Đại Nam Thực Lục – Tập 3

Đại Nam Thực Lục – Tập 3

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Đại Nam thực lực là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, tính từ khi bắt đầu làm (1821 – Minh Mệnh năm thứ hai) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909 – Duy Tân năm thứ hai).

Đại Nam thực lục được viết theo thể biên niên, chia thành 2 phần Tiền biên và Chính biên:

– Đại Nam thực lục tiến biên (còn gọi là Liệt thành thực lực tiền biện) ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (Thái tổ Gia Dụ hoàng đê) vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến hết đời Nguyễn Phúc Thuần (Duệ tông Hiếu định hoàng đế), tức là đến năm Nguyễn Phúc Thuần mất (1777). Đại Nam thực lục tiền biên được khởi soạn năm 1821 (năm thứ hai niên hiệu Minh Mệnh), làm xong và hoàn thành việc khác in năm 1844 (năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị). Tổng tài của sách Đại Nam thực lực tiền biên là Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn.

Đại Nam thực lục chính biên ghi chép về lịch sử triều Nguyễn, từ Gia Long đến Đồng Khánh, chia làm nhiều kỷ, mỗi kỳ là một đời vua :

1. Kỷ thứ nhất – Đời Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) từ 1778 đến 1819. Biên soạn trong 27 năm (từ 1821 đến 1847). Tổng tài Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cản. 2. Kỷ thứ hai – Đời Minh Mệnh (Nguyễn Phúc Đảm) từ 1820 đến 1840. Biên soạn trong 20 năm (từ 1841 đến 1861). Tổng tài lần lượt có Trương Đăng Quế rồi Phan Thanh Giản.

Có thể bạn thích sách  Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Vai Trò Lãnh Đạo Và Sức Chiến Đấu Của Đảng Trong Điều Kiện Đảng Cầm Quyền

3. Kỷ thứ ba – Đời Thiệu Trị (Nguyễn Miền Tông) từ 1841 đến 1847. Sách khắc in xong năm 1879. Tổng tài Trương Đăng Quế, Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản.

4. Kỷ thứ tư – Đời Tự Đức (Nguyễn Hồng Nhiệm) từ 1847 đến 1883. Sách khắc in xong năm 1899. Tổng tài Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Trọng Hợp.

5. Kỷ thứ năm – Năm cuối đời Tự Đức và đời Kiến Phúc (Nguyễn Ứng Đăng) từ 1883 đến 1885. Sách khắc in xong năm 1902. Tổng tài Trương Quang Đản. 6. Kỷ thứ sáu – Đời Hàm Nghi (Nguyễn Ung Lịch) và Đồng Khánh (Nguyễn Ưng Xụy) từ 1885 đến 1888. Sách khác in xong năm 1909. Tổng tài Cao Xuân Dục.

Như vậy, Đại Nam thực lục Tiền biên và Chính hiện của Quốc sử quán triều Nguyễn là bộ sử ghi chép thực về toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn cũng như hơn 200 năm lịch sử Đằng Trong của các chúa Nguyễn.

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com