Cuộc Đời Trẻ – 99% Phụ Thuộc Vào Bố

Cuộc Đời Trẻ – 99% Phụ Thuộc Vào Bố

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Tại sao con của bạn chỉ biết chìa tay xin tiền cha mẹ trong khi con của người khác đã biết kiếm tiền? Bạn có mong muốn con cái mình sau khi tốt nghiệp đại học phải cạnh tranh khốc liệt với hàng vạn người hay bôn ba khắp đây đó để tìm kiếm việc làm? Hãy để cuốn sách Cuộc đời trẻ 99% phụ thuộc vào bố giải đáp những câu hỏi khiến bố mẹ phải đau đầu này. “Kỹ năng tài chính” quan trọng hơn của cải Trong mục tiêu giáo dục con cái của các ông bố, “kỹ năng tài chính” không chỉ đơn giản là khả năng kiếm tiền mà còn là cách nhìn nhận đúng đắn về tiền bạc. Tất cả các bậc cha mẹ đều nhận thức được trách nhiệm lớn lao của mình trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh hi vọng con mình sớm được bồi dưỡng kiến thức tài chính, biết cách tiết kiệm và hạn chế chi tiêu nhưng lại tuyệt đối không truyền dạy cho con bất kì kiến thức nào liên quan đến tài chính. Điều khác nhau chính là ở chỗ đó. Ở nhiều nước trên thế giới, họ coi việc giáo dục tài chính cho trẻ là vô cùng quan trọng, là việc bắt buộc phải làm của các ông bố. Thế nhưng, hầu hết các bậc cha mẹ Châu Á đều không bao giờ muốn nhắc đến chuyện tiền bạc trước mặt con cái. Do vậy, cơ sở giáo dục quản lí tài chính cho trẻ gần như bằng không. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ sẽ có những “thời kì nhạy cảm” với những kiến thức, kĩ năng nào đó. Nếu xét riêng về giáo dục quản lí tài chính, thì giai đoạn thích hợp nhất là khoảng từ 5 đến 14 tuổi. Cách thức kiếm tiền Năng lực tài chính và khả năng độc lập về kinh tế có liên quan đến hạnh phúc cả đời của trẻ. Cho trẻ tiền mà không kiểm soát (bao gồm cả tiền tiêu vặtchính là sự lơ là, bất cẩn của các ông bố, phải dạy cho trẻ biết, tiền không phải từ trên trời rơi xuống, phải tự dựa vào năng lực bản thân để đi kiếm tiền. Tất nhiên, kiếm tiền không hoàn toàn là vì tiền, dạy trẻ một số cách kiếm tiền hợp pháp, hợp lí và có hiệu quả không chỉ giúp trẻ có được khả năng sinh tồn và thích ứng môi trường mà còn giúp trẻ rèn luyện năng lực hoạt động và có ý thức trong mọi công việc. Bỏ sức lao động ra để kiếm tiền tiêu vặt, rồi tự mình phấn đấu để đạt được thứ mong muốn là phương pháp có lợi cho cả cuộc đời trẻ sau này. Trong phạm vi cho phép, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ dựa vào sức mình để kiếm tiền, đồng thời để trẻ biết rằng, để thực hiện mong muốn cá nhân chỉ có kiếm tiền bằng cách lao động chân chính mới là con đường đúng đắn. Trong quá trình trẻ lao động, cha mẹ cũng cần chú ý kết hợp việc làm với niềm đam mê của trẻ, có như vậy mới có thể phát huy tính kiên nhẫn của trẻ một cách hiệu quả. Thế nào là đầu tư? Khi đứa trẻ được sinh ra, các ông bố đều tự trách mình là không thể giúp trẻ chuẩn bị nhà cửa, xe cộ, nhất là tiền bạc để cả đời trẻ được hưởng cuộc sống không lo nghĩ. Thực chất “cho con cá không bằng cho cái cần câu cá”, dù các ông bố có thể dâng tặng con cái cả núi vàng, núi bạc, cũng không bằng việc để trẻ hiểu thế nào là đầu tư. Bồi dưỡng quan niệm tài chính cho trẻ từ khi còn nhỏ mới là cách làm chân chính để trẻ có được cuộc sống tốt đẹp. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ rất thích mua cho trẻ những con lợn đất đủ kiểu dáng, màu sắc,…đối với họ, đó là bước đầu tiên để dạy trẻ về tài chính. Cha mẹ định kì cho trẻ tiền tiêu vặt, lúc trẻ bỏ tiền vào trong lợn đất, tự nhiên chúng sẽ hình thành thói quen tiết kiệm. Cách làm này giúp trẻ ý thức được việc để dành, tích lũy tiền cho tương lai. Nhưng khi trẻ hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm, có nghĩa là trẻ mới đi được bước đầu tiên trong việc giáo dục tài chính. Việc tiếp theo cha mẹ cần dạy trẻ là cách bảo lưu số tiền, sau đó là làm tăng thêm giá trị của số tiền. Các ông bố hãy dựa vào khả năng nhận thức của trẻ để đưa ra những hướng dẫn hợp lí. Nếu bạn là một người cha có trách nhiệm, luôn mong muốn con mình sớm biết tự chủ tài chính, bạn nhất định phải đọc cuốn sách này!

Nguồn: https://thuviensach.vn