Đạo Làm Người Và Tài Xử Thế: Vuông Và Tròn PDF EPUB

Đạo Làm Người Và Tài Xử Thế: Vuông Và Tròn PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://ebookvie.com
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Nếu bạn dành chút thời gian đọc lời nói đầu của cuốn sách này, chúng tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú với nó hoặc ít nhất là cuộc sống của bạn sẽ có những thay đổi.

Lời răn cho con người

Bạn đã nhìn thấy đồng tiền của thời Thanh chưa? – Một đồng tiền nho nhỏ hình tròn, có một cái lỗ vuông ở giữa. Đó là lời răn của một ông già đã trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, mang trong mình một hoài bão lớn đối với sự nghiệp của tôi, tặng cho tôi trước khi đi Thâm Quyến.

Khi đó tôi không thể hiểu được, nhưng những hiện thực trong cuộc sống khiến tôi bị gục ngã, khi bắt đầu phải đối mặt với sự gian khổ của con người, cảm thấy cuộc sống không phải dễ dàng chế ngự được, tôi lại lấy cái đồng tiền ấy ra, lúc đó tôi chợt hiểu đạo lý hàm chứa trong đồng tiền khô khan đó mà tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Thì ra tất cả những thất bại của tôi, những gian khổ của tôi đều là do tôi không hiểu được cái ý nghĩa sâu xa của đạo lý trong đồng tiền kia. Cái đạo lý mà đồng tiền kia muốn nói lên là đạo lý làm người phải ngoài tròn, trong vuông. Vuông chính là cái chính khí, các phẩm chất của đạo làm người. Tròn đó chính là sự lão luyện, thông hiểu cuộc đời. Cũng giống như con người đi trên đường, nếu không thể đi thẳng được thì phải tìm cách đi vòng. Một người nếu như chỉ biết vuông thì sẽ cứng nhắc như một thanh thép, nếu tìm cách uốn, có thể nó sẽ gãy, nhưng nếu một con người mà các mặt đều tròn, trơn trượt chỉ muốn phần hơn về mình, phần thiệt về người khác thì chẳng ai muốn làm bạn với. Con người như vậy cũng thường là những người thất bại trong cuộc đời, làm người phải có vuông có tròn.

Ngoài tròn trong vuông cần phải trở thành “lời răn” cho mỗi con người. Đó cũng chính là những điều mà cuốn sách này muốn mang đến cho bạn đọc.

1. Vuông – chính là nền tảng của đạo làm người.

Chúng ta từ nhỏ sống trong gia đình và nhà trường đều được giáo dục là làm người phải lương thiện, chính trực nhưng khi chúng ta bước ra ngoài xã hội thì lại phát hiện thấy rằng cuộc đời không như ta vẫn nghĩ, vậy nên trong ta đổ vỡ tất cả, chúng ta do dự, bàng hoàng, thậm chí hoài nghi những gì chúng ta được giáo dục, nghi ngờ rằng làm người mà phải “vuông” là ngu ngốc.

Trên thực tế, vuông chính là nền tảng của đạo làm người, là nền tảng của đạo làm người chân chính. Trên thế gian này được yêu mến nhất chính là những người như vậy chứ không phải là chỉ có cái linh hồn vuông đơn thuần. Một trong những nguyên nhân mà tiểu thuyết Võ Đả (truyện chưởng) có thể được hoan nghênh như vậy là nó đã ca tụng tinh thần nghĩa hiệp. Người không có cái “vuông” ấy thì sẽ không được xã hội chấp nhận, sẽ không thể đạt những thành công lớn lao. Nhưng con người mà chỉ có vuông thôi thì chưa đủ, cần phải có “tròn”, cần phải biết những kỹ xảo đối nhân xử thế mới tránh được những hoàn cảnh bất lợi cho mình.

Nhưng kỹ xảo đơn thuần thì mới chỉ là ở bậc thấp, một cuốn sách nếu chỉ ca ngợi cái kỹ xảo mà không ca ngợi cái phẩm chất của con người thì cuốn sách ấy cũng chỉ ở bậc thấp mà thôi; một con người nếu chỉ nhắm mắt lao vào học, rèn luyện cái kỹ xảo đó mà không chú ý đến tu dưỡng phẩm chất thì con người đó cũng chỉ ở bậc thấp mà thôi. Chúng ta không thể vì kỹ xảo mà “kỹ xảo”, mục đích chủ yếu của việc học tập cái kỹ xảo đó là nắm được phương pháp, tu dưỡng phẩm chất.

Bên ngoài của một con người là sự phản ánh cái bên trong của con người đó, bên trong không có cái gì cả thì cũng không thể có cái gì thể hiện ra bên ngoài được, bên trong có thì tự nhiên sẽ biểu lộ ra bên ngoài. Con người có tâm linh kiệt xuất, hành vi kiệt xuất, nội tâm cao đẹp thì khí chất mới tốt đẹp được. Khí chất, năng lực của con người chính là do phẩm chất bên trong con người quyết định. Ví như trong quân đội, người làm công tác tham mưu chỉ cần có mưu kế, còn quyết định là Tư lệnh. Đối với con người mà nói, kỹ xảo chỉ là phương pháp và cách thức, quyết định sự thành bại lại là phẩm chất.

“Vĩ nhân” sở dĩ có thể trở thành vĩ nhân, về cơ bản họ không khác những người bình thường, chỉ có khác là họ có một phẩm chất vĩ đại. Lý Bạch đã nói: “Trời sinh ra ta có tài tất phải hữu dụng”. Cái tài ở đây không phải là tài hoa mà là phẩm chất, một người có phẩm chất ưu tú, cho dù có ở trong hoàn cảnh nào, điều kiện như thế nào đều có thể vượt qua người bình thường khác. Hoàn cảnh điều kiện chỉ có thể ảnh hưởng tới mức độ của thành công chứ không thể ngăn cản người đó đi tới thành công.

Một con người nếu như muốn thành sự nghiệp, cần phải hiểu được quy tắc đối nhân xử thế, cần phải có niềm tin, và quan trọng nhất là phải có một phẩm chất tốt. Trên thực tế thì chúng ta ai mà chẳng muốn có một khí chất, phẩm chất tốt, một sức hút, một sự thành thục mà tất cả những cái đó thể hiện trên một trình độ cao chính là phẩm chất.

Nhưng phẩm chất, khí chất và sức hút lại là những thứ rất trừu tượng, vì trừu tượng nên con người thường là không nhìn thấy nó, không sờ thấy nó. Cuốn sách này giới thiệu đến bạn đọc với một cố gắng nhằm cụ thể hoá nó hơn, làm cho bạn đọc có thể nhìn thấy nó, cảm nhận nó, hiểu được cần phải nỗ lực ra sao, làm như thế nào. Tôi có một tham vọng là sau khi đọc xong cuốn sách này có thể làm cho khí chất, phẩm chất, năng lực của các bạn có ít nhiều tiến bộ.

2. Tròn – chính là đạo xử thế ở đời.

Một danh ca nổi tiếng của Hồng Kông tên là Khâu Mỹ Vân đã từng là Á hậu thứ hai, trong cuộc thi hoa hậu, một phóng viên có nêu một câu hỏi khiếm nhã rằng: “Khi cô đi học, thành tích học tập rất tồi, phải chăng đó là một vấn đề rất gai góc đối với cô”. Nhưng câu trả lời của Mỹ Vân lại khiến cho chúng ta phải suy nghĩ: “Các anh có để ý không, những người có thành tích học tập đứng hàng đầu sau khi tốt nghiệp họ làm gì? Có thể trở thành kỹ sư xây dựng, luật sư, bác sĩ, còn những người có thành tích học tập chỉ ở hàng thứ hai thì sao, đa số họ trở thành những ông chủ trong các ngành đó”.

Người có thành tích học tập đứng đầu thì làm công nhân, kẻ học tập chỉ đứng hàng thứ hai thì làm ông chủ, nhìn lại các bạn học của tôi thời đại học, trung học, thậm chí tiểu học, những người nổi tiếng nhất thì lại là những người học tập chỉ đứng hàng thứ hai, thậm chí là hàng thứ ba, còn những người học tập đứng hàng đầu thì khi ra xã hội lại không hề xuất chúng, vì sao vậy? Chính là vì những người học tập giỏi ấy quá chú trọng vào chuyên môn nghiệp vụ, mà quên rằng làm người thì phải có cái “tròn”, và trong cuộc sống con người cần phải hiểu điều đó.

