Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kĩ thuật đòi hỏi sự phát triển tương ứng của nền giáo dục. Ngay ở các nước đã phát triển, việc cải cách giáo dục cũng vẫn luôn luôn được quan tâm để cho sự nghiệp giáo dục thích ứng tốt hơn với sự phát triển của xã hội và có hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao.
Tù mấy năm nay nước ta cũng đang thực hiện công cuộc cải cách giáo dục.
Trong cải cách giáo dục nói chung và cải cách giáo dục ở bậc đại học nói riêng, một trong các mục tiêu được đặt ra là hoà nhập hệ thống giáo dục đại học của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những yếu tố tạo nên sự hoà nhập này có lẽ quan trọng hơn cả là sự tương đồng về kiến thức, nghĩa là một sinh viên tốt nghiệp một ngành nghề nào đó của một trường đại học nước ta phải được trang bị một khối lượng kiến thức, một khả năng thực hành, một tầm tri thức tương đương với một sinh viên cùng ngành nghề ở các trường đại học của các nước khác.
Để đạt được mục tiêu này việc đầu tiên phải làm là cải tiền nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy. Giáo trình CƠ SỞ LÍ THUYẾT CÁC QUÁ TRÌNH HOÁ HỌC được viết theo tinh thần đó. Nó được dùng chủ yếu cho sinh viên khoa Hoá các trường Đại học Tổng hợp, tuy nhiên nó cũng có thể dùng cho sinh viên của các trường Đại học khác như Sư phạm, Bách khoa, Dược khoa v.v… cũng như cho giáo viên Hoa của các trường Phổ thông trung học và nhiều đối tượng khác.
Giáo trình này được viết theo chương trình cải cách đã được Hội đồng khoa học khoa Hoá trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thông qua.
Khi viết giáo trình này tác giả đã tham khảo tài liệu của nhiều nước, trong đó có những tài liệu xuất bản gần đây nhất. Tác giả đã cố gắng trình bày tất cả các vấn đề một cách hệ thống, chặt chẽ, có tính định lượng ở mức độ của “Hoá lí – Phần một trong hệ thống chương trình của các môn Hoá ở khoa Hoá trường Đại học Tổng hợp. Trong mỗi chương đều có các ví dụ áp dụng, và cuối mỗi chương đều có các bài tập với mức độ khác nhau để sinh viên có dịp vận dụng các kiến thức đã học và có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo của mình.
Dù đã hết súc cố gắng, tác giả tin rằng cuốn sách vẫn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phê bình của đồng nghiệp và bạn đọc.
Cuối cùng tác giả chân thành cám ơn PGS. PTS. Vũ Ngọc Ban, PGS. Hoàng Nhằm, PGS. PTS. Lê Chí Kiên, GS. PTS. Trần Văn Nhân, PTS. Nguyễn Việt Huyền đã đọc và cho những nhận xét quý báu về nội dung cuốn sách.
Tác giả cũng cảm on PTS. Triệu Thị Nguyệt đã kiểm tra bản thảo lần cuối và giúp sửa chữa nhiều lỗi kĩ thuật.