Cinque Terre

Cộng Đồng Tưởng Tượng: Suy Nghĩ Về Nguồn Gốc Và Sự Lan Truyền Của Chủ Nghĩa Dân Tộc – Benedict Anderson full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]

Tác giả :
Thể Loại : Văn Hóa
EPUB MOBI PDF Đọc Online


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Cộng Đồng Tưởng Tượng: Suy Nghĩ Về Nguồn Gốc Và Sự Lan Truyền Của Chủ Nghĩa Dân Tộc của tác giả Benedict Anderson.

Quý bạn đọc đang cầm trên tay bản dịch tiếng Việt công trình Những cộng đồng tưởng tượng: Suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc từ nguyên bản tiếng Anh: Imagined Communities: Reflections on the Origin and spread of Nationalism của Benedict Anderson do Nhà xuất bản Verso (Vương quốc Anh) ấn hành năm 2006.

Những cộng đồng tưởng tượng: Suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc là một công trình nghiên cứu đặc biệt nổi tiếng của Benedict Anderson. Nội dung của nó tập trung lí giải nguồn gốc, sự lan truyền, và sức ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc đối với thế giới hiện đại. Với tầm quan trọng được thế giới ghi nhận, công trình này được đánh giá là “có ảnh hưởng nhất bàn về nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc” (Nhà xuất bản Verso – Vương quốc Anh), “một điển phạm” (The Los Angeles Times – Hoa Kì), “đã làm thay đổi nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc” (The New York Times – Hoa Kì), “Là cuốn sách đáng đọc nhất trong số các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc” (GS.TS. Trần Thị Vinh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)… Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau về công trình, nhưng như GS.TS. Phạm Quang Minh (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định, cuốn sách đã có “những đóng góp khoa học không thể phủ nhận” (xem “Lời giới thiệu” trong sách này).

Bản dịch tiếng Việt lần này (dựa trên nguyên bản tiếng Anh được tái bản năm 2006) bổ sung thêm vào danh sách hơn 30 bản dịch của cuốn sách đã phát hành trên khắp thế giới. Điều đó đã chứng minh nhận định của chính tác giả vào năm 2006 khi ông viết rằng “Sự thiếu vắng của ấn bản tiếng Việt có thể chỉ là tạm thời”. Việc xuất bản cuốn sách cũng nằm trong một chuỗi các công trình học thuật có giá trị mà Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã, đang và sẽ giới thiệu đến Quý bạn đọc trong Tủ sách Sử học.

Những cộng đồng tưởng tượng: Suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc được xuất bản lần đầu năm 1983. Ấn bản đầu tiên này kết thúc ở Chương 9 – “Thiên sứ của lịch sử”. Năm 1991, cuốn sách được tái bản có chỉnh sửa và mở rộng đáng kể. Tác giả đã bổ sung thêm hai chương quan trọng mà ông xem như “những phụ lục rời lẻ”. Chương 10 tập trung vào mối quan hệ giữa nhà nước thực dân với quá trình hình thành dân tộc thông qua việc điều tra dân số, cũng như sự phát triển của bản đồ, và bảo tàng. Chương 11 chú trọng tới vai trò của kí ức và quên lãng trong việc tạo dựng nên “tiểu sử của dân tộc”. Năm 2006, cuốn sách được tái bản lần thứ ba và tác giả có bổ sung chương kết với tiêu đề: “Du hành và lưu chuyển: về địa-tiểu sử của Những cộng đồng tưởng tượng”. Trong chương kết này, tác giả đã phác họa lại lịch sử du hành, lưu chuyển của cuốn sách bằng cách truy lại bối cảnh văn hoá-chính trị của các bản dịch trên khắp thế giới. Tác giả cũng lí giải những mục tiêu mang tính bút chiến ban đầu của cuốn sách, đồng thời rút ra một số kết luận về động cơ, độc giả, cũng như chất lượng của các bản dịch tới thời điểm năm 2006.

Có thể bạn thích sách  Nếp Cũ - Tiết Tháo Một Thời

Với những vấn đề đa dạng, phức tạp như trên, lại được hoàn thành cách đây khá lâu nên một số nội dung có thể khác với những nhận thức, tri thức mới hiện nay, cuốn sách đã và hẳn sẽ còn khơi ra những cuộc tranh luận khoa học đa dạng về chủ nghĩa dân tộc nói chung, cũng như những vấn đề từng được tranh luận trong giới khoa học xã hội về nguồn gốc, điều kiện, sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam nói riêng. Vì vậy, trước khi Quý bạn đọc tiếp nhận cuốn sách này, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xin được lưu ý rằng, cuốn sách là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Nội dung của cuốn sách thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phản ánh quan điểm của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và cũng không phản ánh quan điểm của người dịch, người hiệu đính, người giới thiệu hay Hội đồng thẩm định và những người trực tiếp tham gia công tác xuất bản cuốn sách.

Kế hoạch tổ chức dịch và xuất bản công trình này đã được triển khai từ năm 2014, khi đó tác giả đã ít nhiều biết được thông tin Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đạt được thỏa thuận bản quyền với Nhà xuất bản Verso. Bản dịch tiếng Việt được xuất bản lần này là thành quả của sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác của nhiều tổ chức, cá nhân mà ở đây chúng tôi chỉ nêu lên những tổ chức, cá nhân tiêu biểu. Chúng tôi chân thành cảm ơn học giả quá cố Benedict Anderson, Nhà xuất bản Verso đã hợp tác về bản quyền để cuốn sách được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Chúng tôi ghi ơn tâm huyết và sức làm việc không mệt mỏi của nhóm dịch giả và hiệu đính gồm: TS. Nguyễn Thu Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội); ThS. Vũ Đức Liêm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); TS. Phạm Văn Thủy (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội); PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); TS. Nguyễn Tô Lan (Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Chúng tôi trân trọng cảm ơn Hội đồng thẩm định chuyên môn: GS.TS. Đỗ Việt Hùng (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); GS.TS. Phạm Quang Minh (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội); GS.TS. Trần Thị Vinh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); TS. Đỗ Thị Thủy (Học viện Ngoại giao Việt Nam); TS. Phạm Lê Huy (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt cảm ơn GS.TS. Phạm Quang Minh đã viết Lời giới thiệu cuốn sách.

Có thể bạn thích sách  Tranh Dân Gian Việt Nam

Chúng tôi tin tưởng rằng, cuốn sách này sẽ rất hữu ích với bạn đọc. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm rất mong bạn đọc tiếp nhận nội dung cuốn sách trên tinh thần khoa học, tự chủ và có ý thức phê phán.

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã hết sức cố gắng để mang đến cho bạn đọc một cuốn sách tham khảo có chất lượng cả về nội dung và hình thức. Dù vậy, quá trình dịch thuật, hiệu đính, biên tập, thiết kế, in ấn… chắc hẳn khó tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn khi được tái bản.

Trân trọng cảm ơn và giới thiệu đến Quý bạn đọc cuốn sách này!

 

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

***

Benedict Anderson

(1936-2015)

 

Benedict Anderson sinh tại Côn Minh (Trung Quốc) trong một gia đình có cha là người Ireland và mẹ là người Anh. Để tránh ảnh hưởng của Thế chiến II, gia đình ông chuyển tới California (Hoa Kỳ) năm 1941, rồi trở về quê hương Ireland năm 1945. Sau khi tốt nghiệp tại Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), Benedict Anderson hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành Chính trị học và nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Cornell (Hoa Kì). Sau một thời gian nghiên cứu chuyên sâu về Indonesia, ông chuyển hướng sang nghiên cứu Thái Lan và Philippines với rất nhiều công trình xuất sắc về những khu vực này.

Thành thạo tiếng Latin, Hi Lạp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Pháp, Indonesia, Java, Tagalog, và Thái, cuộc đời của ông là một hành trình giữa các nền văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, văn chương, chính trị và quyền lực. Các tác phẩm của ông đều là những khảo cứu học thuật mẫu mực về mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa, quyền lực, ý thức dân tộc, và bản sắc chính trị.

Có thể bạn thích sách  Đi Tìm Chân Dung Vua Quang Trung - Nguyễn Duy Chính full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Sử]

Bên cạnh Những cộng đồng tưởng tượng , Benedict Anderson còn là tác giả của nhiều nghiên cứu quan trọng khác như: Java trong thời đại cách mạng [Java in a Time of Revolution]; Ngôn ngữ và quyền lực: Khảo cứu văn hóa chính trị Indonesia [Language and Power: Exploring Political Cultures in Indonesia]; Bóng ma của sự so sánh: Chủ nghĩa dân tộc, Đông Nam Á và thế giới [The Spectre of Comparisons: Nationalism, Southeast Asia, and the World].

***

 

1. Cuốn sách Những cộng đồng tưởng tượng: Suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc của Benedict Anderson mà Quý bạn đọc có trên tay thực sự là một nỗ lực rất lớn của nhóm dịch giả gồm Nguyễn Thu Giang, Vũ Đức Liêm, Phạm Văn Thủy và Nguyễn Thanh Tùng. Lẽ ra cuốn sách này phải được dịch ra tiếng Việt từ sớm, ngay sau khi nó ra đời, bởi như chính Benedict Anderson đã thừa nhận trong lời tựa cho ấn bản lần thứ hai năm 1991, rằng chính những cuộc xung đột vũ trang những năm 1978-1979 ở Đông Dương, tức là giữa Việt Nam và Cambodia cũng như giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã là “duyên cớ trực tiếp” cho sự ra đời của bản thảo này. Vào những năm 70 của thế kỉ trước, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba là mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô-Việt Nam và bên kia là Trung Quốc-Khmer Đỏ, hoặc là xung đột địa chính trị giữa ba cường quốc là Mĩ-Liên Xô-Trung Quốc. Nhưng riêng Anderson thì cho rằng người ta phải tìm nguyên nhân của cuộc chiến này trong tầng sâu của lịch sử – đó là chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay địa chính trị.

2.