Cuốn sách “Công Nghệ Sinh Học Cho Nông Dân Quyển 5” (Nuôi Trồng Nấm) được Trung tâm Tin học và thông tin Khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứuhỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách này nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống của con người. Mục tiêu của công nghệ sinh học (CNSH) là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật góp phần giảm nạn đói và đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.
Việc đưa công nghệ sinh học trở thành thành tựu đáng được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng CNSH vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng CNSH đang phát ừiển rất tốt, mang lại lọi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho người nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.
Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đén năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tể cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình sẽ tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số nông nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.
Nội dung:
Phần 1. Sự phát triển của nghề trồng nấm
Phần 2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng nấm
A. Trồng nấm ăn
I. Công nghệ trồng nấm rơm
1. Đặc điểm của nấm rơm
2. Nguyên liệu dùng để nuôi trồng nấm rơm
3. Xử lý rơm rạ
4. Phương pháp ủ đống
5. Phương pháp đóng mô
6. Cấy giống
7. Phương pháp bó rơm rạ
8. Thu hái và bảo quản nấm rơm
9. Bệnh nhiễm nấm dại trong quá trình nuôi trồng nấm rơm
II. Kỹ thuật trồng nấm mỡ
1. Đặc tính sinh học
2. Xử lý nguyên liệu
3. Phương pháp cấy giống
4. Đất phủ
5. Chăm sóc và thu hái nấm
III. Kỹ thuật trồng nấm sò
1. Thời vụ trồng nấm sò
2. Xử lý nguyên liệu trồng nấm sò
3. Cấy giống nấm sò
4. Ươm giống và rạch bịch
5. Chăm sóc và thu hái
IV. Kỹ thuật trồng nấm kim châm
1. Kỹ thuật trồng nấm kim châm
2. Thu hoạch nấm kim châm
V. Kỹ thuật trồng nấm hương
1. Đặc tính sinh học của nấm hương
2. Trồng nấm hương trên mùn cưa
3. Trồng nấm hương trên cây gỗ
VI. Trông nấm mèo (mộc nhĩ)
1. Xử lý nguyên liệu
2. Cấy giống và ươm
3. Chăm sóc và thu hái
4. Một số loại bệnh và cách phòng trừ
B. Trồng nấm dược liệu
I. Trồng nấm Linh Chi
II. Kỹ thuật trồng nấm Phục Linh
III. Công nghệ nuôi trồng các loại nấm quý hiếm
1. Trồng nấm đầu khỉ
2. Nuôi trồng thành công nấm rơm lụa bạc
3. Nghiên cứu trồng thành công loài nấm quý
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com