Cổng Tỉnh

Cổng Tỉnh

Tác giả:
Thể Loại: Thơ Ca
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

KHAI TỪ

Kỷ niệm! Đưa tôi về chốn cũ
Đừng ngại mây che từng cây số buồn rầu!
Đừng ngại mở trong lòng từng cây số nhớ thương!
Tôi đã sống đã lỡ lầm chẳng nhỏ
Trong đời tôi đã có thơ ngây
Tôi đã có đôi ngày nhỏ dại
Hãy châm man mác các dặng đèn
từ kí ức vùi sâu!
Đây có phải bụi Cửa Trường?
Một cuống nhau chôn trạnh lòng phố mẹ!…
Đây có phải đường Hàng Song xanh lấm tấm sao chiều?
Một chút sương lên… lên vừa đủ lạnh
Thôi thế là đành: tôi chẳng có ai yêu!
16 tuổi!!!
Đây là đêm
Ngoài cổng đề lao tim… sao mọc hững hờ…
Đây là ngày
Thời gian lặp đi lặp lại những chiều vàng vọt như nhau
***
Trần Dần

Được đánh giá là người cách tân trong thơ cả về hình thức (với lối thơ bậc thang) lẫn tư tưởng (đa diện, triết lý…) và về thơ Trần Dần có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay sau Phong trào Thơ mới, Trần Dần đã chủ trương làm thơ theo trường phái tượng trưng cùng với nhóm Dạ đài. Theo nhà thơ Dương Tường: “Thơ Trần Dần đương nhiên là khó hiểu. Nhưng chính ông ấy cũng nói về sự khó hiểu một cách hết sức giản dị: “Tất cả mọi giá trị chân thiện mỹ đều là khó hiểu”. Mặc dù suốt 30 năm thơ ông không được xuất bản nhưng ông vẫn miệt mài sáng tác theo con đường nghệ thuật mà mình suốt đời theo đuổi.

Có thể bạn thích sách  Thơ Chúc Tết Mừng Xuân Của Bác Hồ Và Lời Bình

Sinh thời, Trần Dần được cha là một viên chức kho bạc tại Nam Định cho học cả văn lẫn võ, lẫn vẽ, vì thế, trong số di cảo ông để lại, có lẫn cả tác phẩm hội họa.

Nhiều câu văn, thơ của Trần Dần có hai dị bản khác nhau nhưng không phải do “tam sao thất bản” mà do chính nhà thơ chỉnh sửa. Ví dụ câu thơ: “Tôi yêu đất nước này có cỏ cây làm chứng/ Tôi yêu chủ nghĩa này cờ đỏ cãi cho tôi”, trong một lần xuất bản khác, ông lại sửa thành: “Tôi yêu đất mẹ này có cỏ hoa làm chứng/ Tôi yêu đại nghĩa này nhật nguyệt cãi cho tôi”.

Trần Dần (1926 – 1997), ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Một số tác phẩm của Trần Dần đã xuất bản: Trần Dần thơ; Đi! Đây Việt Bắc, Những ngã tư và những cột đèn; Người người lớp lớp; Đêm núm sen…