Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Cuộc Phiêu Lưu Của Ngôn Ngữ Anh của tác giả Melvyn Bragg & Hoàng Anh (dịch), cũng như link tải ebook Cuộc Phiêu Lưu Của Ngôn Ngữ Anh miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Cuốn sách “Cuộc phiêu lưu của ngôn ngữ Anh” của Melvyn Bragg là hành trình khám phá về lịch sử và sự phát triển của ngôn ngữ Anh, cung cấp lời giải đáp cho những câu hỏi xoay quanh việc ngôn ngữ này đã trở thành một trong những ngôn ngữ quan trọng và phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Sách Cuộc Phiêu Lưu Của Ngôn Ngữ Anh đưa độc giả đi qua thời gian và không gian, từ Friesland trong thế kỷ V đến Singapore trong thế kỷ XXI, từ Wessex của Vua Alfred đến Miền Tây Hoang Dã của Buffalo Bill, từ đồng bằng Ấn Độ đến các tu viện trên Đảo Thánh, từ Cung điện Westminster đến ngôn ngữ Gullah của người da đen ở miền Nam xa xôi của nước Mỹ. Trên hành trình này, ngôn ngữ Anh đã tiếp nhận và phát triển từ nền móng cuối cùng được xây dựng từ tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái và tiếng Phạn. Cũng bị bổ sung bởi tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Trung và hàng chục ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ Anh không chỉ đơn giản là những từ vựng cơ bản từ các thế lực xâm lược ban đầu, mà còn bao gồm cả cấu trúc ngôn từ phức tạp và ý tưởng tiên tiến. Ngôn ngữ Anh đã giải phóng cảm xúc và tư duy trên toàn thế giới, tiếp tục phát triển và tái tạo các biến thể mới ở mọi nơi mà nó hiện diện, không hề cho thấy dấu hiệu chậm lại.
Hành trình từ các phương ngữ German của một vài bộ lạc và địa phương với vỏn vẹn một trăm năm mươi nghìn người sử dụng biến hóa thành thứ ngôn ngữ Anh được hơn một tỉ rưỡi người trên khắp thế giới sử dụng và tiếp nhận có đủ mọi đặc điểm của một cuộc phiêu lưu cực kỳ hoành tráng. Và đó cũng chính là câu chuyện trong cuốn phiêu lưu ký này. Tiếng Anh, như một sinh vật sống, đã được ươm mầm tại quốc gia này hơn một nghìn năm trăm năm về trước. Vương quốc Anh trở thành quê hương đầu tiên của nó. Ngay từ đầu, nó đã phải đối mặt với sự ganh đua, những mối nguy hiểm và đe dọa: thế nhưng nó đã thoát khỏi sự tuyệt chủng, đã sống sót dẫu từng bị bóp nghẹt; đã xảy ra cướp bóc, đã có những táo bạo quả cảm, những cơ hội được tận dụng và bị bỏ lỡ, đã có và vẫn đang có những tổn thất nặng nề khác nữa. Cuộc chiến ngôn từ vẫn thường khốc liệt – ngôn ngữ của ai sẽ thống trị? – nhưng bên cạnh đó vẫn hiện hữu những kho báu quý giá, đó là nền văn học, là sự nhất quán trong quản trị, và đặc biệt là khả năng giao tiếp xuyên quốc gia thông qua ngôn ngữ Anh.
Cuốn sách này đào sâu phân tích cội nguồn của ngôn ngữ Anh và làm thế nào thứ tiếng này lại có thể chuyển mình xuất thần đến vậy. Cụ thể, chúng ta sẽ bàn luận về những từ ngữ mô tả cách chúng ta sống, những câu từ chúng ta vẫn dùng để tư duy, để hát và nói; những ngôn từ nuôi dưỡng trí tưởng tượng trong mỗi chúng ta, góp phần bộc lộ nét đặc trưng của mỗi cá nhân. Mặc dù tiếng Anh chỉ có mặt nơi miệng lưỡi, trí não hay ngòi bút của bao cá nhân sử dụng, tôi vẫn cảm thấy tiếng Anh sở hữu một đặc tính và sự hiện diện đặc thù vốn có. Đây không phải là quan điểm của những chuyên gia ngôn ngữ học, mà như cách một số nhà sử học nhìn nhận “nước Anh” sở hữu một đời sống riêng biệt vào những thời điểm cụ thể, thì tương tự, theo tôi, ngôn ngữ Anh cũng có thể được coi như một thực thể sống.
Cho đến nay, vẫn chưa một tài liệu nào có thể khẳng định chắc chắn thời điểm ngôn ngữ ra đời: một trăm nghìn năm trước? Hay muộn hơn? Rất có thể ngôn ngữ khởi đầu bằng những ký hiệu và tiếng kêu, những cử chỉ, nét mặt và cơ thể, mà ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng. Chúng ta biểu thị bằng “ngôn ngữ cơ thể”. Chúng ta có thể hiểu được ai đó “đang nói” gì thông qua những biểu hiện của họ. Chúng ta vẫn “nói chuyện” thông qua những hình thức biểu lộ hay những tiếng kêu thể hiện sự sợ hãi hoặc ngất ngây chẳng khác mấy so với những gì mà những Homo sapiens đầu tiên từng sử dụng vào khoảng một trăm nghìn năm trước. Thế nhưng sau này, ngôn ngữ bắt đầu được thiết lập. Chúng ta sẽ không bao giờ biết ai là người đầu tiên đặt ra nền tảng cho ngôn ngữ. Nhà khoa học Stephen Pinker và một số khác cho rằng Homo sapiens[1] sinh ra đã mang theo món quà là năng lực ngôn ngữ bẩm sinh – bản năng ngôn ngữ. Nhiệm vụ cần thực hiện còn lại là tìm ra phương pháp và cơ hội để biến bản năng đó trở thành ngôn từ.
Nhưng ai sáng chế ra những từ đầu tiên? Ai tìm ra những từ mới ngày nay? Ta biết Shakespeare đã sáng tạo ra ít nhất hai nghìn từ mới, nhưng phần lớn ngôn từ thuộc về quần chúng. Một người đến từ vùng biên giới nước Mỹ như Davy Crockett cũng có thể dệt nên những tấm thảm ngôn từ xuất sắc không kém một Thạc sĩ ở Trinity College, Cambridge. Những từ ngữ ban sơ đến từ những nông dân với bao thế kỷ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, giúp họ nắm rõ từng chi tiết của tự nhiên trong lòng bàn tay, và rất có thể chính họ, vì nhu cầu thiết yếu, đã đặt tên cho những gì họ thấy: những sự vật, sự việc cơ bản, những sinh vật đe dọa tới sự sống hay những sinh vật nuôi sống họ. Việc đặt tên có thể được xem là nỗ lực chung mang tính dân chủ nhất trong lịch sử loài người. Ngôn ngữ là thành tựu tuyệt vời nhất của văn hóa và tôi cho rằng ngôn ngữ Anh là đóng góp ấn tượng nhất trong số những gì mà đảo quốc này mang đến cho thế giới.
Cách đây vài năm tôi đã làm hai mươi lăm chương trình cho đài BBC Radio 4 với tiêu đề The Routes of English (Những con đường của Anh ngữ), mà xuất phát điểm chung của chúng là cách tiếng Anh đã biến đổi và phát triển về mặt ngữ âm. Bản thân tôi thời thơ ấu cũng từng nói một phương ngữ khá nặng dựa trên vốn từ vựng tiếng Bắc Âu Cổ mà tất cả giáo viên của tôi ở trường không ai hiểu nổi, vì vậy tôi đã phải học nói tiếng Anh Chuẩn, hay còn được biết tới rộng rãi hơn là tiếng Anh BBC. Ngoài ra, trong phương ngữ tôi nói có chút pha trộn với tiếng Romany[2], và toàn bộ ngôn ngữ này vẫn cơ bản nằm trong phạm vi thế giới nông nghiệp, một thế giới xa lạ với chốn thị thành.
Dầu vậy, tôi nghĩ mình vẫn muốn làm các chương trình khác nữa, những chương trình sẽ mô tả lịch sử ngôn ngữ Anh, và tôi hy vọng chúng sẽ kết hợp lịch sử mà tôi đã đọc ở trường với lịch sử tiếng Anh mà tôi đã đọc trước đây, trong suốt quá trình ấy cũng như từ bấy đến nay. Mạng ITV đã đồng ý thực hiện loạt chương trình này. Mặc dù cuốn sách trên tay các bạn đầy đủ hơn các chương trình tôi đã viết rất nhiều, nó vẫn dựa vào cấu trúc các chương trình đó, mà tôi đã sớm xác định cách viết cuốn sách này hay nhất sẽ là theo kiểu phiêu lưu ký.
