Cơ Thể Ta Đã Hai Triệu Năm – Giải mã các căn bệnh hiện đại

Cơ Thể Ta Đã Hai Triệu Năm – Giải mã các căn bệnh hiện đại

Tác giả:
Thể Loại: Khác
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Ngày nay, chúng ta không thể chăm sóc sức khỏe đúng cách không phải vì thiếu thông tin, ngược lại, có nhiều trường hợp do có quá nhiều thông tin mà gây hại cho sức khỏe. Chúng ta bị loạn trước vô vàn kiến thức về sức khỏe trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ: bên cạnh thông tin cho rằng vitamin c liều cao có công dụng ngăn ngừa ung thư và cảm cúm, thì cũng có thông tin cho rằng bổ sung quá nhiều vitamin c có thể gây hại cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu về sức khỏe hiện vẫn đang mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên cũng thật khó để nhanh chóng đưa ra một góc nhìn khác với những kết quả nghiên cứu trong suốt nhiều năm của các chuyên gia. Vậy rốt cuộc, chúng ta nên nghe theo ai đây? Thành thật mà nói, một bác sĩ như tôi đây cũng hoang mang chẳng khác gì bạn.

Có nhiều cách để quan sát cơ thể con người. Bất kể là quan sát theo Đông y, Tây y, Đông Tây y kết hợp hay dựa vào những phân tích khoa học chi tiết thì cũng đều mang đến nhiều góc nhìn khác nhau. Thực tế, tôi nghĩ rằng việc rút ra những kết quả nghiên cứu đa dạng về sức khỏe với nhiều góc nhìn khác nhau như vậy là cần thiết.

Trong cuốn sách này, ngoài việc đưa ra nhiều góc nhìn về sức khỏe, tôi còn xem xét vấn đề sức khỏe từ quan điểm rằng con người thay đổi, thích nghi, sống sót như thế nào là tùy theo hoàn cảnh. Với lập trường như vậy chúng ta sẽ vượt qua được cái nhìn phiến diện và có cái nhìn thực chất hơn về sủc khỏe. Quan điểm này là đúng hay sai, quan điểm kia là đúng hay sai? Chúng ta sẽ không nói như vậy nữa. Thay vào đó là góc nhìn rộng IĨ1Ở về sức khỏe của nhiều người. Hơn nữa, qua góc nhìn như vậy, tôi mong rằng bạn có thể tự mình phán đoán được những thông tin đúng đắn về sức khỏe, trang bị cho bản thân khả năng tự quyết định. Đó cũng là mục tiêu tôi hướng đến khi viết cuốn sách này.

Một dân tộc sống ở miền biển và một dân tộc sống sâu trong lục địa đương nhiên là có sự khác nhau về khẩu vị và đặc điểm cơ thể. Bản thân tôi thuở nhỏ khi ở Andong, tinh Gyeongbuk, đã có thời gian ngắn sống trong một ngôi làng hẻo lánh trên vùng núi. ở đó, khó lòng nhìn thấy bóng dáng một con cá. Ở thời mà kỹ thuật giữ đông lạnh chưa phát triển, chuyện đưa cá vào tận sâu trong lục địa là hết sức khó khăn. Nhưng trong quá trình tìm phương pháp mang cá thu tươi vào sâu trong đất liền của tỉnh Gyeongsang, người ta đã tìm ra cách ướp muối để cá không bị hỏng. Lúc này, ngưòi ướp cần phải có kinh nghiệm dùng lượng muối thích hợp sao cho cá vừa không bị ươn mà lại vừa không bị mặn quá. Cá thu ướp muối của Andong đã trở nên nổi tiếng như vậy đấy.

Có thể bạn thích sách  Đối Thoại Với Tương Lai

Trong hàng trăm năm qua, có những người ăn và thích nghi với muối và cũng có nhiều người không thích nghi được. Cơ thể con người phải thích nghi với địa hình và môi trường họ đang sinh sống thì mới có thể tồn tại được. Các nhà khoa học gọi điều này là thích nghi y học, phương Tây gọi điều này là “Thuyết tiến hóa” hay “Thuyết Darwin”.

Tôi không muốn phân tích khía cạnh tôn giáo cùa thuyết tiến hóa. Trong thuyết tiến hóa, điều quan trọng không phải là sự sáng tạo hay sự tiến hóa, mà là khía cạnh con ngưòi đã thích nghi, tồn tại và sống sót như thế nào trong mồi trường sống. Xét trên góc độ đó, việc áp dụng cùng một cách chăm sóc sức khỏe đối với những cơ thể có sự thích nghi khác nhau là vô cùng sai lầm.

Tôi sẽ đưa ra một vi dụ như thế này. Tại những vùng càng gần với Bắc cực hoặc Nam cực, nhiệt độ càng giảm. Khi đó, cơ thể chúng ta, đặc biệt là phổi, bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu khống tìm cách thích nghi để bảo vệ phổi trước cái lạnh giá buốt của mùa đông, những con người nơi đây không thể nào sống sót được, Họ thích nghi bằng cách sưởi ấm không khí bên ngoài trước khi không khi đó vào phổi, nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương của các tế bào phổi. Muốn vậy, họ phải kéo dài đường đi của không khí để làm ấm luồng không khí đó. Lỗ mũi của họ nhỏ và cao. Và mũi càng dài thì càng dễ làm ấm không khí. Chính vi vậy, người dân ở phía bắc châu Âu có mũi cao và dài. Ngược lại, ở khu vực Đông Nam Á, nơi thời tiết nóng nực, người dân không cần phải làm ấm không khí trước khi hít vào phổi. Vì vậy, lỗ mũi của họ to và rộng, khoang mũi cũng ngắn hơn. Nói cách khác, cơ thể mỗi người cỏ thể tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh sống. Điều này đã được chứng minh từ lâu.

Sâu bướm và bướm có gien di truyền hoàn toàn giống nhau nhưng cùng một gien như vậy ở môi trường này thì là dạng sâu, ở môi trường khác lại là dạng bướm. Nòng nọc và ếch cũng có cùng gien di truyền. Khi trưởng thành, con nòng nọc khởi động gien của nó để mất đuôi và trở thành hình dáng của con ếch. Có cùng bộ gien di truyền, nhưng tùy vào tình trạng bật tắt của gien mà hình dạng bên ngoài có thể biến đổi hoàn toàn khác.

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng cần phải để ý đến ảnh hưởng của sự khởi động gien. Trong thực phẩm có nhiều thành pầần có tác dụng này. VI dụ, natri tạo butyric có trong thành phần của pho-mát, sulforaphane có trong hoa súp lơ, diallyl có trong tỏi,… là những chất đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự khởi động gien. Khi chúng ta ãn những thức ăn này, đầu tiên các vi khuẩn trong đại tràng sẽ phân giải thức ăn. Qua quá trình đó, thành phần butyric được tạo ra. Nhờ butyric này mà gien ức chế ung thư trở nên mạnh hơn.

Có thể bạn thích sách  Asean Trong Chiến Lược Nước Lớn

Theo đó, các tế bào đại tràng giảm thiểu nguy cơ bị biến thành các tế bào ung thư.

Ở Iceland, chứng mạch máu dạng bột (amyloid angiopathy) là một bệnh di truyền hiếm gặp. Những đứa trẻ mắc bệnh này dễ bị chết sớm do tai biến mạch máu não. Điều kỳ lạ là theo những ghi chép từ quá khứ để lại thì vào năm 1800, đã từng có người mắc chứng bệnh này sống đến 60 tuổi. Ấy vậy mà bước sang thế kỷ 20, người bị mắc bệnh này lại sống không quá 30 tuổi. Lý do là gì? Theo nghiên cứu của trường Đại học Cambridge, nó có liên quan đến thói quen ăn uống. Những người dân xưa kia vốn có thói quen ẩm thực truyền thống như ăn cá khô, ngày nay bắt đầu ăn các món hiện đại của thế kỷ 20 và tuổi thọ của họ ngắn đi. Người thời xưa dù mắc bệnh di truyền nhưng do ăn cá khô và đồ lên men nên gien gây bệnh đường máu (vascular disease) và bệnh tai biến mạch máu não bị tắt và đến 60 tuổi thì họ mới phát bệnh. Nhưng từ khi thay đổi thói quen ăn uống thì công tắc gien này bị bật lên.

ở loài ong cũng có hiện tượng tương tự. Thực tế, ong thợ và ong chúa có cùng một bộ gien di truyền. Có nghiên cứu cho rằng khi ong thợ ăn sữa ong chúa, nó sẽ trở thành ong chúa. Theo công trình nghiên cứu của một giáo sư ở trường Đại học Quốc gia úc, những ấu trùng ong mật có gien đột biến Dnmt3. Nếu gien đột biến này lặn, chúng sê trở thành ong chúa. Vậy có thể kết luận rằng sữa ong chúa có ảnh hưởng đến sự khởi động gien của loài ong.

Xét trên góc độ đỏ, những thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hay thối quen sinh hoạt của chúng ta có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh tật và các chức năng của cd thể thông qua khả năng điều chỉnh sự khởi động của các gien.

Rất nhiều loài động tầực vật đã tìm cách thích nghi để sống sót. Nếu không có sự đấu tranh sinh tồn đó, có lẽ các loài động thực vật này đã không thể tồn tại đến ngày nay. Nếu chúng ta xem nhẹ quá trình thích nghi này và chỉ chữa trị khi đã mắc bệnh rồi thì khó lòng khắc phục được triệt để. Sự tiến bộ của y học là đưa ra liệu pháp chữa trị khác nhau đối với những người cùng mắc bệnh cảm cúm nhưng có gien di truyền khác nhau: một người có gien di truyền thích nghi ở vùng khí hậu lạnh, một người có gien di truyền thích nghi ở vùng khí hậu nống.

Có thể bạn thích sách  20 Bài Luyện Ngón Guitar Calssic

Trong cuốn sách này, tôi tập trung vào những vấn đề về thể chất, loại gien di truyền của mỗi người và việc chăm sóc sức khỏe phù hợp. Tôi không khẳng định rằng tất cả những điều mình viết đều đúng, cũng không phủ định hoàn toàn những quan điểm theo hướng khác. Có chăng, tôi chi muốn nhấn mạnh rằng khi quan sát cơ thể mình, chúng ta cần cân nhắc đến môi trường sinh hoạt và phương thức sinh tồn.

Nếu vi khuẩn xâm nhập cơ thể và gây nên các triệu chứng viêm nhiễm thì đương nhiên chúng ta cần sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, ít nhất một lần, chúng ta cần đặt câu hỏi nghi vấn mang tính bản chất. Rốt cuộc thì tại sao cơ thể chúng ta bị vi khuẩn vượt qua hệ thống bảo vệ và gây nên các chứng bệnh viêm nhiễm? Chúng ta cần đi đến tận cùng của vấn đề này.

Khi ăn phải thức ăn bị ôi thiu, chúng ta nôn ra hoặc bị đau bụng đi ngoài. Đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Khi bị chất độc xâm nhập, cơ thể nhanh chóng loại bỏ chất độc đó qua đường miệng (nôn) hoặc bằng cách đi đại tiện. Giả sử chất độc vào trong cơ thể mà chúng ta không nôn hoặc không đại tiện ra bên ngoài thì không thể nào loại bỏ hết được chất độc. Những người loại bỏ được các chất độc lạ là những người nhanh chóng tìm cách thải trừ chúng ra ngoài cơ thể. Do đó, chúng ta cần phải xem xét khía cạnh sử dụng hiện tượng bị tiêu chảy như một cách để thích nghi với bệnh tật. Vì vậy khi bị tiêu chảy, nếu chúng ta dùng thuốc một cách bừa bãi thì sẽ nảy sinh vấn đề. Tất nhiên là nếu bị tiêu chảy nghiêm trọng thì cần uống thuốc và bù nước.

Bắt đầu từ trang tiếp sau đây, tôi sẽ giới thiệu về việc áp dụng các tiến bộ của y học vào nhiều chủ đề đa dạng. Tôi mong rằng cuốn sách này sẽ không góp phần làm tăng thêm sự hoang mang mà bạn đang phải đối mặt trước biển thông tin kiến thức về sức khỏe.

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com