Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca Quyển 2: Từ Lý đến Nguyễn Tây-sơn – Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái full mobi pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca Quyển 2: Từ Lý đến Nguyễn Tây-sơn – Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái full mobi pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Tác giả: ,
Thể Loại: Thơ Ca
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn.

Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức.

Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca cổ nhất còn lưu lại mang mã số VNn. 3 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là ấn bản do hiệu sách Trí Trung Đường in năm 1870 với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in.

Tác phẩm này theo lời bạt của bản in năm 1870 thì tác giả nguyên thủy là Lê Ngô Cát làm với 1887 câu lục bát (3774 dòng), được án sát tỉnh Bình Định Phạm Đình Toái sửa lại thành 1027 câu.

Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm.
 

Về tác giả Lê Ngô Cát, tiểu sử ghi ông quê ở xã Hương Lang, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Nội(nay là xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Tp Hà Nội – Hophv), đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán. Ông còn có thời gian làm quan án sát tỉnh Cao Bằng (tài liệu trong Quốc triều Hương khoa lục).

Còn về Phạm Đình Toái, ông quê ở Nghệ An, đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh, là chức Trưởng quan của Hồng Lô tự của Nhà Nguyễn, chuyên lo việc nghi lễ trong các khoa thi cử như xướng danh, yết bảng (theo Từ điển Chức quan Việt Nam của Đỗ Văn Ninh).

Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn chương viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.

Có thể bạn thích sách  Hàn Mặc Tử - Tác Phẩm Và Lời Bình

Một đoạn được nhiều người biết trong bài trường thi này là phần kể việc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với những câu:

Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…

Một vài đoạn trích khác:

Trương Hống, Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gã Cảo Nương cho Nhã Lang:

Có người: Hống, Hát họ Trương
Vũ biền nhưng cũng biết đường cơ mưu,
Rằng: “Xưa Trọng Thuỷ, Mỵ Châu,
Hôn nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng sự còn gần,
Lại toan dắt mối Châu Trần sao nên?
***

Bản Đại-Nam Quốc-sử diễn-ca này do ông Hoàng Xuân-Hãn phiên-âm theo đúng nguyên-văn chữ nôm bản khắc năm 1870. Vì thế có nhiều chữ khác với các bản quốc-ngữ đã in ra từ trước tới nay.

Trong nguyên-bản, bài ca không chia ra từng đoạn, từng mục, và có lời giải bằng Hán-văn.

Nhưng lời giải ấy có chỗ thì quá vụn vặt, có chỗ thì quá sơ-lược, có chỗ thì sai hẳn chính-sử.

Nhà xuất-bản soạn riêng lời giải để ước-lược, bổ-khuyết và đính-chính ; lại chia bài ca ra từng phần, từng đoạn, từng mục để tiện việc tra-cứu.

NHÀ XUẤT-BẢN

***

1) Lý-Thái-Tổ

Bắc-giang trời mở thánh-minh, 1

Lý-Công tên Uẩn nhân-tình đới-suy. 2

Lê-triều làm chức chỉ huy,

Lũ Đào-Cam-Mộc ứng-kỳ phù lên. 3

Đầu năm cải-hiệu Thuận-thiên, 4

Thăng-long mới đổi đặt tên kinh-thành.

Định ra thuế lệ phân-minh,

820. Túc-xa quản-giáp quân-danh cũng tường. 5

Hỗn-đồng một mối phong-cương, 6

Có thể bạn thích sách  Điển tích trong truyện Kiều

Hai mươi bốn lộ các đường mới chia. 7

Cử-long sấm dậy binh-uy, 8

Diễn-châu gió động tinh-kỳ thân-chinh. 9

Biện-loan gặp lúc hối-minh, 10

Hương-nguyền cảm cách, sóng kình cũng êm. 11

Bốn phương trong trị, ngoài nghiêm,

Chiêm-thành, Chân-lạp xa đem cung-cầu. 12

Ngựa man sang tiến Bắc-triều,

830. Tống-hoàng ban-thưởng quan bào thêm vinh. 13

Ví hay đạo học tinh-minh, 14

Đế-vương sự-nghiệp nước mình ai hơn

Cớ sao tín-hoặc dị-đoan, 15

Say vui đạo Phật, lưu-liên cảnh chùa ?

Để cho dân tục tranh đua,

Ni-cô nối gót, tăng-đồ chen vai. 16

Bởi vì sinh cửa Như-lai, 17

Tiêu-sơn từ thuở anh-hài mới ra. 18

Sóng tình chìm nổi ái-hà, 19

840. Chín ngôi hoàng-hậu, phép nhà cũng sai.

Tự mình đã dựng lệ-giai, 20

Khiến nên con cái, thêm bài tương-tranh. 21

Lời-giải. – Lý-Công-Uẩn người làng Cổ-Pháp, nay là làng Đình-Bảng, phủ Từ-Sơn, tỉnh Bắc-Ninh. Giữ chức Điện-tiền-chỉ-huy-sứ dưới triều Lê. Khi Lê-Ngọa-Triều mất, bọn Đào-Cam-Mộc tôn lên làm vua. Đó là Lý-Thái-Tổ.

Thái-tổ đổi niên hiệu là Thuận-thiên, dời kinh-đô từ Hoa-Lư về Đại-la, đổi tên thành ra là Thăng-long (nay là tỉnh Hà-nội) (1010). Thái-Tổ lại đặt lệ-luật về thuế-khóa, chia nước ra làm 24 lộ để cai-trị và tổ-chức quân-đội.

Thái-Tổ dẹp giặc ở đất Cử-long (thuộc tỉnh Thanh-hóa) và ở Diễn-châu (thuộc Nghệ-an).

Tục-truyền khi về cửa Biện-loan (nay thuộc phủ Tĩnh-gia Thanh-hóa) thì giời đất u-ám, nổi sóng gió. Thái-Tổ thắp hương cầu-khẩn thì sóng gió lại im. Những chuyện hoang-đường như thế, về thời Lý, rất nhiều.

Sau Thái-Tổ lại đánh dẹp giặc Hạc-xác từ Vân-nam kéo tới vùng Kim-hoa-bộ (nay thuộc huyện Kim-anh, tỉnh Phúc-yên).

Có thể bạn thích sách  Xa Nhà Ca

Ngài sai đem ngựa mán sang cống nhà Tống (bên Tầu), Vua Tống nhận. Chiêm-thành và Chân-lạp đều sang triều-cống nước ta.

Lý-Thái-Tổ lúc nhỏ được nhà sư ở chùa Tiêu-Sơn (Bắc-Ninh) là Lý-Khánh-Văn nuôi dạy, nên khi lên ngôi hết sức khuyến-khích đạo Phật và tin-dùng các người đi tu. Trong nội-cung, Thái-Tổ đặt chín ngôi Hoàng-hậu, vì vậy gây ra sự anh em tranh giành nhau về sau.

Thái-Tổ làm vua từ 1010 đến 1028.

 

Mời các bạn đón đọc Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca Quyển 2: Từ Lý đến Nguyễn Tây-sơn của tác giả Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái.