Trời cũng biết phẫn nộ, nếu như người xúc phạm uy nghiêm của trời.
Nhưng trời liệu có biết người cũng biết phẫn nộ? Nếu như hắn đã hai bàn tay trắng.
Khi ta cầu xin, ngươi ngạo mạn cười lạnh.
Khi ta khóc rống, ngươi không chút động lòng.
Hiện tại ta phẫn nộ rồi.
Ta biết rõ trời biết phẫn nộ.
Nhưng ngươi có biết trời cũng biết run rẩy không?
Trời xanh rung chuyển, ta cất tiếng cười lớn, vung Như Ý Kim Cô bổng, đập cho long trời lở đất!
Một vạn năm từ đó về sau, các ngươi sẽ còn nhớ kỹ tên của ta — Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không!
***********************************
Đơn giản là siêu phẩm!
***
Đôi lời từ nhóm dịch Đại Bát Hầu:
1/ Đơn giản là siêu phẩm!
2/ Mở đầu truyện là nhân vật chính xuyên qua thành Tôn Ngộ Không, ngay lúc vừa xuất sinh từ tảng đá.
3/ Truyện hack não, âm mưu tầng tầng lớp lớp, nhân vật toàn là dạng siêu trí tuệ.
4/ Nhân vật chính số khổ, ăn hành từ đầu truyện đến cuối truyện, nên sẽ không hợp các bạn thích đọc dòng yy tự sướng, hậu cung v.v…
5/ Có tình yêu nam nữ, có tình thân nhân, bằng hữu. Có những đoạn cực kỳ cảm động.
6/ Cốt truyện dựa trên Tây Du Ký, nhưng vẽ ra chi tiết và chân thực.
Càng đọc càng hay, không nên đánh giá qua 30 chương đầu về cả nội dung lẫn tính cách nhân vật chính.
***
*Review:
Nói thiệt Đại Bát Hầu là bộ tiên hiệp đầu tiên mình đọc liên tục không nghỉ, đọc hết một đêm. Tác giả bộ này chắc nghiền ngẫm thuyết tây du ghê lắm, cả phong thần nữa; các vị tiên nhân, thần tướng trong đây, được tác giả nói mạch lạc từng bối cảnh xuất thân, gia đình v..v… ngay cả Tây Hải long vương có con gái Tam Công Chúa mà tác giả cũng tìm tòi được. Đọc xong bộ này biết hết thầnh thánh cổ đại trung quốc, y như đọc Nhà Giả Kim Flamel thì biết hết thần cổ đại phương tây.
Mình cũng thích phiên bản Tôn Ngộ Không này nhất. Tôn Ngộ Không này rất hay suy tư, hay làm việc đầu óc, điều mà bạn khỉ bản gốc làm không quen, gần như khỏi làm, thậm chí mình còn suy nghĩ Tôn Ngộ Không chắc kiếp trước là anh em chung nhà với Ngưu Ma Vương sao mà tính cũng bạo phát và suy nghĩ nhanh y như thế. Tôn Ngộ Không này cũng rất dễ mềm lòng, biết mang ơn, thậm chí biết cả đau lòng và nhẫn nhịn, dù biết rõ tính cách nhiều màu sắc này là do linh hồn người xuyên sách mang đến, nhưng nó là phần chính mang lại hứng thú cho người đọc; để họ nhìn vào biết liền nhân vật chính đây rồi. Tôn Ngộ Không thường thấy tính cách chỉ một màu, dễ bị chọc giận, luôn coi bản thân là số một, ít nói đạo lý, triệt để sống bằng luật rừng, nói chung là bị nhấn cho nhiều tính cách ” khỉ hoang ” quá.
Chính vì thế, mình thích một câu văn trong truyện rằng “đám khỉ hoa quả sơn chắc chỉ là họ hàng xa của khỉ đá”, một nguồn đã viết Tứ Đại Thần Hầu kiểu như 1 bản mô phỏng nhỏ của thần Bàn Cổ với thân thể cao lớn có lông dài phủ khắp thân thể, nên việc xây dựng Tôn Ngộ Không theo hình ảnh con khỉ loi choi thấy chưa đầy đủ lắm. Chắc tác giả cũng thấy Tôn Ngộ Không thật ra có nhiều tiềm năng hơn là một khỉ võ phu phiên bản cũ, nên xây dựng nên nhân vật mới này chăng.
P/s: Bản dịch Đại Bát Hầu phải nói là rất kỳ công, hoan hô các bạn dịch giả. Mình thức thâu đêm đọc bản dịch thôi. Ông tác giả Ba Ba chắc tốn thời gian rất nhiều tra cứu về tu đạo giáo nhỉ! Phân chia tu đạo theo hai hướng rõ ràng. Trước giờ mình nghĩ các đạo sĩ là chuyên về thuật trường sinh bất tử, nghiên cứu hết y dược, luyện khí công, chế tạo pháp bảo, tu tâm dưỡng tính …. không ngờ còn có trường phái đạo hành giả có thể thực chiến.
***
Tảng sáng, trên đường núi gập ghềnh, có một hòa thượng trẻ tuổi thúc ngựa đi tới.
Một tay hòa thượng tóm dây cương, một tay thì nắm chặt pháp trượng màu vàng. Gió thổi phấp phới tà áo cà sa rộng, thổi tứ tung cả phần bờm của con ngựa trắng.
Khí thế lao nhanh ấy thật giống như một vị mãnh tướng phóng ngựa xung phong.
Không giống như các vị hòa thượng thích dạo chơi khắp bốn phương khác, hòa thượng này còn trẻ, có khuôn mặt anh tuấn, hai mắt sáng ngời có thần nhìn thẳng phía trước, quả cảm mà kiên nghị. Không nhìn ra được vẻ vui hay buồn trên khuôn mặt hòa thượng này, không phải nét hiền từ như những hòa thượng khác, nhưng lại có cái vẻ kiên định khó có thể nói lên lời.
– Đây là Ngũ Hành Sơn rồi.
Hòa thượng ghì chặt dây cương. Con ngựa trắng đột nhiên dừng lại, đạp đạp vó tại chỗ.
Hòa thượng nhìn quanh như tìm kiếm gì đó trong núi.
– Ai đó?
Tại một góc xa hiếm thấy vết chân người, bỗng nhiên có một cánh tay đầy lông lá vươn ra từ trong bụi cỏ. Cánh tay vén hai bên cỏ dại, một cái đầu khỉ dính đầy cỏ khô lộ ra.
– Phì!
Phun hai cây cỏ dại ngậm trong miệng, cái đầu khỉ hít một hơi thật sâu, vận sức quát:
– Toi mất mộng đẹp! Cút ngay cho lão tử!
Âm thanh vang vọng trong rừng núi hoang vu. Tiếng con khỉ rít gào không ngừng quanh quẩn.
– Kia sao?
Hòa thượng nhìn theo hướng âm thanh, thúc ngựa trắng đi từ từ tới.
Rất nhanh, con khỉ và hòa thượng gặp nhau.
Vừa thấy con khỉ, hòa thượng nở nụ cười. Mà thấy hòa thượng, con khỉ cũng cười, nhưng là cười lạnh.
– Là ngươi?
Con khỉ vừa nhìn quần áo đã biết thân phận của đối phương, thậm chí là ý đồ đến. Lịch sử vốn đang thay đổi, nhưng lịch sử vẫn tương tự kinh người.
Vẻ lười nhác trên mặt con khỉ lập tức hóa thành nét cười lạnh:
– Ngươi tới làm gì? Để lão tử đi Tây Thiên thỉnh kinh sao?
Hòa thượng cũng không nói chuyện, dựng pháp trượng, leo từng bước dọc theo sườn dốc mấp mô, thân thủ nhanh nhẹn.
– Trở về đi. Giam ta chính là các ngươi, thả ta cũng là các ngươi, còn muốn nói với ta cái gì thỉnh kinh thành Phật? Coi lão tử là ai chứ?!
Nói xong, con khỉ cười lớn như điên dại, lộ ra hàm răng nanh sắc nhọn.
– Tội gì phải khổ như thế chứ? Chẳng lẽ thí chủ muốn ở chỗ này năm trăm năm nữa sao?
Hòa thượng thở dài, lại không dừng bước.
– Có một vạn năm nữa cũng là chuyện của lão tử, có liên quan gì đến con lừa ngốc nhà ngươi đâu?
Con khỉ dùng cánh tay duy nhất có thể cử động sờ sờ chung quanh, muốn tìm một hòn đá ném qua, lại phát hiện năm trăm năm rồi, chút đá vụn bên người đã sớm bị mình ném sạch đi theo thời gian nhàm chán. Hiện tại chỉ có thể vơ được một nắm đất.
Đất cũng được! Con khỉ tiện tay ném ra:
– Cút!
Mời các bạn đón đọc Đại Bát Hầu của tác giả Giáp Ngư Bất Thị Quy.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn