây, những cuộc cách-mạng nổi dậy và người dân Việt mới bắt đầu tích-cực kháng-chiến với Pháp ở khắp nơi, rất là mạnh-mẽ.

Trong năm nầy, ông Phó-quân-Cơ Trương-Công-Định từ-chối chức Lãnh-Binh An-Giang do triều-đình Huế thăng thưởng sau khi đã dầy công chống giữ đồn Kỳ-Hòa.

Ông ở lại Gia-Định thành, tự-động mộ binh lính làm nghĩa-quân chống Pháp ở khắp ba vùng, tỉnh Chợ-Lớn, Tân-An và Gò-Công. Ông đã làm cho Pháp quân nhiều phen thất-điên bát-đảo ; đến ngày 19 và 20 tháng tám năm 1864 ông đánh một trận ác-liệt ở Kiến-Phước và bị bắn gãy xương sống.

Noi gương ông, một nhóm sĩ-phu, quan-lại tại tỉnh Vĩnh-Long khởi binh đánh lấy lại tỉnh thành này. Trong khi ấy, vào năm 1865, Hai ông Tri-huyện Toại và Thiên-hộ-Dương cũng đã dấy binh ở Đồng-tháp-Mười, dẫn nghĩa-quân dùng chiến-thuật du-kích đánh phá các đồn Pháp lẻ-tẻ khiến cho các đoàn vận-tải và đường giao-thông của quân đội Pháp gặp nhiều khó-khăn.

Có thể bạn thích sách  Cấp Trên, Xin Bao Nuôi! - Bát Trà Hương full mobi pdf epub azw3 [Hiện Đại]

Đến năm 1867, vào ngày 25 tháng 6, Pháp lại chiếm luôn ba tỉnh Vĩnh-Long, An-Giang, Hà-Tiên, sau khi tỉnh Vĩnh-Long thất-thủ từ năm 1861, sau Pháp trả lại và đến năm 1867 mới lấy đứt. Ông Phan-thanh-Giản không giữ thành nổi, để giữ tròn tiết-nghĩa, ông uống thuốc độc tự-tử, có để di-chúc lại cho con cháu, dặn không được làm việc gì với Pháp. Các con của ông là Phan-Liêm, Phan-Tâm, Phan-Ngữ, vâng lời cha, cầm đầu một nhóm nghĩa-quân kháng-chiến tại bốn tỉnh Vĩnh-Long, Sa-Đéc, Trà-Vinh, Bến-Tre.

Sau khi bại trận, ba ông liền theo ông Nguyễn-tri-Phương ra Bắc để chống cự với Pháp tại Hà-Nội vào năm 1873.

Qua năm 1868, ông Nguyễn-hữu-Huân đỗ Thủ-khoa lãnh-đạo nhóm Văn-Thân kháng-chiến tại vùng Định-Tường và Tân-An. Pháp quân nhiều lần khuyến-dụ ông ra đầu hàng nhưng ông không bằng lòng và luôn luôn cự-tuyệt. Về sau, ông thất trận, bị bắt và bị Pháp quân xử chém tại cù-lao Rồng. Trong lúc nầy, ông Nguyễn-trung-Trực cũng nổi lên ở vùng Nhựt-Tảo Tân-An, cũng trong năm này, ông bị Pháp bắt, xử chém ở Rạch-Giá.

Khoảng năm 1869-1870, ông Phan-Tòng khởi binh ở Ba-Tri và tử trận ở Giồng-Gạch.

Năm 1871 và 1872, dân-chúng ở ba vùng Bà-Điểm, Hốc-Môn, Gò-Vấp cũng tự-động nổi lên kháng-cự. Họ đã đánh nhiều trận rất ác-liệt với Pháp quân. Trận oanh-liệt nhứt là trận tại 18 thôn vườn trầu. Trận nầy, nghĩa-binh đã tử-trận gần hết sau khi đã chống cự mãnh-liệt trong mấy ngày liền.

Còn sót lại hơn 70 người, họ liền thề nguyền với nhau nhứt quyết chống cự với địch quân đến chết, không một người nào chịu đầu hàng.

Trong khi đó, khắp các tỉnh Vĩnh-Long, Cần-Thơ, Long-Xuyên, quân Cần-Vương cũng nổi lên đánh phá tứ phía.

Năm 1873, tướng Francis Garnier đem binh ra Bắc can-thiệp vụ tên lái buôn Jean Dupuis chở hàng Pháp rồi đánh thành Hà-Nội. Ông Nguyễn-tri-Phương kéo binh chống cự, bị thương, người Pháp băng bó thương-tích cho, ông không bằng lòng và xé băng ra mà chết, ít lâu sau tướng Francis Garnier bị quân Cờ Đen giết mất ở Cầu-Giấy.

Có thể bạn thích sách  Ba nhà khoa học kiệt xuất

Sang năm sau, hai ông Đoàn-công-Bửu, Nguyễn-xuân-Phụng lại khởi-nghĩa ở Trà-Vinh.

Ở Trung-phần, thấy triều-đình luôn luôn nhượng-bộ Pháp, các nhân-sĩ đều phẫn-uất. Tại Hà-Tĩnh và Nghệ-An, hai ông Trần-Tân và Đặng-như-Mai nổi lên, truyền hịch « Bình-Tây sát tả ».

Qua năm 1875, ở Trà-Vinh, miền Ba-Động có Trần-Bình, Lê-tấn-Kế nổi lên.

Bắt đầu từ năm 1876, các tổ-chức của phong-trào Cần-Vương cứu-quốc ở Nam-phần (Thuở đó gọi là Nam-kỳ, Trung-kỳ và Bắc-kỳ) lần hồi bị tiêu-diệt.

Năm 1880, triều-đình Huế muốn có thêm nhân-tài để khôi-phục đất nước nên sai Lễ-bộ-Thị-Lang Phạm-Bình đem một số nhi đồng sang học trường Anh tại Hương-Cảng. Đồng thời, sai sứ đi giao-thiệp bí-mật với Xiêm và Tàu.

Qua năm 1882, sau khi Tổng-đốc Hoàng-Diệu thắt cổ tự-tử vì không giữ nổi thành Hà-Nội, để mất lần thứ hai, được mấy hôm, một số kháng-chiến quân của Hoàng-kế-Viêm hợp với quân Cờ đen giết đại-tá Henri Rivière tại Cầu-Giấy.

Mời các bạn đón đọc Đề Thám – Con Hùm Yên Thế của tác giả Nguyễn Duy Hinh.