Kamada là con gái của một kỹ nữ chuyên phục vụ cho các quý ông giàu có ở thành phố Mumbai, Ấn Độ. Kamada thích sống trong thế giới kì diệu của riêng mình, nơi mà trí tưởng tượng đã che chở cho cô khỏi thực tế cuộc sống khắc nghiệt. Cô bé đang thực hiện sứ mệnh thoát khỏi ngôi nhà của mẹ, thoát khỏi những cung đường của thành phố, nơi cô cảm thấy như tù ngục. Chỉ có những người bạn kì diệu của cô, một con vẹt tiên tri, chú vẹt đã nói cho cô biết về tương lai và gia đình của một người bạn hàng xóm, biết được về giấc mơ trốn thoát khỏi nhà và được tiếp tục học tập tại Mĩ. Vì lí do này, cô bé đã chuẩn bị một cách chu toàn cho kế hoạch của mình – học tập miệt mài cho chứng chỉ GRE, thu thập tất cả các giấy tờ cần thiết, và bắt đầu quan tâm tới vấn đề tài chính.Trong khi cô bé đang lên kế hoạch cho cuộc tẩu thoát của mình, thì thế giới của cô bị đảo lộn bởi một bí mật mà mẹ cô đã lột trần, bí mật ấy đã gây chấn động tâm lý cho cô bé tuổi mới lớn. Liệu rằng giấc mơ về tương lai đến với một vùng đất xa xôi mà cô bé đang phải đương đầu với bao gian nan để thực hiện có thể trở thành hiện thực hay không?
Tác phẩm văn học của Juliet Philip kể về cô bé Kamada sống trong hoàn cảnh tăm tối nhưng luôn tìm mọi cách để hướng tới tri thức, hạnh phúc và tương lai.
Kamada là con của một người làm gái gọi cao cấp, chuyên phục vụ các quý ông giàu có ở Mumbai, Ấn Độ. Cô không biết cha mình là ai. Kamada cảm thấy thế giới mà mẹ cô thuộc về đầy tệ nạn, dơ bẩn và luôn muốn thoát khỏi ngôi nhà của mình.
Kamada chuẩn bị kế hoạch chu đáo để rời khỏi chốn mà cô cho là tù ngục. Cô chăm chỉ học tập, thu nhận kiến thức, đạt các chứng chỉ và mong có thể đến Mỹ. Mọi việc tưởng chừng êm xuôi thì Kamada bị chấn động tâm lý bởi một bí mật mà mẹ cô đưa ra.
Vốn là cô bé lạc quan, Kamada không chìm trong tuyệt vọng. Cô bé “trốn” khỏi thực tại tàn khốc bằng trí tưởng tượng. Cô nhìn xung quanh bằng con mắt tươi sáng, thổi hồn cho những loài hoa trái trong cửa hàng ven đường, tạo âm thanh cho những ổ gà trên phố… Thế giới khắc nghiệt được cô bao phủ bởi những điều kỳ diệu. Ứng xử của Kamada thể hiện một khát vọng về cuộc sống mới, tốt đẹp.
Con gái người kỹ nữ được kể bằng lời của nhân vật xưng “tôi”. Xen vào những tình tiết kể về cuộc đời là những đoạn độc thoại nội tâm, khiến tác phẩm mang chiều sâu tâm lý.
Qua câu chuyện về Kamada, tác giả Juliet Philip phác họa một góc đời sống đương đại. Nơi thị thành Mumbai ấy không chỉ có nét văn hóa truyền thống độc đáo mà luôn ẩn chứa một thế giới với những mặt đen tối. Trong thế giới ấy, những người có cốt cách như Kamada phải đối diện với sự thật đầy bi kịch để rồi tìm mọi cách vượt thoát khỏi nơi mình đang thuộc về.
Tôi là Kamada, con gái người kỹ nữ Taras, tôi sẽ là người hùng trong chính câu chuyện kể về cuộc đời mình. Tôi sẽ có những sự lựa chọn thận trọng để viết nên số phận cho riêng mình và thoát khỏi thế giới dơ bẩn mà mẹ tôi đã sống.
Hôm nay, tôi sải bước trên con đường đông đúc, ôm khư khư trên tay một đống tài liệu quý giá, người bạn đồng hành của tôi trong suốt buổi tối, tập tài liệu này là một mớ hỗn độn về cuộc sống và cũng là những kế hoạch chạy trốn của tôi. Đống tài liệu màu xanh này còn đóng một vai trò quan trọng nữa: nó là “chiếc khiên” che ngực cho tôi.