Sự thành công của một con người chủ yếu dựa vào cái gì? Bạn hãy quan sát những người xung quanh bạn, những giám đốc, quản đốc thành công, thậm chí là những kỹ sư, luật sư, bác sĩ là những người mà công việc của họ có tính chuyên môn rất cao, thành công của họ có phải là do trình độ chuyên môn kỹ thuật của họ cao hay không? Đáp án là không phải hoàn toàn như vậy. Thành công của họ, phần lớn là do họ giỏi về giao tiếp, biết cách mở mang quan hệ. Cũng như hạnh phúc gia đình không chỉ đơn thuần là dựa vào nhan sắc của người vợ hay là vẻ anh tuấn hào hoa của người chồng, một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà hai bên quan tâm chăm sóc nhau, hoà hợp và hiểu nhau. Một nhà ngoại giao nổi tiếng của Mỹ đã từng nói: “Sự thành công của một con người chỉ có 15% là dựa vào trình độ khoa học chuyên môn nghiệp vụ, 85% là dựa vào sự giao tiếp và các mối quan hệ, tài ăn nói và bản lĩnh của người đó”. Nhưng sự giáo dục của chúng ta lại quá chú trọng đến cái 15% đó mà không hề coi trọng cái 85% kia, trên thực tế, 85% đó có vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta.

Có thể bạn thích sách  Săn Sóc Sự Học Cho Con Em

Xin lấy một ví dụ đơn giản minh họa, nếu như bạn nói với người láng giềng là: “Nhà tôi có một chậu hoa, anh tỉa nó giúp tôi được chứ?”, thì người hàng xóm sẽ không bao giờ muốn giúp bạn, ngược lại nếu như bạn nói: “Tôi nghe nói các chậu hoa nhà anh tỉa rất đẹp, trong lĩnh vực này anh quả là có tay nghề cao, nhà tôi cũng có một chậu hoa, anh có thể hướng dẫn tôi làm như thế nào cho đẹp được không?”, như vậy anh ta nhất định sẽ rất vui lòng giúp đỡ bạn. Tương tự, cách nói không giống nhau thì kết quả mang lại cũng không giống nhau, đó chính là tác dụng của kỹ xảo.

Năm 1924, đoàn giảng viên của trường đại học Harvard của Mỹ đã tiến hành một thực nghiệm “Làm thế nào để tăng sản lượng” tại một nhà máy ở Chicago lần đầu tiên cho thấy, mấu chốt là ở chỗ quan hệ giữa con người với con người. Từ đó về sau, mọi người đều nhận thấy rằng thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc gia đình, niềm vui trong cuộc sống đều có mối quan hệ chặt chẽ với việc quan hệ giữa con người với con người mà kỹ năng trong quan hệ giao tiếp làm cho bạn trong quá trình giao tiếp với người khác như cá gặp nước, là một thứ vũ khí lợi hại trong thực tế cuộc sống của chính bạn. Cuốn sách này muốn bạn trên cơ sở cái “vuông” mà sử dụng cái “tròn” một cách linh hoạt, nắm vững được kỹ xảo trong quan hệ giao tiếp.

3. Nắm được nhân tính là nguồn gốc vạn cái “tròn”

Con người sống trong xã hội không thể không giao tiếp với mọi người, không thể không coi trọng vấn đề quan hệ giao tiếp, mà kỹ xảo trong quan hệ giao tiếp chính là một thứ dầu bôi trơn cho quan hệ và giao tiếp. Nhưng có thể nói rằng, kỹ xảo quan hệ giao tiếp lại thiên biến vạn hoá, vậy chúng ta làm thế nào để vận dụng nó đây?

Tôi đã từng gặp một quý cô viết một dòng như sau trên báo: “Hiểu trái tim đàn ông như mò kim đáy bể”, nhưng thật kỳ lạ lại có một quý ông nói với tôi rằng: “Hiểu trái tim đàn bà như mò kim đáy bể”, chẳng lẽ khó có thể hiểu được trái tim của con người như vậy sao? Bạn hãy quan sát những người thành công trong xã hội này, đàn ông hay đàn bà, phương pháp của họ tuy rằng thiên biến vạn hoá, mỗi người một vẻ nhưng vạn biến không bỏ cái gốc, họ đều vận dụng rất giỏi cơ sở tâm lý con người.

Loài người là do động vật tiến hoá mà nên, cùng sống trong cái thế gian này, điều đó đã quyết định cái bản tính chung của con người tức là nhân tính. Hiểu được nhân tính, vận dụng nhân tính chính là kỹ xảo, là nguồn gốc của phương pháp.

Nhân tính là cái gì? Hưu Mạc nói: “Nhân tính chính là sự tự tư” nhưng đối với vấn đề nhân tính; sự phân tích mổ xẻ có hệ thống nhất có lẽ là của một nhà tâm lý nhân bản Mỹ.

