Trong hơn mười năm qua, cùng với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, xây dựng nền móng công trình đã có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Nhiều công nghệ mới trong xây dựng móng cọc đã được áp dụng ở nước ta như : cọc ống đường kính lớn, cọc khoan nhồi, cọc ép, cọc vật liệu rời…. Khi một công nghệ xây dựng móng cọc mới được áp dụng, thì những yêu cầu mới về tri thức, kinh nghiệm của các khâu từ khảo sát, thiết kế, thi công và đánh giá chất lượng sau thi công sẽ được đặt ra.
Cuốn sách này để cập đến các công nghệ mới đánh giá chất lượng móng cọc sau khi thi công xong. Do đây là những công nghệ mới nên chưa có nhiều tài liệu nước ngoài để tham khảo, chưa có nhiều kinh nghiệm được tổng kết, đánh giá công bố ở trong nước. Bản thần tác giả mặc dù đã cố gắng rất nhiều để tập hợp các tài liệu ở Việt Nam trong các năm gần đây, đã trao đổi với các đồng nghiệp, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa đề cập được hết trong cuốn sách nhỏ này. Mong các đồng nghiệp và các bạn độc giả coi đây là sự cố gắng ban đầu về tập hợp và cung cấp một số thông tin cần thiết trong lĩnh vực quản lí và đánh giá chất lượng móng cọc, một lĩnh vực rất quan trọng trong xây dựng công trình.
Cuốn sách gồm 7 chương, 2 phụ lục và phần tài liệu tham khảo. Có 5 công nghệ mới được giới thiệu tương đối đầy đủ là : Siêu âm truyền qua ống, thử động biến dạng nhỏ, thử động biến dạng lớn, thử tĩnh động Starchi và thứ tình hợp Osterberg. Một số công nghệ được giới thiệu khái quát như: thứ cục có gắn thiết bị, thử bằng rung trở khủng cơ học. Việc lựa chọn như vậy xuất phát từ các đánh giá về mức độ phổ biến và mức độ tin cậy của chính các công nghệ đó.
Trong các công nghệ được giới thiệu chi còn công nghệ thử tĩnh động (Statnamic) là chưa được áp dụng ở Việt Nam, nhưng theo sự đánh giá của tác giả, chắc chắn trong tương lai gần sẽ được sử dụng trong nước do những ưu điểm của nó về kinh tế và kĩ thuật.
Cuốn sách cũng không đề cập đến công nghệ gamma để đánh giá mật độ bê tông cọc khoan nhồi do các hạn chế của nó về độ an toàn và bể duy bê tông đo được, mặc dù đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên (đầu những năm 90) trong xây dựng cọc khoan nhồi đường kính lớn (cầu Việt Trì).
Đối với mỗi công nghệ, tác giả đã cố gắng trình bày đầy đủ các nội dung gồm: nguyên li, cơ sở lí thuyết, thiết bị, trình tự thực hiện, nội dung báo cáo và phương pháp giải thích số liệu để đánh giá chất lượng móng cọc. Đồng thời cũng đưa vào các trường hợp thực tế, nhất là các thực tế ở Việt Nam, để giúp cho người đọc có các thông tin cần thiết.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp thuộc Viện Khoa học công nghệ GTVT đã giúp đỡ nhiều để thực hiện một số công nghệ mới trong thực tế xây dựng và cung cấp các số liệu thí nghiệm hiện trường đưa vào nội dung sách.
Tác giả