Rất nhiều cuốn sách được viết ra với mục đích giới thiệu triết học đến người đọc đều mang tính truyền dạy. Hoặc đúng nghĩa truyền dạy ở chỗ những cuốn sách đó giải thích các vấn đề triết học, rồi đưa người đọc đi qua các cuộc tranh luận truyền thống, hoặc chúng truyền dạy dưới diện mạo của một khám phá.
Cửa hiệu triết học thì khác, nó hồi đáp vấn đề triết học đó trong tinh thần trao đổi kiểu triết học Plato. Những câu hỏi được nêu lên thông qua cuộc tranh luận xuất phát từ một câu chuyện hay một kịch bản, một bài thơ hay một hoạt động; nhưng cuộc đối thoại không chỉ được viết ra mà còn dùng để khiến cho người đọc hay lớp học tập trung vào vấn đề rồi tự họ động não suy nghĩ.
Cửa hiệu Triết học là một cửa hàng thực sự của những câu đố và thách thức triết học để phát triển tư duy trong và ngoài lớp học. Triết gia Socrates đã bày ra một kiểu trao đổi hoàn toàn khác, tiền của ông là các ý tưởng. Cửa hiệu sẽ đóng vai trò như Socrates đang nói chuyện với người đọc: có lúc lôi cuốn, khôi hài và hứng khởi; có lúc chọc ngoáy như một kẻ ưa châm chích, khiến chúng ta không yên; cũng có lúc nói lòng vòng phát ngán hay bỏ lửng, nhưng luôn kích thích suy nghĩ của mọi người.
Cuốn sách này chỉ đường cho bạn đi qua cửa hiệu đó bằng những hướng dẫn ngắn gọn dù bạn không nhất thiết phải biết bạn đang muốn món hàng gì. Phương cách làm được việc này là thông qua cấu trúc – hay địa hình học – của cuốn sách này. Nội dung chính được chia thành bốn “gian hàng”, mỗi gian hàng có những tiểu mục riêng:
1. Siêu hình học hay Cái hiện hữu
2. Tri thức luận hay Những gì có thể biết được về cái hiện hữu
3. Giá trị hay Điều quan trọng trong cái hiện hữu
4. Ngôn ngữ và ý nghĩa hay Có thể nói gì về cái hiện hữu
Cửa hiệu Triết học dành cho những ai thích chủ động đắm mình vào những ý tưởng hơn là thụ động đón nhận thông tin. Cuốn sách này bao gồm những bài viết cho nhiều độ tuổi và độ tuổi có thể bắt đầu đọc được ghi ngay dưới tựa mỗi bài viết. Cũng có thể có những độc giả cụ thể hơn quan tâm đến cuốn sách này như: Giáo viên và lớp học; Các khóa học triết, các nhóm hội thảo chuyên đề ở đại học và trợ giảng; Các nhóm đọc triết hay nhóm thảo luận; các nhóm trẻ và các nhóm ở nhà thờ; Cha mẹ với con cái và các câu lạc bộ triết học ngoài trường lớp; hoặc những cá nhân quan tâm và yêu thích triết học.
Cuốn sách này được viết bởi Peter Worley và các nhà triết học từ khắp nơi trên thế giới.
Cửa hiệu Triết học đã nhận được giải Education Resources Award tại Best Educational Book năm 2012. Giành chiến thắng tại New England Book Festival 2012 cho hạng mục Compilations / Anthology. Và thắng chung cuộc giải ForeWord Review Book năm 2012.
BOX
Về tác giả:
Peter Worley là chủ tịch kiêm đồng sáng lập Quỹ Triết học. Ông là giảng viên của Royal Society of Arts và trong thời gian tham gia cuốn sách này ông đang lấy học vị tiến sĩ tại King’s College London, nghiên cứu về phương pháp sư phạm trong triết học Plato.
Chú thích:
Sokrates hay Socrates là một triết gia Hy Lạp cổ đại, người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn. Sokrates được coi là nhà hiền triết, một công dân mẫu mực của thành Athena, Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Sokrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”.
Platon hay còn được Anh hóa là Plato, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates là thầy ông. Câu nói nổi tiếng của Plato là “Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất.”
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com