Ông ta cho rằng, loài người sống trong xã hội với rất nhiều động cơ khác nhau đều có nguồn gốc do di truyền, do nhu cầu của bản năng.

Ông chia nhu cầu cơ bản của con người thành 5 loại như sau:

A. Nhu cầu sinh lý: ăn uống, ngủ, đời sống tình dục.

B. Nhu cầu an toàn: sinh mạng, tài sản.

C. Nhu cầu tình cảm: cho và nhận tình yêu.

D. Nhu cầu được tôn trọng: tôn trọng bản thân và người khác.

E. Nhu cầu được làm việc.

Nhu cầu cao cấp phải có cơ sở là nhu cầu bậc thấp, khi một nhu cầu nào đó được đáp ứng thì người đó càng có nhu cầu cao hơn bởi vì nhu cầu điều kiện hoàn cảnh xã hội ngày càng phát triển cao đóng vai trò chủ đạo. Đó chính là nhân tính và cũng là căn cứ tâm lý học của cuốn sách này.

Hiểu rõ về nhân tính, biết tận dụng nhân tính sẽ giúp cho bạn luôn thành công.

MỞ ĐẦU
1. Khơi dậy mong muốn thành công

Tôi đến Thâm Quyến, người Thâm Quyến nói tôi là người nơi khác đến, nhưng khi tôi trở về nhà thì người ở nhà lại nói tôi là người ở Thâm Quyến làm cho tôi cũng không biết là mình là người ở đâu nữa nhưng tôi rất thích Thâm Quyến, tự hào mình là người Thâm Quyến.

Còn nhớ cảm giác lần đầu tiên đến Thâm Quyến, ngồi trên tàu hoả từ Quảng Châu đến Thâm Quyến mấy chục giờ đồng hồ, tôi đã đói mềm. Nhìn người đầu bếp bên đường nướng chân gà vàng rộm, thơm nức, thật muốn mua một chiếc, nhưng nghĩ đến số tiền có trong túi của mình, tính toán phải tìm việc ở Thâm Quyến mấy chục ngày, hơn nữa người ta nói rằng ở Thâm Quyến mọi thứ rất đắt vì vậy đành nuốt nước bọt bước đi, thậm chí đến cái đùi gà cũng không dám hỏi giá.

Cái cảm giác đó đến tận ngày hôm nay tôi vẫn thấy như mới ngày hôm qua đây thôi, từ hôm đó tôi tự nói với mình, làm người phải sống cho ra sống, không thể làm ăn mày của cuộc đời.

Quả thực ở Thâm Quyến luôn có một áp lực khiến cho bạn không thể ngừng phấn đấu. Cùng làm người giống nhau họ mở quán bar, sàn nhảy cao cấp mà bản thân mình thì lại thấp kém. Các thứ đồ dùng đắt tiền họ dám dùng, mà tại sao mình không dám mua? Vì sao người khác có thể hưởng thụ một cuộc sống vật chất cao cấp mà bản thân mình lại phải chấp nhận một cuộc sống tầm thường?

Nghĩ như vậy không cảm thấy uất ức sao? Cùng làm người thì không được thua kém ai, dù là làm việc như điên cũng không được lạc hậu so với người khác.

Tôi cùng với một người ở trong lục địa khi bước vào một cửa hàng, người đó đột nhiên hỏi tôi rằng: “Nhìn thấy cảnh phồn hoa của Thâm Quyến bạn có cảm giác gì?”, tôi chỉ nói là: “Không thể diễn tả hết được”.

Anh ấy nói, cảm tưởng của anh ấy rất đơn giản là “Muốn đi cướp nhà băng”.

Tuy đó chỉ là câu nói vui, nhưng quả thực là Thâm Quyến sẽ làm cho bạn không ngừng phải phấn đấu, mãi mãi muốn vượt lên.

Thành công bắt nguồn từ những mong muốn mãnh liệt, ôm ấp sự vật lộn và tranh đấu để tìm thấy chính mình, cuối cùng đã vượt lên được chính mình. Con người muốn thành công thì phải có một tinh thần phấn đấu vươn lên không ngừng, cái tinh thần đó mạnh hay yếu là do sự mong muốn thành công của bạn lớn hay nhỏ.

Sống ở trên đời làm một kẻ tuấn kiệt, chết đi tất trở thành kẻ anh hùng. Mỗi ngày mua một hào, hai hào rau cũng phải mặc cả lên xuống, mỗi tuần phải tiết kiệm nhịn ăn nhịn mặc để mua các thứ đồ gia dụng trong nhà, một cuộc sống như vậy không làm cho con người ta thất vọng sao? Sao không cố gắng làm việc, ra sức thể hiện giá trị của bản thân.

Có thể bạn thích sách  Ai cũng là nhà sáng tạo đại tài

Làm người thì phải làm kẻ mạnh, không thể thua kém người khác được. Bây giờ, mỗi ngày trên đường có biết bao nhiêu chiếc ô tô chạy qua, chúng ta không giàu có không phải là điều đáng bi quan, điều đáng bi quan là chúng ta không có ý chí phấn đấu vươn lên trở thành người giàu có. Bi kịch lớn nhất của con người chính là mọi hy vọng đều tiêu tan. Ai cũng có những mơ ước, nguyện vọng, nếu không có mơ ước thì cuộc sống không còn giá trị gì nữa.

2. Động não, đó là điều ghi khắc của kẻ thành công.

Bộ máy hữu hiệu nhất, thần kỳ nhất trên thế gian này là bộ não của con người và hệ thống thần kinh.

Bộ não và hệ thần kinh, do các tế bào nhỏ bé phát triển lên, tuy nó chỉ nặng vài trăm gam nhưng nó đã trải qua hàng tỷ năm tiến hoá, cơ năng của nó thì không có một thứ máy móc nào trên thế giới có thể so bì được. Nhà sinh vật vật lý học người Anh trong những năm 80 đã nghiên cứu và cho rằng: nếu như muốn chế tạo một cái máy có bộ nhớ và hệ thống thần kinh như của con người cần phải dùng hàng tỷ linh kiện điện tử, chiếm diện tích bằng hai quả địa cầu của chúng ta đang sống, lượng dây dùng cho việc đó cũng phải tới hàng triệu mét.

Bộ não và hệ thống thần kinh của con người chính là điểm tựa cho sự sinh tồn và phát triển của nhân loại, là một bằng chứng về địa vị thống trị trên trái đất này của loài người.

Bộ não và hệ thống thần kinh chính là một cơ quan bổ trợ hữu hiệu cho mỗi chúng ta có thể đi tới thành công. Một nhà nghiên cứu tâm lý học người Mỹ qua nghiên cứu đã nhận thấy bộ não và hệ thần kinh của con người có thể hỗ trợ cho con người phân tích hoàn cảnh, lựa chọn mục tiêu, phương pháp, sửa chữa những sai lầm khuyết điểm, đưa chúng ta tới thành công.

Mỗi chúng ta đều có một cơ quan thần kỳ như vậy. Mấy chốt của thành công là chúng ta phải biết vận dụng nó.

Napoleon đã từng viết một cuốn sách nhan đề “Suy nghĩ về con đường để trở nên giàu có”, tôi không khuyến khích bạn chỉ đọc cuốn sách đó mà bạn nên nghiên cứu cuốn sách đó. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được in tái bản nhiều lần, được đông đảo bạn đọc hoan nghênh, bởi vì nó đã chỉ ra cho chúng ta thấy chúng ta phải làm thế nào để phát huy được nguồn tài nguyên vốn có quý giá của chúng ta, đó chính là bộ não. Chúng ta muốn có được thành công như thế nào thì cũng phải sử dụng đến bộ não. “Chỉ có suy nghĩ mới có thể tranh thủ được cơ hội, mới có thể đạt được thành công”.

Napoleon có lần đến thăm một giáo sư nhưng lại sống bằng nghề buôn bán, bị người thư ký của vị giáo sư đó ngăn lại, ông rất lấy làm ngạc nhiên: “Một người có danh vọng và địa vị như ta đến thăm giáo sư mà lại bị cản trở sao?”.

Người thư ký trả lời: “Cho dù là ai kể cả tổng thống đương nhiệm của Mỹ cũng phải đợi 2 tiếng”.

Vị giáo sư cho biết, ông ta có một gian phòng đặc biệt, bên trong sơn toàn một màu đen, không bài trí gì cả chỉ có một cái giường gấp, mỗi ngày ông ta đều nằm ở cái giường đó trong 2 giờ đồng hồ, trong thời gian đó ông ta suy nghĩ mọi việc, và mọi sáng kiến của ông ta đều từ đó mà ra vì vậy thời gian đó không ai có thể được gặp.