Tôi không phải một nhà ngôn ngữ học, nhưng tôi nhận được sự giúp đỡ to lớn từ các học giả mà công trình của họ được ghi nhận trong cuốn sách này. Song, ở đất nước này, có một truyền thống ở nhiều ngành khoa học là đều có những người không chuyên được thừa nhận – những bác sĩ kiêm nhà sinh vật học và nhà điểu học, những quý tộc địa chủ đồng thời là nhà khoa học, nhà động vật học và nhà sử học, những chức sắc tôn giáo trên thông thiên văn dưới tường địa lý – và tôi hy vọng được gia nhập hàng ngũ những người không chuyên đó.
Một trong những hệ quả của sự không chuyên đó là cuốn sách này, mặc dù đã được tôi nghiên cứu tỉ mỉ hết sức có thể, không phải là một văn bản học thuật. Cuốn sách này dành cho quảng đại độc giả. Chẳng hạn, chính tả – một điều biến đổi thường xuyên và triệt để – vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, rất khó quyết định đúng sai. Ở đoạn nào chính tả có tầm quan trọng sống còn đối với câu chuyện, tôi giữ nguyên. Còn chỗ nào tôi thấy phần lập luận và ví dụ bằng phiên bản [tiếng Anh] hiện đại thuyết phục hơn thì tôi sẽ sử dụng phiên bản đó.
Daniel Defoe nổi tiếng vì đã viết ra cụm từ “Your Roman-Saxon- Danish-Norman English” (thứ tiếng Anh La Mã-Saxon-Đan Mạch- Norman của bạn). Giả sử bây giờ ông trình bày lại ý đó, ông hẳn sẽ phải thêm vào nhiều nguồn khác: Ấn Độ, Tây Ấn (Anh-điêng), từ ngữ kỹ thuật toàn cầu, nhưng trên hết là Mỹ. Ảnh hưởng của Mỹ đối với tiếng Anh đã và vẫn tiếp tục có tầm quan trọng đặc biệt và một trong các bước ngoặt may mắn trong cuộc phiêu lưu này là tiếng Anh chứ không phải tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Đức, như rất có thể đã xảy ra, đã chấp nhận hoặc được chấp nhận ở vùng đất mới phát hiện đó – động cơ của thế giới mới và thế giới hiện đại. Nước Mỹ đã đem về cho kho tàng ngôn từ bao báu vật, nhưng đồng thời, giống như Đế quốc Anh mà nó kế thừa, thứ tiếng Anh của nó cũng gây bao tổn thất, và ở cả hai đế quốc, chúng luôn là một phần của câu chuyện.
Cuốn sách này chu du qua thời gian và không gian từ Friesland thế kỷ V cho đến Singapore thế kỷ XXI, từ Wessex của Vua Alfred đến Miền Tây Hoang Dã của Buffalo Bill, từ những đồng bằng Ấn Độ tới các tu viện trên Đảo Thánh, từ Cung điện Westminster đến ngôn ngữ Gullah của tộc người da đen ở miền Nam xa xôi nước Mỹ. Dọc hành trình, từ nền móng xây đắp bằng tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái và tiếng Phạn, ngôn ngữ Anh còn được bồi đắp bởi tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Hán và hàng chục ngôn ngữ khác. Ngoài vốn từ vựng cơ bản của những kẻ xâm lược đầu tiên, hàng tháp ngôn từ và tư tưởng mới đã gia nhập ngôn ngữ Anh. Nó đã giải phóng cảm xúc và tư tưởng trên toàn hành tinh. Nó tiếp tục tái phát minh các biến thể tiếng Anh mới ở bất cứ nơi nào nó có mặt và chưa hề tỏ dấu hiệu giảm tốc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kết luận:”Cuộc Phiêu Lưu Của Ngôn Ngữ Anh” là cuốn sách bổ ích cho những ai yêu thích ngôn ngữ Anh và muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của ngôn ngữ này. Tuy nhiên, độc giả cần có sự kiên nhẫn và tập trung khi đọc để tiếp thu hết những kiến thức bổ ích mà tác giả truyền tải.
Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Melvyn Bragg (1939), Nam tước Bragg, Huân chương danh dự (Anh), Thành viên danh dự Hội Hoàng gia Anh, Thành viên Hội Văn học Hoàng gia, Viện sĩ Viện Hàn lâm Anh. Sự nghiệp của Bragg chủ yếu là trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình với rất nhiều chương trình gắn liền với tên tuổi của ông như The South Bank Show (1978–2010), và loạt phim tài liệu In Our Time (1998–nay).
Bên cạnh đó, Bragg sở hữu một gia tài đồ sộ những tác phẩm hư cấu, phi hư cấu cùng kịch bản phim truyền hình và điện ảnh.
Một số tác phẩm nổi bật: