Danh Nhân Sư Phạm – Lê Minh Quốc full prc pdf epub azw3 [Lịch sử]

Danh Nhân Sư Phạm – Lê Minh Quốc full prc pdf epub azw3 [Lịch sử]

Tác giả:
Thể Loại: Danh Nhân
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
PDFĐỌC ONLINE

Đất nước ta vốn có truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo. Bất cứ thời kỳ nào cũng có thầy giỏi và học trò giỏi.

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Những bậc thầy ấy, Bác Hồ đã khẳng định: “là những anh hùng vô danh”. Những anh hùng vô danh ấy còn sống mãi trong niềm tự hào và lòng biết ơn của nhiều thế hệ học trò. Trí tuệ và nhân cách của thầy giáo ảnh hưởng sâu sắc đến cả một đời người. Dù được học nửa chữ hoặc một chữ thì ta vẫn tôn kính gọi đó là thầy. Đọc lại sử sách, chúng ta cảm động xiết bao trước những tấm gương kính trọng thầy thuở xưa. Đối với thầy Chu Văn An đời Trần thì dù học trò làm đến chức Hành khiển – tương đương chức Thượng thư – là Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… thì khi đến thăm thầy cũng chỉ dám đứng hầu dưới đất, khi có lỗi thì cúi đầu nghe lời thầy quở trách. Đối với thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm thời Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn, khi thầy qua đời thì học trò khắp nơi tề tựu đông đủ và làm văn khóc thầy trong nước mắt. Đối với thầy Nguyễn Thức Tự của đầu thế kỷ XX thì khi thầy còn sống, các học trò đã lập sinh phần và sinh từ để thờ thầy!

Chao ôi! Tấm lòng tôn sư trọng đạo ấy nhiều lắm, kể không xiết mà thời nào cũng có – đều được sử sách ghi lại. Ai có thể cầm được nỗi xúc động khi đọc lại bài văn bia thờ thầy Vũ Tông Phan (1800-1851) do học trò là Thượng thư Nguyễn Tư Giản viết dưới thời Tự Đức: “Đến nay đã mấy mươi năm, nhiều người nhờ thầy mà thành đạt. Ơn tác thành của tiên sinh bao la như nước hồ long lanh, tựa khói trăng bàng bạc, vẫn y nguyên vậy. Ôi! Tiên sinh là bất hủ”, và “Bởi thế phải khắc vào bia đá để tỏ lòng ngưỡng mộ đạo cao đức trọng của thầy ta vậy”.

Với ý thức nhắc nhở thế hệ trẻ tinh thần tôn sư trọng đạo, nhà thơ Lê Minh Quốc đã thực hiện tập sách “Danh nhân sư phạm Việt Nam”. Ngoài những bậc thầy nêu trên, trong tập sách này còn đề cập đến thầy Võ Trường Toản – bậc thầy của đất Gia Định xưa, đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước mà hiện nay tại TP.HCM đã có “Giải thưởng Võ Trường Toản” – nhằm ghi nhận công lao đóng góp to lớn của các nhà giáo với sự nghiệp trồng người. Thầy Ngô Bảo ở thế kỷ XVII, dù chỉ là người thi đậu khoá Thư Toán năm 1698, nhưng có công đào tạo nhiều học trò viết chữ đẹp. Sau khi thầy mất, các môn sinh đã tạc bia thờ. Thầy Phạm Quý Thích, bậc thầy có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước ở thế kỷ XVIII. Điều làm chúng ta ngạc nhiên cứ tưởng như chuyện cổ tích khi biết sau khi thầy mất, học trò của thầy có người dành nhiều thời gian để sưu tập thơ văn và viết lại hành trạng của thầy để thờ trong từ đường, để người đời sau hiểu rõ hơn về thầy mình. Ngoài sự nghiệp “trồng người” thầy Phạm Quý Thích còn là người để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Thầy Vũ Tông Phan – vốn là học trò của thầy Phạm Qúy Thích – từng mở trường ở đất Thăng Long xưa. Bình sinh thầy có công dạy nhiều học trò giỏi. Sử còn chép, trong các khoa thi Hương, thi Hội sĩ tử xuất thân từ trường của thầy đều chiếm số lượng cao nhất. Tiếng lành đồn xa nên vua Tự Đức đã vời thầy vào triều và ban tặng tấm biển vàng có khắc bốn chữ “Đào thục hậu tiến” – nghĩa là có công dạy bảo lớp người sau. Thầy Bùi Dương Lịch ở thế kỷ XVIII là người có công đầu trong việc biên soạn sách giáo khoa dạy trẻ em. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà khi thầy mất, Án sát Nguyễn Văn Siêu đã viết văn bia ca ngợi: “Hào quang tỏa sáng. Hương sách thơm hoài”. Thầy Phạm Văn Nghị, người đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước ở thế kỷ XIX, khi thầy mất Phó bảng Đỗ Huy Uyển đã viết: “Học trò của tiên sinh có đến hàng trăm, hàng nghìn, kẻ văn người võ đều tài cán, giỏi giang. Bậc hiền nhân quân tử đều khen, cũng chẳng phải nhiều lời mới rõ”.

Trong tập sách này còn viết về những nhà giáo lừng lẫy của trường Đông Kinh Nghĩa Thục như các thầy Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... đã các đồng chí của mình để tạo nên mô hình giáo dục mới từ năm 1907. Để giúp cho bạn đọc hiểu hơn về ảnh hưởng của trường, dù tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã lan rộng đến tận phương Nam, chúng tôi cũng đề cập đến nhà giáo Nguyễn An Khương. Thầy là một trong những người đầu tiên biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Về phương pháp biên soạn của thầy, chúng tôi có mạo muội chủ quan ghi nhận là sau này khi biên soạn Quốc văn giáo khoa thư (do Nha học chính Đông Pháp XB) nhóm tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận cũng biên soạn theo hướng của thầy. Nghĩa là bài tập đọc dành cho học sinh được viết ngắn gọn, dễ hiểu và mẩu chuyện trong sách thỉnh thoảng nhân vật có đối đáp qua lại để nêu rõ ý nghĩa giáo dục. Và không thể phủ nhận rằng những mẩu chuyện như thế đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ học sinh. Nhiều người đến nay đầu đã bạc mà vẫn còn nhớ những bài học Quốc văn giáo khoa thư là một minh chứng.

Có thể bạn thích sách  Những Vì Sao Đất Nước Tập 5 - Nguyễn Anh & Văn Lang & Quỳnh Cư full mobi pdf epub azw3 [Danh Nhân]

Kế tiếp là hình ảnh các thầy khác như thầy Nguyễn Hiệt Chi, một trong những nhà giáo tích cực tham gia phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Đáng chú ý nhất trong sự nghiệp giáo dục của thầy là biên soạn nhiều sách giáo khoa như Sách mẹo tiếng Nam, Sách dạy tiếng Nam, Hán văn tân giáo pháp, Hán văn tân giáo khoa thư… Ngoài ra, thầy còn cộng tác với các thầy Đoàn Danh Trì, Lê Thước biên soạn Hán Việt tiện dụng từ điển… GS Vũ Ngọc Khánh có nhận xét: “Lớp nhà nho cuối thế kỷ XĨ sang đầu thế kỷ XX có được một nhà giáo toàn diện, thực sự duy tân như Nguyễn Hiệt Chi, quả không nhiều lắm”. Thầy Võ Liêm Sơn, người thầy dạy ở trường Quốc Học và là người cố vấn tin yêu của thế hệ học sinh những năm 20 của thế kỷ này trong các phong trào yêu nước. Đặc biệt, sau Cách mạng tháng Tám khi lên Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thầy bài thơ trong đó có những câu khẳng định tấm lòng của thầy là “Thờ dân tròn đạo hiếu. Thờ nước vẹn lòng trung”. Thiết nghĩ, đó cũng chính là phẩm chất đạo đức của các nhà giáo Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua – khi mà các thầy đã ra sức đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Kế tiếp, chúng tôi viết về

Có thể bạn thích sách  Huyền thoại Michael Jackson - Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Với các thầy giáo xuất sắc trong nửa đầu thế kỷ XX, chúng tôi cũng không quên thầy Lê Văn Miến, người thầy có nhân cách lớn mà thuở học ở Trường Quốc học (Huế), Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng thọ giáo với thầy. Thầy Bùi Kỷ, người đã viết văn bia ca ngợi kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du hiện còn dựng bên Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) và thầy cũng là người cộng tác với thầy Trần Trọng Kim hiệu khảo Truyện Thúy Kiều rất công phu, có giá trị học thuật. Bên cạnh đó, chúng tôi còn giới thiệu thầy Lê Thước – người đã cùng thầy Nguyễn Hiệt Chi biên soạn sách giáo khoa Hán văn tân giáo thư dạy học trò thuở ấy. Ngoài một đời giảng dạy, thầy còn là nhà nghiên cứu – giúp thế hệ sau có điều kiện tiếp cận với di sản Hán Nôm do tiền nhân để lại, và thầy cũng để lại cho đời nhiều bộ sách hữu ích như Truyện cụ Nguyễn Du, Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ…

Có thể nói, nhân cách của người thầy có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ học trò. Thật thú vị, khi chúng ta biết thầy Nguyễn Lân đã từng là học trò của thầy Bùi Kỷ, Dương Quảng Hàm… lúc theo học ở trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Với thầy Nguyễn Lân, chúng ta cảm nhận được lòng yêu tiếng Việt của thầy qua những tác phẩm như Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Từ điển từ và ngữ Việt Nam… Ngay trong thời kháng chiến chống Pháp, dù giảng dạy trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, bận rộn với nhiệm vụ là Giám đốc Giáo dục Liên khu 10 nhưng thầy vẫn dành tâm trí để biên soạn quyển Muốn viết đúng chính tả và được Bác Hồ khen “Một giám đốc có tài”. Chúng tôi cũng đề cập đến thầy Phạm Thiều, người cùng thời với các thầy Đặng Thái Mai, Tôn Quang Phiệt… ngay từ thời đi học đã có chí hướng yêu nước. Là một nhà giáo sống thanh bạch, liêm khiết nên thầy được nhiều thế hệ học trò kính mến và noi theo gương thầy. Những ngày cuối đời, thầy vẫn sống mẫu mực với phong cách một nhà sư phạm. Kết thúc tập sách này, chúng tôi viết về thầy Phan Ngọc Hiển, người thầy đã dạy học ở Cà Mau, đã từng viết báo bênh vực người nghèo. Thầy cũng là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai (Cà Mau) vào ngày 13.12.1940. Hành động can trường của thầy Phan Ngọc Hiển khiến ta lại nhớ đến hình ảnh của thầy Phạm Văn Nghị ở cuối thế kỷ XĨ. Đó là những người thầy không dạy suông trên lý thuyết mà đã thật sự dấn thân vào cuộc kháng chiến như tiền nhân. Hiện nay, tên thầy được đặt cho một huyện cực Nam nước ta tại tỉnh Cà Mau, tức huyện Ngọc Hiển.

Có thể bạn thích sách  Thời Dựng Nước Và Tự Chủ - Thời Lý - Trần - Ngô Văn Phú full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Trong quá trình biên soạn, ngoài tài liệu đã tham khảo rõ ràng, có chứng cứ rõ rệt chúng tôi còn sử dụng thêm nhiều hình ảnh để tập sách phong phú hơn. Ở đây, ngoài ảnh tư liệu, chúng tôi còn sử dụng thêm tranh khắc kẽm của trường Bác cổ Viễn đông, tranh minh họa trong sách giáo khoa thư đầu thế kỷ XX. Làm như thế, chúng tôi mong muốn bạn đọc có thể dễ hình dung ra hình ảnh người thầy, người học trò thuở xưa.

Do khuôn khổ có hạn nên các bậc thầy khác, chúng tôi xin được tiếp tục giới thiệu trong tập sách sau. Nhân đây, xin được nhắc lại, các tập sách Danh nhân khoa học, Danh nhân quân sự, Các vị tổ ngành nghề, Danh nhân sư phạm, Các vị nữ danh nhân, Những nhà cải cách, Danh nhân cách mạng, Những người Việt Nam đi tiên phong, Danh nhân văn hóa là trong bộ sách nhiều tập KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM do nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn, vẫn được tiếp tục xuất bản theo yêu cầu của độc giả. Điều này cho thấy bạn đọc trẻ ngày nay vẫn quan tâm đến nhân vật và sự kiện của lịch sử nước nhà. Để bộ sách thật sự hữu ích cho bạn đọc – nhất là các bạn thanh thiếu niên – chúng tôi rất mong được sự chỉ giáo, giúp đỡ chân tình của các học giả uyên bác, của các nhà sử học và của các bạn đọc xa gần để bộ sách này ngày một hoàn hảo hơn. Trước hết xin quý độc giả ghi nhận nơi đây sự biết ơn sâu xa của chúng tôi.

***

Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam gồm có:

Mời các bạn đón đọc Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam: Danh Nhân Sư Phạm của tác giả Lê Minh Quốc.