Napoleon nghe xong chợt hiểu ra rằng, vận dụng sự suy nghĩ mới chính là bí quyết thành công của con người, thế nên mới cho ra đời cuốn sách nổi tiếng đó.

Nhà triết học cổ đại Hy Lạp đã nói: “Tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại”, cái gì làm cho bạn là chính bạn, nếu xem xét dưới góc độ hoá học, ngoại trừ một số chất hoá học, 80% còn lại của cơ thể bạn là nước. Bạn chỉ có thể trở thành một con người chính là bạn có tư duy. Tư duy có sức sáng tạo rất lớn nó cho phép chúng ta có thể có được một cuộc sống vật chất phong phú và một trình độ khoa học tiên tiến, nó làm thay đổi quá khứ, hiện tại cũng như tương lai của chính chúng ta.

Có một lần ngồi nói chuyện với một người trên tàu hoả.

Anh ta hỏi tôi: “Anh đi đâu?”.

“Đi Thâm Quyến”.

“Đi Thâm Quyến làm gì?”.

Tôi nói đùa: “Kiếm tiền”.

“Kiếm tiền? Kiếm tiền thì vì sao lại phải đến Thâm Quyến? Trên cái trái đất này, lớn nhất là tiền, bay lượn trên không trung cũng là tiền, treo trên trời cũng là tiền, chỉ có điều là anh có biết lấy nó không thôi”.

Câu nói đó thật vĩ đại. Bạn có cảm thấy vĩ đại không? Cái “kiếm tiền” anh ta nói đó là ám chỉ tới sự thành công. Ý anh ta nói là trên cái thế gian này, cơ hội để thành công có rất nhiều, vấn đề là ở chỗ bạn có biết vận dụng bộ não của mình để nắm lấy cơ hội hay không mà thôi. Nhớ lại, tôi và một người bạn mở một công ty, chúng tôi khi đó chỉ có rất ít vốn, thành lập công ty trong điều kiện khó khăn như vậy, một mặt tất nhiên là chúng tôi có một tinh thần không sợ khó khăn gian khổ, mặt khác chúng tôi đã phải vận dụng bộ não của mình một cách tối đa. Trong số vô vàn các công ty, chúng tôi phải làm như thế nào để có thể thành công, làm thế nào để có thể được sự ủng hộ và sự tín nhiệm của mọi người. Suy nghĩ kỹ lưỡng, cuối cùng chúng tôi chọn hình thức “văn phòng đại diện”. Mặc dù chúng tôi không hiểu gì về nó cả, nhưng năm 1989 khi hình thức này đột nhiên phát triển mạnh mẽ, chiếm một vị trí cao trong đời sống kinh tế quốc tế, vì vậy nó tự nhiên giành được sự ủng hộ và tín nhiệm của mọi người. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân mà công ty chúng tôi thành công.

Năm 1990, trong đêm Noel, một nữ nghiên cứu sinh đại học ở Thâm Quyến đột nhiên có một ý tưởng kỳ lạ, tuy rằng sau này nó thất bại nhưng nó cũng đáng để chúng tôi phải suy ngẫm và so sánh. Trong đêm Noel, trên hồ Hương Mật ở Thâm Quyến có tổ chức một số hoạt động văn hoá, có các ca sĩ đến từ Hồng Kông và lục địa cùng biểu diễn, có cả vũ hội hoá trang, hoa đăng, ẩm thực v.v… Bỗng chốc cả Thâm Quyến như bừng lên rực rỡ. Chúng tôi làm một phép tính đơn giản, vé vào cửa 50 đồng, 50 nghìn người tức là có 2500.000 đồng, mời ca sĩ, quảng cáo, các giải thưởng không quá 500.000 đồng, quả là hốt bạc. Đối với người Thâm Quyến mà nói thì bỏ ra 50 đồng để vui chơi cũng là xứng đáng. Như vậy không phải là lợi cả đôi đường sao? Bởi vì các tiết mục hôm đó rất được công chúng ưa thích, hơn nữa việc quảng cáo họ tiến hành rất tốt, khiến cho Thâm Quyến hôm đó không còn chỗ trống, mọi người đổ về khu vực hồ Hương Mật, số lượng người quá đông, lại do công tác chuẩn bị chưa được chu toàn khiến cho có rất nhiều lời ca thán, la ó từ công chúng. Nếu như khi đó chỉ bán ra 50.000 vé vào cửa thì hoàn toàn không thể xảy ra tình trạng như vậy được.

Con người sống ở trên đời, khi cơ hội lớn đến thì không được chậm trễ, đồng thời phải biết động não suy nghĩ và nắm bắt lấy cơ hội.

a. Cơ hội.

Cơ hội là một trong những nhân tố thành công của con người, ai cũng hiểu được điều đó, nhưng làm thế nào để nắm bắt được cơ hội? Tôi có một người bạn mở trung tâm đào tạo vi tính ở Thâm Quyến, bây giờ đã phát đạt. Phải chăng là anh ấy có được cơ hội tốt? Khi anh ta không có một xu trong túi, anh nhìn thấy thị trường đào tạo vi tính của Thâm Quyến, và cho rằng mình phải hoà nhập được vào với Thâm Quyến, trải qua cuộc sống nơi đô thị rồi lại không muốn trở về quê hương nữa, muốn học lấy một cái nghề có thể lập nghiệp được ở Thâm Quyến lâu dài, vậy là chọn nghề vi tính. Anh ta ra thuyết phục mọi người đầu tư và cuối cùng đã thành công. Tôi cũng quen biết với một người có số cổ phiếu rất lớn, mọi người nói anh ta có được cơ hội tốt nhưng tôi lại nghĩ rằng anh ta có cái đầu thông minh và nhạy bén, Đặng Tiểu Bình khi đi xuống phía Nam đến Thâm Quyến, ông nhận thấy rằng cần phải thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển, kích thích thị trường cổ phiếu tăng giá, và đã thành công.

Có thể bạn thích sách  Tập Trung – Sức Mạnh Của Tư Duy Có Mục Tiêu

Cơ hội ở một mức độ nào đó mà nói đó là một sự báo đáp với những định liệu của con người.

Tôn Tử nói: “Người dùng binh đối với việc của nước nhà thì không thể không xem xét. Có 5 việc cần nhớ là: đạo, thiên, địa, tướng, pháp. Tướng thì phải vững vàng, kẻ biết sẽ thắng, kẻ không biết thì không thể thắng. Khi xem xét tình hình phải tự hỏi: Vua có đạo không, tướng có tài không, thiên có thuận không, pháp lệnh có đúng không, binh sĩ có hùng mạnh không, binh sĩ đã tập luyện tốt chưa, thưởng phạt có công minh không. Tôi biết được điều đó thì sẽ thấy được ai thắng ai bại”. Những lời bất hủ này của Tôn Tử lưu truyền, răn người đời “ngũ sự”; “thất hiệu” là nền tảng của quyết sách.

Nhưng thanh niên chủ yếu lại dựa vào những yếu tố chủ quan của bản thân và bầu nhiệt huyết của mình mà làm việc, không phân tích một cách toàn diện, thành thục, suy tính tới các điều kiện khách quan. Lòng nhiệt tình là rất đáng quý nhưng nếu như chỉ có lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, khi vấp ngã có thể lòng nhiệt tình hăng hái sẽ tiêu tan, Đặng Tiểu Bình đã từng nói là làm người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trông rộng sao? Đối với sự thành công của con người cũng như vậy, cần phải có cái nhìn toàn diện, suy nghĩ vấn đề trong mối liên hệ của nó, phân tích vấn đề, cần có con mắt nhìn xa hơn.

b. Đỉnh cao và khe sâu.

Trong triết học, quy luật phủ định của phủ định đã cho chúng ta thấy quy luật phát triển của sự vật hiện tượng theo vòng xoáy trôn ốc lên trên, phát triển như sóng biển.

Cổ ngữ có câu: Cực thịnh tất sẽ suy. Sự phát triển của sự vật hiện tượng cũng giống như sóng nước, từ dưới lên trên, tuần hoàn đến vô cùng.

Mác cũng căn cứ vào đó mà suy luận ra rằng chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ lâm vào khủng hoảng kinh tế chu kỳ. Một loại hàng hoá do rất ít nhà máy sản xuất, đó là “khe sâu”, do vậy mà xuất hiện cung không đủ cầu khiến các nhà máy thu được lợi nhuận cao, chính vì lợi nhuận cao mà các nhà máy khác cũng lao vào sản xuất mặt hàng đó, “đỉnh cao” xuất hiện, dẫn đến hiện tượng cung vượt cầu và khủng hoảng thừa, các nhà máy lần lượt lâm vào thua lỗ, lại xuất hiện khe sâu mới.

