Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca Quyển 1: Từ Hồng-Bàng đến Tiền-Lê – Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái full mobi pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca Quyển 1: Từ Hồng-Bàng đến Tiền-Lê – Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái full mobi pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Tác giả: ,
Thể Loại: Thơ Ca
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn.

Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức.

Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca cổ nhất còn lưu lại mang mã số VNn. 3 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là ấn bản do hiệu sách Trí Trung Đường in năm 1870 với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in.

Tác phẩm này theo lời bạt của bản in năm 1870 thì tác giả nguyên thủy là Lê Ngô Cát làm với 1887 câu lục bát (3774 dòng), được án sát tỉnh Bình Định Phạm Đình Toái sửa lại thành 1027 câu.

Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm.
 

Về tác giả Lê Ngô Cát, tiểu sử ghi ông quê ở xã Hương Lang, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Nội(nay là xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Tp Hà Nội – Hophv), đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán. Ông còn có thời gian làm quan án sát tỉnh Cao Bằng (tài liệu trong Quốc triều Hương khoa lục).

Còn về Phạm Đình Toái, ông quê ở Nghệ An, đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh, là chức Trưởng quan của Hồng Lô tự của Nhà Nguyễn, chuyên lo việc nghi lễ trong các khoa thi cử như xướng danh, yết bảng (theo Từ điển Chức quan Việt Nam của Đỗ Văn Ninh).

Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn chương viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.

Một đoạn được nhiều người biết trong bài trường thi này là phần kể việc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với những câu:

Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…

Một vài đoạn trích khác:

Trương Hống, Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gã Cảo Nương cho Nhã Lang:

Có người: Hống, Hát họ Trương
Vũ biền nhưng cũng biết đường cơ mưu,
Rằng: “Xưa Trọng Thuỷ, Mỵ Châu,
Hôn nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng sự còn gần,
Lại toan dắt mối Châu Trần sao nên?
***

Bản Đại-Nam Quốc-sử diễn-ca này do ông Hoàng Xuân-Hãn phiên-âm theo đúng nguyên-văn chữ nôm bản khắc năm 1870. Vì thế có nhiều chữ khác với các bản quốc-ngữ đã in ra từ trước tới nay.

Trong nguyên-bản, bài ca không chia ra từng đoạn, từng mục, và có lời giải bằng Hán-văn.

Nhưng lời giải ấy có chỗ thì quá vụn vặt, có chỗ thì quá sơ-lược, có chỗ thì sai hẳn chính-sử.

Nhà xuất-bản soạn riêng lời giải để ước-lược, bổ-khuyết và đính-chính ; lại chia bài ca ra từng phần, từng đoạn, từng mục để tiện việc tra-cứu.

Có thể bạn thích sách  Double Joker - Koji Yanagi & Kiều My (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Light Novel]

NHÀ XUẤT-BẢN

***

TỰA

Bản Đại Nam Quốc sử diễn ca này là bản đã từng được in bằng chữ La-tinh từ lâu và được tái-bản nhiều lần. Mà cũng là phiên âm bản nôm đã được khắc in và lưu hành, nay còn thấy nhiều trong nước.

Sách ấy tóm tắt các việc lớn xẩy ra trong nước ta, từ đời HỒNG-BÀNG đến cuối đời Nguyễn Tây Sơn, rút trong các sử chính thức ở sử quán : Đại Việt sử ký toàn thư, Lê sử lục biên, v.v…

Đặc điểm là dùng văn nôm và riêng thể lục bát. Bản ý những người đề xướng là làm bài vè về Quốc sử để cho mọi từng lớp dân được đọc mà lấy làm thích và dễ nhớ. Vậy mục đích là phổ thông chứ không phải khảo cứu.

Nhưng đã dùng vận văn mà tóm tắt, thì tất nhiên sự thường chép thiếu và nghĩa thường tối. Nguyên bản nôm đã dùng Hán văn giải thích bên cạnh để cho kẻ đọc hiểu rõ văn nôm.

Riêng về văn, thì sách này kể ra đã là thanh nhã và khá rõ ràng. Nhưng do những tay túc-nho soạn ra, nó không khỏi chứa nhiều điển tích đối với văn sĩ xưa là thường mà nay trở nên rất tối nghĩa.

Từ trước, ngoài những bản in chữ la-tinh lúc ban đầu thường chỉ có chính-văn, đã có vài bản chú trọng về thích nghĩa như bản của các ông Nguyễn Trọng Doanh và Đoàn Như Khuê (Tứ dân văn uyển 1937) và bản của ông Nguyễn Đỗ Mục (Tân-Dân 1939). Hồi năm 1944 ban Văn học hội Khai trí Tiến đức cũ có giao cho ông Bùi Kỷ và Nguyễn Quang Oánh chú thích lại. Hai ông đã giải thích các điển-cố một cách rất công phu kỹ càng, nó sẽ rất có ích cho các thầy giáo hay những người tra cứu về chữ nho dùng trong văn ta.

Nhà xuất bản cho ra bản này chỉ có nguyện vọng phổ thông chuyện sử, nghĩa là những chuyện cổ tích có tính cách sử học. Cho nên chỉ chú thích ý các chữ khó mà thôi, chứ không tìm đến cỗi nó, khiến cho kẻ đọc không mất công tìm hiểu cổ điển. Sự tìm hiểu chú-thích nhiều khi làm cho độc giả quên để ý đến nội dung chính của câu văn, và có thể ví với sự người tò mò tìm vết ở vỏ mà quên xem ruột trái cây. Sách Đại Nam Quốc sử diễn ca là một trái cây ngon nhưng vỏ nó khá rắn rỏi.

Trái với ý nhiều người, sách ấy không thể hoàn toàn là một sách giáo khoa cho lớp nhỏ. Từ lớp nhỏ đến lớp lớn, đều có thể trích ra dăm ba đoạn hoặc làm bài thuộc lòng, hoặc để khảo cứu về văn.

Có thể bạn thích sách  Cổng Tỉnh - Trần Dần full prc pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Đứng riêng phương diện văn học, sách ấy có giá trị một thiên kể cổ tích mà ta có thể gọi là « sử tụng » mục đích để kể chuyện sử một cách văn hoá và để châm biếm hay tán tụng.

Đứng về phương diện sử học, sách này có giá trị cao thấp tùy theo giá trị của sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mà sách này đã theo lược dịch.

Bản sử kia có đoạn xác đáng, có đoạn sơ sài có đoạn hoang đường và có đoạn thiên vị chủ quan.

Trong khuôn-khổ một bài tựa ngắn, không thể phân tích rõ. Nhưng ta cũng có thể nói qua rằng : đoạn từ Kinh-Dương Vương đến hết Thục là theo tục truyền phần lớn hoang đường ; đoạn từ Triệu đến hết đời Bắc thuộc có tài liệu ở sử Trung-hoa nên phần lớn xác đáng, trừ những việc về Triệu Việt Vương ; đoạn từ Ngô đến hết Lý, xác đáng nhưng sơ sài ; đoạn cuối đầy đủ và xác đáng nhưng hay thiên vị.

Cho đến khoảng có tài liệu, mà có khi không biết dùng cũng thành sai. Ví dụ về đời Chu, sách Tư trị thông giám viết : « Việt thường dĩ tam tượng trùng dịch nhi hiến bạch trĩ » nghĩa là : « xứ Việt thường nhờ ba giống man miền nam dịch chuyền tiếng để hiến chim trĩ trắng ». Thế mà Đại Nam Quốc sử diễn ca lầm chữ dịch này với chữ dịch là trạm, cho nên đã viết :

Lại đem bạch trĩ dâng vào Chu-vương.

Ba trùng dịch lộ chưa tường.

Thế là sai hẳn và hai chữ « ba trùng » thành vô nghĩa. Phải đổi ra « Ba từng dịch tiếng mới tường » thì mới đúng.

Còn như nghị luận cho đời này chính thống, đời kia tiếm ngụy thì thật là chủ quan.

Trong thời quân chủ dựa vào Nho giáo, họ nào cầm quyền cũng nhận là theo mệnh trời. Sử thần, viết sử đương triều, lại càng cho triều mình là chính thống.

Nếu bàn họ vua nào đáng hay không đáng, còn có thể bình phẩm ít nhiều. Họ đáng nhất là đã đánh lui ngoại xâm mà lên ngôi (Trưng-Vương, Bố-Cái Phùng-Hưng, Ngô-Quyền, Lê-Hoàn, Lê-Lợi, Nguyễn-Huệ) ; họ đáng thứ nhì là đã nhất thống đất nước rồi lên ngôi (Đinh-Bộ-Lĩnh, Nguyễn-Ánh). Còn Lý, Trần, Hồ, Mạc thì hoặc lợi dụng cơ hội, hoặc tự tạo cơ hội mà lên ngôi đều là không đáng. Nhưng Lý Trần còn trở nên đáng vì trong triều đại đã có lúc cứu được quốc dân ra khỏi nạn ngoại xâm. Lê-Hoàn và Nguyễn-Huệ cũng gần ở trường hợp này nhưng đáng hơn. Đến như Hồ để mất nước, Mạc cắt đất nhường cho Minh để cầu được giúp trong cuộc nội chiến, thì đều có tội. Xét như vậy, kết quả cũng gần như theo thuyết Nho giáo chính ngụy, mà phải lý hơn.

Có thể bạn thích sách  Đường Thi

Nhưng xét cả họ vua là bất công, mà xét cả chế độ quân chủ cũng vô ích vì đó thuộc về lịch sử. Ta nên xét từng cá nhân kẻ cầm quyền. Ai đã làm ích quốc lợi dân là kẻ đáng kính thờ và kẻ làm hại nước hại dân là kẻ đáng ghét.

Hoặc để phổ thông chuyện sử, hoặc để tượng trưng sử tụng, sách Đại Nam Quốc sử diễn ca đáng được tái bản, trong khi binh hỏa đang tiêu hủy biết bao nhiêu vết cũ về sử và văn. Còn như chỉ trích hay tán dương các câu văn, thì các độc giả đọc rồi sẽ tự đoán.

Nhà xuất bản còn yêu cầu tôi khảo cứu về nguồn gốc sách ấy. Trước đây ông Trần Văn Giáp, một nhà sử học đứng đắn, đã đăng bài « Ai làm ra sách Đại Nam Quốc sử diễn ca » ở tập san hội Trí Tri Hà-nội (năm 1934, số 3) khảo cứu tường tận và xác đáng.

Tuy vậy có một vài tiểu tiết chưa ổn. Sau đây tôi sẽ dùng phần lớn những tài liệu mà ông Trần đã dùng và thêm một vài tài liệu riêng khác nữa.

Sau này, chúng ta sẽ thấy rằng sách Đại Nam Quốc sử diễn ca là do những bản cũ sửa chữa lại. Tôi cũng khuyên nhà xuất bản cho in các bản cũ ấy để tiện sự so sánh và bổ ích cho lịch sử văn chương ở nước ta.

Tháng 5 D.L. năm 1949

Hoàng Xuân Hãn

 

Mời các bạn đón đọc Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca Quyển 1: Từ Hồng-Bàng đến Tiền-Lê của tác giả Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái.