Cuộc Bút Chiến Giữa Phan Văn Trị Và Tôn Thọ Tường – Thái Bạch full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo]

Cuộc Bút Chiến Giữa Phan Văn Trị Và Tôn Thọ Tường – Thái Bạch full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo]

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường trở thành sự kiện văn học nổi tiếng, chiếm một vị trí đáng kể trong cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp trên mặt trận văn học trong thời kỳ Pháp bắt đầu xâm lược miền Nam nước ta.

Vào giữa thế kỷ 19, khi thực dân Pháp đã xâm chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam bộ và bắt đầu tổ chức bộ máy cai trị ở Sài Gòn, thì Tôn Thọ Tường là một trong những nhà trí thức đầu tiên ra cộng tác với Pháp. 

Bị các sĩ phu yêu nước lên án, Tôn Thọ Tường làm thơ để tự thanh minh. Lập tức, các nhà nho yêu nước, bạn cũ của họ Tôn, đã làm thơ “họa” lại, thực chất là phản bác lại, lên án họ Tôn quyết liệt nhất là Phan Văn Trị.

Vài nét về Tôn Thọ Tường

Tôn Thọ Tường (1825 – 1877) là người gốc gác ở phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (phủ Tân Bình là tên gọi của Sài Gòn thời đó). Gia đình đã bốn đời làm quan cho triều Nguyễn. Cha là tuần phủ Tôn Thọ Đức. Tường là con thứ hai nên bà con, họ hàng gọi là cậu Ba Tường (ở Nam bộ, người anh cả được gọi là anh Hai, chị cả được gọi là chị Hai). 

Ba Tường có khiếu thông minh từ nhỏ, nổi tiếng là hay chữ nhưng về các món ăn chơi thì cũng rất tỏ tường. Nhưng xui xẻo trong năm 1855, đúng 30 tuổi mới đi thi Hương và bị rớt. Dựa vào cái thế của gia đình là 4 đời tổ tiên nối tiếp nhau làm quan, cậu Ba ra Thừa Thiên để xin được tập ấm (tức là nhận chức hàm ấm sinh, cũng là một bực quan). Triều đình cho tập ấm quan võ, cậu Ba phẫn chí không nhận vì trái với ý nguyện của mình là muốn được tập ấm quan văn.

Có lần, Tường nhận tiền của học trò đi thi để gà hộ bài cho họ. Chuyện vỡ lở, Tường bị bắt, may nhà vua Tự Đức xét thấy người có tài hay chữ, nên khoan hồng không kết tội. Trở về Sài Gòn, Tường cùng các bạn văn chương sáng lập Bạch Mai thi xã, một tao đàn tập hợp các văn nhân nổi tiếng nhất của đất Gia Định lúc bấy giờ, mà Phan Văn Trị cũng là một thành viên.

Khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam bộ (trong đó có Sài Gòn), hầu hết nhà nho đương thời đều đứng lên chống giặc. Ai có điều kiện thì tham gia nghĩa quân chống Pháp. Ai không có điều kiện trực tiếp cầm vũ khí thì làm thơ văn kêu gọi nhân dân kháng địch, hoặc tham gia phong trào ty địa (bỏ vùng giặc chiếm), lánh sang các tỉnh miền Tây. Trong lúc đó, Tôn Thọ Tường ra hợp tác với địch (1862) và lãnh chức tri phủ Tân Bình (tương đương với chức đô trưởng Sài Gòn).

Thống đốc Nam kỳ là Bonnard cử Tường đi gặp lãnh tụ nghĩa quân là Trương Định để thuyết phục ông ra hàng Pháp, nhưng công việc không thành. Năm 1863, Tường được cử làm ký lục (thư ký ghi biên bản) trong phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp thương nghị việc chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Cuộc thương nghị không thành. Năm 1864, Tường trở về nước, tiếp tục làm việc cho Pháp.

Sau khi Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử, hai người con là Phan Tôn và Phan Liêm về Bến Tre tụ họp nghĩa binh chống Pháp. Pháp cử Tường đi gặp hai người này để thuyết phục họ hạ vũ khí nhưng không thành. 

Năm 1871, Tường kiêm thêm việc dạy Hán văn ở trường Tham biện hậu bổ (Ecole des administrateurs stagiaires) và cũng năm đó, được thăng chức Đốc phủ sứ. Năm 1875, được cử ra Bắc kỳ giúp việc cho viên lãnh sự Pháp De Kergaradec. Cùng với De Kergaradec đi kinh lý miền thượng du Bắc kỳ, mắc bệnh sốt rét rừng và mất ở Hà Nội năm 1877.

Có thể bạn thích sách  Sự Thống Trị Của Nam Giới

Vài nét về Cử Trị

Phan Văn Trị (1830 – 1910), sinh tại làng Hạnh Thông, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Từ nhỏ, ông học rất giỏi, có biệt tài làm thơ. Năm 1849, lúc mới 19 tuổi, ông thi đỗ cử nhân, nên được gọi là Cử Trị. Tuy nhiên, ông không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học và bốc thuốc. Ông cũng là một trong những người sáng lập ra Bạch Mai thi xã. Trong thi xã, ông cùng với Tôn Thọ Tường là đôi bạn thân (Tường lớn hơn ông 5 tuổi) và cùng nhau xướng họa rất tâm đắc.

Khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Tôn Thọ Tường ra hợp tác với Pháp, nhóm Bạch Mai thi xã mỗi người một ngả. Phan Văn Trị chủ trương kiên quyết chống Pháp. Lúc bấy giờ, trong sĩ phu và nhân dân Gia Định, nổi lên phong trào ty địa bất hợp tác với giặc. 

Sau khi Pháp đánh chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (1867), Phan Văn Trị đi An Giang (vùng Bảy Núi) qua Kiên Giang, cuối cùng về ở ẩn tại Phong Điền, Cần Thơ. Trong thời gian nầy, ông thường hay đi lại với các nhà nho yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt. Ông mất tại xã Nhơn Ái (Phong Điền) vào năm 1910, thọ 80 tuổi.

Trong số sĩ phu dùng thơ văn để cổ vũ tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, Phan Văn Trị nổi lên với một tính cách đặc biệt. Ý thơ của ông hùng dũng, đầy khí phách, lời thơ đậm đà chất trữ tình dân gian. Ông giỏi Hán văn, nhưng phần lớn sáng tác của ông đều bằng quốc văn. 

Phan Văn Trị nổi tiếng về cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường. Ngoài ra, các bài thơ vịnh vật, tức cảnh, cảm hoài đều đậm đà tình yêu nước thương dân, đả kích gay gắt bọn bán nước hại dân, tham quan ô lại.

Mười bài thơ “Tự thuật” của họ Tôn

Những tay sai của thực dân Pháp khi chúng mới xâm chiếm Nam kỳ, phần nhiều là vô học như Trần Bá Lộc, Huỳnh Văn Tấn, Đỗ Hữu Phương, bọn này khét tiếng gian ác, tiếp tay cho Pháp sát hại những người yêu nước. Riêng Tôn Thọ Tường là người có học, con nhà dòng dõi, lại có chân trong Bạch Mai thi xã, quen biết với hầu hết các trí thức ở Nam kỳ lúc bấy giờ. 

Biết rằng các nhà nho yêu nước đều lên án mình, Tường làm 10 bài thơ “Tự thuật” theo thể liên hoàn để biện bạch cho hành động của mình. Ngoài ra, để tự bào chữa, Tường còn có 2 bài thơ rất tiêu biểu, mượn điển xưa tích cổ như chuyện Từ Thứ phải theo Tào Tháo vì muốn cứu lấy tính mạng của mẹ (Từ Thứ quy Tào) hay em gái của Tôn Quyền phải rời bỏ nước Ngô để về Thục theo chồng là Lưu Bị (Tôn phu nhân quy Thục).

Riêng về 10 bài thơ tự thuật, nội dung chủ yếu là đề cao sức mạnh của quân xâm lược, khuyên dân ta chớ nên dại dột chọc vào “miệng cọp hàm rồng”, nên biết tùy thời mà xử thế. Những bài thơ tự thuật này thực chất là thơ kêu gọi đầu hàng. 

Ngay tức khắc, Phan Văn Trị đã làm 10 bài họa lại, vạch rõ tư tưởng đầu hàng của Tôn Thọ Tường, nêu cao khí phách bất khuất của dân tộc ta, biểu lộ niềm tin vững chắc vào tiền đồ của đất nước. Đây là cuộc bút chiến hết sức sôi nổi và kéo dài nhiều năm sau. 

Có thể bạn thích sách  Việt Sử Toàn Thư

Ngoài 10 bài họa của Phan Văn Trị, về sau còn một bài tổng họa của Bùi Hữu Nghĩa và 10 bài họa của Lê Quang Chiêu. Điều đáng chú ý là lúc đầu Chiêu cũng ra công tác với Pháp như Tôn Thọ Tường (làm cai tổng ở Cần Thơ) nhưng trước sự phê phán của sĩ phu yêu nước, Chiêu đã từ chức và sau đó làm 10 bài thơ họa lại thơ của Tường (mà thực chất là phê phán).

***

LỜI SOẠN-GIẢ

Tám mươi năm qua trên lịch-sử nước ta là cả tám mươi năm chiến-đấu không ngừng để giành lại chủ-quyền và giải phóng đất-đai.

Việc ấy ai cũng biết phải qua nhiều thời-kỳ, dùng nhiều hình-thức, khi công-khai, lúc bí-mật, và có khi đã cùng một lượt đưa ra bằng đủ mọi phương-diện : quân-sự, chính-trị, kinh-tế, xã-hội và văn-hóa. Chỉ một viên gạch hay một khúc cây thôi, không thể nào, và cũng không bao giờ trở thành một tòa nhà được hết.

Tuy thế một phần đông chúng ta chỉ chú-ý đến những cuộc chiến-đấu xy ra bằng hình-thức võ-trang nhất là thời-kỳ đầu, khi quân Pháp mới tràn sang đất này như của các vị anh hùng dân tộc Trương-công-Định, Phan-đình-Phùng, Nguyễn-thiện-Thuật, Hoàng-hoa-Thám, v.v… mà quên rằng trong thời-kỳ đó, trong giai-đoạn lịch-sử đó, bên cạnh những cuộc chiến-đấu ấy, còn có một cuộc chiến-đấu, tuy không phải gươm súng, nhưng kết-quả đã có ảnh-hưởng rất sâu trong quần-chúng.

Cuộc chiến-đấu ấy tức CUỘC BÚT-CHIẾN giữa Phan-văn-Trị, Tôn-thọ-Tường, hai nhà thơ cùng thời ở Đồng-nai Bến-nghé, nhưng một đứng về phe kháng-chiến, phe chính-nghĩa, tức phe của nhân-dân, còn một thì đứng về phe phi-nghĩa, phe theo quân giặc để phản lại đồng-bào.

CUỘC BÚT-CHIẾN ấy thế nào ?

Trong tập sách mỏng này, chúng tôi xin trình bày với quý bạn đọc, và đặc-biệt chú-ý đến tính-chất quan-trọng của nó, vì đó chính là giá-trị của một thành-tích lịch-sử, mà tất cả mọi người Việt-nam ta, không ai là không phải biết đến, để cùng nhận xét và học tập…

Sài-thành, mùa mưa năm Đinh Dậu1957

THÁI-BẠCH

***

I. Thời-đại cuộc BÚT-CHIẾN

Cuộc bút-chiến xảy ra vào thời-đại nào ?

Có thể nói là một thời-đại vô cùng rối reng và nát bét trên lịch-sử nước ta, nhằm giữa lúc thế-kỷ 19, một thế-kỷ mà trong nước vừa có nội-loạn và vừa có ngoại-xâm. Trong thì giặc-giã nổi lên như ong. Ở Bắc, nhân-dân vừa thoát khỏi nạn giặc Phan-bá-Vành, Lê-duy-Lương, Nùng-văn-Vân thì lại đến giặc Tam-đường, giặc Nguyễn-văn-Thịnh, giặc Khách, giặc Cờ-đen, giặc Cờ-trắng, giặc Cờ-vàng nổi lên ở các tỉnh Trung-du và Thượng-du. Ở Trung, ngay tại kinh-thành Huế thì có việc âm mưu cướp ngôi vua Tự-Đức do bọn Đinh-Đạo, Đoàn-Trừng, Tôn-thất-Cúc chủ-trương (việc không thành, cả bọn đều bị tội).

Ở miền Nam tuy không có những cuộc nội-loạn liên tiếp xảy ra như hai miền Trung, Bắc, nhưng trước hơn đâu hết, các tỉnh lần lượt bị lọt vào tay quân đội thực-dân Pháp.

Cái kết-quả tai hại đi dần tới chỗ mất nước ấy là do nơi chính-sự triều-đình đổ nát, quan-lại tham-ô. Nhà vua thì lo việc củng-cố vương-quyền bằng cách thu hẹp bộ máy chánh-quyền trong các hạng bày tôi thân tín, thủ túc hơn nghĩ đến công việc cải-thiện bộ máy sinh-hoạt của nhân-dân.

Quan-niệm hưởng lạc ngày càng nảy-nở nơi triều-nội. Vua thì như thế, còn quan-lại thì a dua xu phụng để lo lấy vinh thân phì da hơn là nghĩ đến công việc lớn trong nước.

Đã thế, việc chủ-trương cấm đoán, khủng bố Gia-tô giáo và chính-sách bế môn tỏa cảng, không giao thiệp với các nước phương Tây lại càng làm cho việc đối nội cũng như đối ngoại, mỗi ngày một thêm phần rối rắm.

Sự học của nước ta lúc đó tuy có thịnh, nhưng cái thịnh của lối học từ-chương và cử-nghiệp không thể bảo đảm được cho công việc trị nước an dân. Bởi thế, các quan-lại đa số xuất thân từ khoa-bảng, từ sân Trình cửa Khổng, nhưng không mấy ai, khi hành-động giữ được nguyên-lý chân chính của Nho-học, luân-lý của Thánh-Hiền để lại.

Có thể bạn thích sách  Lịch Sử Giao Thương: Thương Mại Định Hình Thế Giới Như Thế Nào?

Do ở cái học hư-vân ấy, lại lâm vào hoàn-cảnh xã-hội như trên, nên trong lớp sĩ-phu hồi đó, nói chung những người có học đã phát sinh ra một số bất mãn, bất mãn vì chế-độ triều-đình, bất mãn về khoa-bảng, bất mãn về công-danh sự-nghiệp, rồi dần dần đi tới những hành-động bất chính. Thế rồi khi quân giặc Pháp để chân lên đất này trong các từng lớp nhân-dân đã phân ra hai hạng người rõ-rệt :

Một hạng vì vinh-hoa, phú quý đi ra theo giặc để phản lại đồng-bào, trong hạng người này có số sĩ-phu bất mãn với chế độ triều-đình, với công-danh sự-nghiệp như trên, nhưng trước dư-luận, họ vẫn cố ý bào chữa cho việc làm của mình là ngộ biến tòng quyền để che giấu cái bộ mặt xấu xa và bỉ ổi trong khi cả nước đương sôi lên vì nhục.

Một hạng nữa là những người đứng hẳn về phe kháng-chiến, phe của đa-số nhân-dân, thà chết vinh còn hơn sống nhục, thà chịu gian-nan cực-khổ còn hơn là đi ra đầu hàng giặc để chia rượu ngọt, gặm bánh mì, mang tiếng muôn đời là phản nước hại dân.

Nói riêng về tình-hình miền Nam lúc đó, nghĩa là từ năm 1861, năm quân Pháp hạ thành Gia-định trở đi, thì hạng trước là những người như Đỗ-hữu-Phương, Trần-bá-Lộc, Huỳnh-công-Tấn, và trong đó có người được gọi là sĩ-phu, tức đốc-phủ Tôn-thọ-Tường. Còn hạng sau là những người kiên quyết chống lại bằng những hành-động võ-trang như các ông Trương-công-Định, Nguyễn-trung-Trực, Thiên-hộ-Dương, Thủ-khoa-Huân. Trong số các sĩ-phu ở về phía chính-nghĩa của nhân-dân này có ông Cử-nhân Phan-văn-Trị và một số khác tuy không trực tiếp tham gia cuộc chiến-đấu bằng gươm đao súng đạn để giành lại giang sơn, nhưng đã đóng góp vào công việc kháng-chiến của toàn dân bằng cách dùng ngòi bút của mình để đánh lại những hạng người trên kia, nghĩa là đã hoạt-động và chiến-đấu trên chiến-trường văn-nghệ.

Vì vậy, cuộc bút-chiến đã phát sinh giữa hai phe, một phe là Tôn-thọ-Tường, người theo Pháp, và một phe chống lại là những sĩ-phu yêu nước đứng về phía nhân-dân kháng-chiến mà người xướng khởi, cùng có công hơn hết phải nói là ông Phan-văn-Trị.

Cho nên nói đến cuộc bút-chiến này, chúng ta ngày nay không thể không biết sơ qua về thời-đại của nó, vì chính nó là con đẻ của thời-đại nước ta khi đó, cũng như ở khoảng thế-kỷ ấy mà tình-hình trong nước không có những cái đáng tiếc và những biến cố đã xảy ra như trên kia chúng tôi đã kể sơ lược cùng các bạn thì cuộc bút-chiến ấy cũng không có thể nào hoặc do đâu mà phát sinh ra vậy.

Mời các bạn đón đọc Cuộc Bút Chiến Giữa Phan Văn Trị Và Tôn Thọ Tường của tác giả Thái Bạch.