Con Mèo Trời

Con Mèo Trời

Tác giả:
Thể Loại: Truyên Teen - Tuổi Học Trò
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Câu chuyện ngụ ngôn cảm động “Con mèo trời” đã trở thành một tác phẩm kinh điển kể từ khi được xuất bản năm 1930 và được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Người đọc sẽ không khỏi bất ngờ, khi Elizabeth Coatsworth, một tác gia phương Tây, lại có thể viết một câu chuyện cảm động mang đậm chất Á châu đến vậy. “Con mèo trời” là một tiểu thuyết của nhà văn Elizabeth Coatsworth, giành giải thưởng Newbery cho các tác phẩm thiếu nhi của Mỹ vào năm 1931. Câu chuyện xảy ra tại Nhật Bản cổ xưa, về một người họa sĩ nghèo và một chú mèo trắng…*** Elizabeth Coatsworth Sinh ngày 31 tháng Năm năm 1893 ở Buffalo, New York, Mỹ. Bà tốt nghiệp Vassar College năm 1915, sau đó hoàn thành chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Columbia năm 1916. Thuở niên thiếu và sau khi tốt nghiệp, bà đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, bà đang ở Anh; trong khoảng 1916-1918, bà đã dành 13 tháng chu du khắp châu Á. Tinh thần ham xê dịch cùng những trải nghiệm của bà ở nhiều quốc gia khác nhau đã đóng một vai trò quan trọng trong các sách và thơ của Coatsworth. Coatsworth bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1914 và có thơ được đăng trên nhiều tạp chí khác nhau. Cuốn sách đầu tay của bà, tập thơ Dấu chân cáo, được phát hành năm 1923. Năm 1927, bà xuất bản cuốn Con mèo và thuyền trưởng, cuốn sách sau đó được chỉnh sửa và tái bản năm 1974. Năm 1930, bà ra mắt cuốn Con mèo trời, câu chuyện dựa trên một truyện ngụ ngôn Nhật Bản nói về lòng từ bi của Phật dành cho tất cả các loài vật. Cuốn sách được Newbery Award năm 1931 này là minh chứng cho thấy sự ngưỡng mộ văn hóa phương Đông và tình yêu thiên nhiên của tác giả, chủ đề còn trở đi trở lại nhiều lần trong các sáng tác của bà. Năm 1955, bà nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Maine.*** Ngày xửa ngày xưa, ở nước Nhật xa xôi, trong một căn nhà nhỏ có một chàng họa sĩ nghèo ngồi mộc mình. Chàng đang đợi bữa tối. Bà lão giúp việc đã đi chợ, còn chàng thì ngồi thở dài, mơ tưởng đến những món ăn bà sẽ mang về. Bà đi đã lâu và chàng ngóng bà từng giây từng phút, tưởng bà sẽ xuất hiện ngay nơi cửa, cúi chào rồi mở chiếc giỏ nhỏ ra đế khoe với chàng bà đã khéo tiêu tiền như thế nào. Nghe tiếng chân bà, chàng bật dậy. Chàng đói mốc meo rồi! Nhưng bà vẫn nấn ná ở cửa với chiếc giỏ đậy kín. “Thôi nào,” chàng trai van vỉ, “bác mua gì thế?” Bà lão run rẩy, hai tay giữ chặt lấy chiếc giỏ. “Thưa cậu chủ,” bà lão nói, “tôi thấy nhà ta cô quạnh quá.” Khuôn mặt nhiều nếp nhăn của bà trông vừa đáng thương vừa ương bướng. “Cô quạnh ư!” chàng họa sĩ nói. “Cháu cũng nghĩ vậy! Ta chẳng có gì đãi khách thì khách nào đến nhà ta? Cháu còn quên mất cả mùi bánh gạo rồi. Lâu lắm chả được miếng nào!” Và chàng lại thở dài, bởi vì chàng thích bánh gạo nếp, và bánh xếp, rồi cả bánh thạch đậu ngọt nữa. Chàng thích được uống trà trong nhũng chiếc tách sứ tinh xảo cùng bạn bè, hay ngồi trên nệm êm, cùng đàm đạo về cành hoa anh đào đang nở trong góc phòng, trông như một nàng công chúa nhỏ nhắn. Nhưng lâu nay chẳng ai đoái hoài tới tranh của chàng. May là thỉnh thoảng vẫn còn có tép vụn mà ăn. Nếu không sớm bán được một bức tranh, thì tép vụn cũng chẳng còn. Chàng lại đưa mắt nhìn chiếc giỏ. Có lẽ bà lão đã mua đưọc một hay hai củ cải, hay một trái đào chín nẫu quá nên người ta không buồn mặc cả. “Cậu chủ,” bà lão nói khi thấy chàng nhìn chiếc giỏ, “dạo gần đây tôi thường hay bị lũ chuột phá làm mất ngủ.” Nghe vậy chàng cười phá lên. “Chuột hả?” chàng lặp lại. “Chuột sao? Bác ơi, chuột nào vào nhà nghèo như nhà ta? Đến hạt tấm cũng chả có mà ăn.”