Con Suối Mùa Xuân

Con Suối Mùa Xuân

Tác giả:
Thể Loại: Truyên Teen - Tuổi Học Trò
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Võ Hồng sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Truyện ngắn đầu tay của ông Mùa gặt đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy vào năm 1939 với bút danh Ngân Sơn. Đến năm 1959, ông gia nhập làng văn với tập truyện ngắn Hoài cố nhân. Là nhà văn nhưng Võ Hồng có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp dạy học. Ông theo học tú tài ở Hà Nội, chưa tròn năm thì chiến tranh nổ ra, ông lên tàu về quê (năm 1943và dạy học. Ông từng giữ các chức vụ Trưởng ty Bình dân học vụ tỉnh Phú Yên (1949và là hiệu trưởng một số trường trung học tại Phú Yên, Nha Trang cho đến khi về hưu năm 1978. Văn của ông chứa đựng sự gắn bó yêu thương con người, yêu thương quê hương, dân tộc một cách tự nhiên. Dưới ngòi bút Võ Hồng, hình ảnh quê hương, con người Việt Nam được ghi lại như những bức tranh sinh động, trung thực và đầy rung cảm. Tác phẩm của ông ghi lại khá chân thực và tinh tế cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng Nam Trung Bộ. Nhiều tác phẩm của Võ Hồng đã được trích giảng trong sách giáo khoa văn cho chương trình trung học trước năm 1975. Sau năm 1975, văn nghiệp của ông là đề tài cho nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ văn chương. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn lớn của Việt Nam. Từ năm 1956 ông sống tại Nha Trang cho đến lúc qua đời. Từ năm 2006, do tuổi cao, ông mắc bệnh nặng, phải nằm một chỗ. Đến 31 tháng 3 năm 2013, ông qua đời tại nhà riêng ở Nha Trang. *** Khi tôi bắt đầu có trí khôn thì trong những khuôn mặt người quen thuộc hoạt động lẫn lộn giữa cái thế giới âm thầm nhỏ bé của tôi, tôi nhận thấy có khuôn mặt của cô Ba Hường. Nhà cô ở sát vách nhà tôi, ngăn cách bởi một bờ thành bằng gạch cao. Dù chưa bao giờ tôi hỏi cha tôi hay một bực trưởng thượng nào, nhưng tôi chắc chắn bức thành đó là do cô bỏ tiền xây cất lấy. Một công trình kiến trúc như vậy thật lạ đối với quê tôi, một làng nghèo mà những hàng rào ngăn cách nhà nọ với nhà kia chỉ là những hàng cây chành rành. Rào qua hai mùa mưa thì cây chành rành đổi sang màu xám xỉn, buồn nản. Những kỳ mưa to gió lớn, từng mảng rào như vậy ngã qua quặt lại khiến sân nhà nào cũng như rộng thêm ra, sáng sủa hẳn lên. Một số hàng rào khác trồng bằng cây xanh: cây táo nhơn, cây keo, cây lưỡi long. Rào như thế này khỏi tốn tiền mà còn có lợi. Sang tháng Bảy, tháng Tám, để chuẩn bị đón những trận bão, nhà nào cũng lo chặt cây rào. Nhà có thang phải tuần tự cho hàng mươi nhà khác mượn, thậm chí phải cho mượn cả rựa nữa. Chen vào giữa tiếng rựa chặt chan chát, tiếng người nầy nói chuyện với người kia vang lanh lảnh giữa những chạng cây, lưng chừng mái nhà như những con chim trò chuyện. Cả xóm rộn ràng hoạt động hẳn lên.