Các cổ đông ở Thâm Quyến cũng hiểu rất rõ vấn đề này, bắt đầu từ người mua cổ phiếu, kết quả là người mua kiếm được tiền, mọi người thấy lời thế là đổ xô đi mua cổ phiếu làm cho giá cổ phiếu tăng lên, tất nhiên là cuối cùng sẽ dẫn tới hậu quả việc cổ phiếu tụt giá.

Sự vật phát triển cao đến đỉnh cao và trở lại điểm xuất phát là sự thống nhất biện chứng, trong cái đỉnh cao đã hàm chứa cái nhân tố quay trở lại điểm đáy cùng, và trong đáy cùng đã hàm chứa cái đỉnh điểm, phía trước của đỉnh núi tất nhiên là đáy vực sâu, phía trước của đáy vực tất nhiên là một đỉnh núi khác. Sự phát triển của sự vật vốn dĩ đã tuân theo quy luật đó nên chúng ta làm gì cũng cần phải nhớ, lên đến đỉnh điểm thì hãy lùi lại, khi ở đáy cùng phải vươn lên.

Con người thường thấy lợi thì tiến lên, thấy bất lợi là lùi lại, đó là trực quan triết học của con người, cái đó sẽ làm cho bạn luôn chậm một bước.

Sự vật mới phát sinh tất nhiên sẽ thay thế sự vật cũ. Sự vật mới thường có sức sống mãnh liệt hơn, có tiền đồ phát triển hơn, điều đó khiến chúng ta phải không ngừng đi tìm cái mới có sức sống hơn, như vậy mới có thể luôn nắm được đỉnh cao của sự vật.

3. Hành động mới có thể dẫn tới thành công.

Bạn có tôn sùng người thành công không? Tôi thực sự tôn sùng người thành công. Khi còn nhỏ tôi tôn sùng người thành công, nhưng sau này khi lớn lên mới nhận thấy nếu như vứt bỏ đi cái vẻ bên ngoài được tô vẽ, muốn tôi tôn sùng họ thì không biết là tôn sùng cái gì, huống hồ trong số họ có người còn tôn sùng tôi. Họ tất nhiên là không phàm phu như những người khác, địa vị cũng không như tôi. Tại sao lại như vậy? Họ thông minh hơn tôi? Hay là họ có điều kiện hơn tôi? Khi tôi bình tĩnh suy xét thì thấy là đáp án chỉ có một: “Họ hành động không biết mệt mỏi”.

Hành động làm cho họ bộc lộ tài năng, hành động giúp cho họ có được thành công, đặc biệt là đối nhân xử thế và học vấn xã hội, thực tiễn mới là một người thầy tốt. Mao Chủ tịch trong tác phẩm nổi tiếng “Thực tiễn luận” đã viết: “Nếu như bạn muốn biết mùi vị của quả lê thì bạn chỉ có cách là nếm thử nó”. Nếu như bạn muốn có được tri thức của nhân loại thì bạn phải lao vào thực tiễn.

Tôi lại bắt đầu tôn sùng họ, ngưỡng mộ họ dám làm, hành động không biết mệt mỏi, có hành động thì mới có thành công. Hành động, nói thì dễ nhưng khi làm mới là khó khăn, cần phải khắc phục tính không kiên trì, khi hành động tất sẽ gặp phải những khó khăn và vô số những thách thức. Biết suy nghĩ là một năng lực, biết hành động cũng là một năng lực, nếu không thì làm gì có những con người có hành động siêu việt. Không hành động thì tự tin, dũng cảm cũng bằng không hoặc cũng là tự mình an ủi kiểu AQ (kiểu tự bằng lòng) mà thôi. Hành động mới chứng tỏ được sự tự tin và dũng khí của bạn.

Đã nhiều lần các câu chuyện về danh nhân, những thành công của họ làm sôi trào bầu nhiệt huyết trong tôi, tự cảm thấy trong mình đầy sức mạnh, chỉ hận một điều là không thể làm một việc gì đó lớn lao nhưng thật đáng tiếc là nó đến rất nhanh và đi cũng rất nhanh như con sóng, ý nghĩ và tình cảm chỉ là cái chợt đến chợt đi, còn cái thực chất chính là hành động, hành động…

Mời các bạn đón đọc cuốn sách Đạo Làm Người Và Tài Xử Thế: Vuông Và Tròn của tác giả ĐINH VIỄN TRÍ – ĐÔNG PHƯƠNG TRI