Nếu tôi không đủ khôn ngoan để bảo vệ mình trong khi sải bước trên những đường phố đông đúc của thành phố Bombay, tôi không thể tiếp tục mơ mộng được nữa. Những sự mơ mộng cho phép tôi thoát khỏi nơi bẩn thỉu này và trôi dạt vào một thế giới khác của sự tưởng tượng và tràn đầy những niềm hi vọng. Tâm trí tôi thường hay lơ đễnh, vì vậy tôi phải luôn nhớ mang theo tập tài liệu của mình đến bất cứ đâu.
Tôi đã trải qua những năm đầu của thời niên thiếu để cố luyện cái được gọi là “nghệ thuật tự bảo vệ bản thân”, và mặc dù khả năng này của tôi đã quá đỗi “điêu luyện”, tôi vẫn miệt mài trau dồi thêm.
Đôi khi, một gã đàn ông vô tình đâm sầm vào tôi với một sự ngạc nhiên vờ vịt và một câu xin lỗi “Ồ tôi xin lỗi, thưa cô”. Động cơ của lời xin lỗi ấy được thốt lên khi tôi ném vào hắn một ánh nhìn sắc lẹm để xác định xem nó chỉ là một tai nạn hay chủ ý. Chủ yếu, tôi dựa vào trực giác và kinh nghiệm trước đây để đánh giá sự khác biệt này.
Những gã đàn ông như vậy gợi cho tôi nhớ về những người đàn ông mà tôi đặt cho họ một cái tên là “Brazilian wandering spiderat”, một loại đàn ông có đặc tính giống như những con nhện Brazil và những con chuột. Họ lẩn trốn trong những khu vực đông đúc và có đôi chút hiểu biết xã hội. Tôi phải cảnh giác vì sự tấn công của họ rất mạnh mẽ và có thể gây ra cho tôi những nỗi đau về thể xác.
Một gã thuộc vào một nhóm đàn ông khác, thể hiện ý đồ xấu xa của mình mà không màng tới những hậu quả mà họ mang lại. Khi tim tôi đang đập loạn xạ, tôi tát hắn một cái và dĩ nhiên tôi có nguy cơ bị làm nhục một lần nữa. Một vài trong số những gã đàn ông này cảm thấy phấn khích với cái tát. Một vài gã khác thì nổi điên. Tôi đặt tên cho những gã này là “Chimpigog” – thứ đàn ông có đặc tính của loài tinh tinh kết hợp với lợn và chó – nhóm đàn ông này không có khả năng kiểm soát ham muốn tình dục của mình. Họ có dáng đi khệnh khạng giống như tổ tiên tinh tinh và cũng giậm trống ngực thình thịch để “thu hút bạn tình”. Với những gã này, tất cả chỉ là sự thỏa mãn tình dục.
Một nhiễm sắc thể Y khác nữa nằm giữa hai thái cực này. Loại đàn ông này là những kẻ chuyên rình rập hay còn được gọi là “Snakepig”, một sự lai tạo đặc tính giữa những con rắn ghê tởm và những con lợn rừng bẩn thỉu. Họ lởn vởn một cách kín đáo và chờ đợi thời cơ để tấn công. Họ là một trong những loại đàn ông khiến tôi cảm thấy ghê sợ nhất.
Tập tài liệu này có nhiệm vụ trông chừng tất cả các “loại” đàn ông này. Và đây quả là một nhiệm vụ khó khăn.
Trong khi một người bình thường dành ra khoảng 47% quỹ thời gian trong ngày để mơ mộng, thì với tôi, con số này là 80%. Kinh nghiệm đã dạy tôi cách mơ mộng trong khi vẫn phải cẩn trọng với những gã đàn ông lảng vảng quanh mình, kinh nghiệm còn chỉ cho tôi cách tự bảo vệ bộ ngực chỉ khiêm tốn như hai nốt muỗi đốt trên cơ thể mình bằng tập tài liệu “quyền lực” trên tay mỗi lần tôi mơ màng trên phố đông. Tuy nhiên có vẻ hầu hết đàn ông ở đây đều coi tôi như một con mồi. Tôi tin vào điều này bởi vì thành phố Bombay chỉ có 750 nữ giới / 1000 nam giới.
Tôi không biết ai hay cơ quan nào phải chịu trách nhiệm cho việc này, nhưng tôi không thể không đổ lỗi, vì vậy tôi quy trách nhiệm cho chính phủ, cho chế độ phụ hệ, cho những gã đàn ông không sử dụng bao cao su, cho những người phụ nữ mang thai mà không màng tới trách nhiệm của tình mẫu tử. Tôi luôn luôn đổ lỗi cho mẹ tôi, người lựa chọn cách sống của một người kỹ nữ thượng lưu ở cái thành phố nhơ nhuốc này.
Mời các bạn đón đọc Con Gái Người Kỹ Nữ của tác giả Juliet Philip & Trịnh Thúy Ngàn (dịch).
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn